Từ đậu là từ đồng âm hay nhiều nghĩa

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Bài 1:                Xếp các từ sau thành 3 nhóm rồi đặt tên cho mỗi nhóm:

Bao la,nhỏ nhắn,ốn ào,mênh mông,bé bỏng,ầm ĩ,thênh thang,tí xíu,ầm ầm,bát ngát.

Bài 2:Gạch dưới các từ có vỏ âm thanh giống nhau và cho biết dòng nào là các từ đồng âm,dòng nào chỉ là từ nhiều nghĩa:

a.đậu tương-đất lành chim đậu-thi đậu

b.cam ngọt-nói ngọt-rét ngọt

c.cứng như thép-học lực cứng-lí lẽ rất cứng-tay tê cứng

d.bò kéo xe-cua bò lổm ngổm-2 bò gạo

e.sợi chỉ-chiếu chỉ-chỉ đường-một chỉ vàng

                                        Ai nhanh và đúng nhất mình cho 5 tick nha!

Từ đậu là từ đồng âm hay nhiều nghĩa

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thường gây lúng túng cho học sinh vì hình thức viết lẫn cách đọc đều giống nhau. Sau đây cô Thu Hoa sẽ hướng dẫn cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 

           

             Bài giảng Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm – cô Thu Hoa – HOCMAI

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là những nội dung kiến thức quan trọng trong phần luyện từ và câu – Tiếng Việt 5. Tuy nhiên, vì sự tương đồng ở nhiều mặt của hai loại từ này nên học sinh thường xuyên nhầm lẫn thậm chí ở cả đối tượng giỏi/chuyên văn. Để giải đáp các khó khăn liên quan nội dung từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cô Trần Thu Hoa – giáo viên Tiếng ViệtHệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra phương pháp giải quyết các bài tập này.

Một số lý do khiến bài tập về phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa trở nên khó khăn với học sinh

Sở dĩ học sinh dễ nhầm lẫn giữa hai loại từ này vì ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều đặc điểm và hình thức giống hệt nhau từ cách đọc đến cách viết.

Thứ hai, học sinh còn chưa hiểu và chưa biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Thứ ba, ở chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh nắm rõ bản chất và biết cách phân biệt.

Cùng cô Thu Hoa giải quyết các khúc mắc về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trước tiên, ta cùng đến với khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ).

“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.

Cô Thu Hoa chia sẻ: “Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản”. Vậy khác biệt ở đây là gì? Cô Hoa đã tổng hợp thành ba lưu ý chính như sau:

Đối với từ đồng âm

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

Đối với từ nhiều nghĩa

1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

Từ đậu là từ đồng âm hay nhiều nghĩa

Đối với khối lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, luyện tập đặt câu với từ nhiều nghĩa và từ đồng âm để phân biệt chính xác.

Từ đồng âm bà từ nhiều nghĩa thường khiến cho các bạn học sinh bị lúng túng trong cách dùng câu vì sự giống nhau về nhiều mặt. Đặc biệt là khi đọc và viết.

Nằm trong khung kiến thức quan trọng trong phần Luyện từ và câu – Tiếng Việt 4, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa được các thầy/ cô chú trọng giảng dạy bởi sự giống nhau giữa hai loại từ trên khiến cho các bạn học sinh gặp nhiều khó khăn khi làm bài tập. Để phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cha mẹ và các bạn học sinh hãy cùng lắng nghe bài giảng của cô Trần Thu Hoa với chuyên đề: Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhé.

I.Khái niệm

Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau).

Ví dụ:

                            Đường này thật rộng!

Chúng ta nên pha thêm đường.

– Từ nhiều nghĩa là Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế
Ví dụ: Với từ “Ăn’’:

Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

Từ đậu là từ đồng âm hay nhiều nghĩa
             Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bài giảng của cô Trần Thu Hoa

Cha mẹ tham khảo toàn bộ link video tại đây:

https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/65930/luyen-tu-va-cau-tu-dong-am-tu-nhieu-nghia.html

II.Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

  • Đều có hình thức âm thanh giống nhau ( đọc và viết).
  • Từ đồng âm là từ cùng âm thanh những nghĩa khác nhau

Ví dụ:

Cô ấy được điểm chín ( chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín ( chín: lúa đến lúc thu hoạch).

Cha mẹ tham khảo toàn bộ link video tại đây:

  • Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển

Ví dụ:

Cánh đồng bát ngát lúa chín ( nghĩa gốc).

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói ( chín: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).\

III. Một số mẹo phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

  • Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Tôi có một cái cày ( cày: danh từ).

Bố tôi đang cày ngoài ruộng ( cày: động từ).

  • Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Ví dụ:

Ông em bị đau chân ( chân: bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật).

Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ xinh ( chân: chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất ).

  • Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác

Ví dụ: Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói.

Hãy nghĩ cho kỹ rồi mới nói.

( Có thể thay thế được bằng các từ khác bởi trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các từ còn lại đều là nghĩa chuyển.)

  • Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển

(Không thể thay thế bởi các từ khác vì trong từ đồng âm các từ đều là nghĩa gốc.)

Trên đây là những chia sẻ của Hocmai.vn Tiểu học về  cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong chương trình học của các bạn học sinh. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức quý báu, giúp các bạn học sinh nhận biết và áp dụng tốt trong các bài tập tiếng Việt.

Để con học tập và ôn luyện tốt hơn, cha mẹ hãy tham khảo Chương trình Học Tốt của Hocmai.vn Tiểu học giúp con có phương pháp học tập phù hợp và mang lại thành tích cao trong học tập.

Từ đậu là từ đồng âm hay nhiều nghĩa