Tự tiêm thuốc kích trứng tại nhà

Với sự tiến bộ của y học, hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản khác nhau, trong đó tiêm kích trứng là một trong những bước quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm (IVF) hoặc thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Vậy cần lưu ý gì khi tiêm thuốc kích thích buồng trứng?

Tự tiêm thuốc kích trứng tại nhà

Đây là bước quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm (IVF)

Bình thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ chỉ có một nang noãn trong buồng trứng phát triển và rụng xuống, nếu gặp được tinh trùng sẽ kết hợp và hình thành một phôi thai. Khả năng một phôi thai có thể làm tổ và tiếp tục phát triển vào khoảng 5 – 20%, tùy vào độ tuổi của phụ nữ. Các nang còn lại bị thoái hóa, còn noãn trưởng thành sẽ được phóng thích vào vòi trứng. Do đó, để có thể tăng tỷ lệ thành công trong điều trị vô sinh hiếm muộn đòi hỏi phải thu hoạch được nhiều nang noãn hơn. (1)

Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết, có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.

Hiện thuốc kích thích buồng trứng có 2 dạng: dạng uống hoặc dạng tiêm. Tùy vào bệnh lý cụ thể và phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.

Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng. (2)

Tự tiêm thuốc kích trứng tại nhà

Tiêm thuốc kích trứng cần được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.

Thông thường phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp vợ chồng đã kết hôn được 1 – 2 năm, không sử dụng bất cứ biện pháp nào nhưng vẫn không có thai, hoặc các trường hợp vô sinh do hiện tượng rối loạn phóng noãn, không phóng được noãn, hội chứng đa nang buồng trứng, hoặc người bệnh đang tham gia thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh ống nghiệm (IVF). Bên cạnh đó, một số trường hợp tiêm thuốc kích trứng liều thấp nhằm mục đích tăng khả năng có thai tự nhiên.

Các thống kê trên toàn thế giới cho thấy, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng tăng cao. Ước tính, trung bình cứ 6 – 7 cặp vợ chồng sẽ có ít nhất một cặp bị hiếm muộn. Tại Việt Nam, tình trạng hiếm muộn thường do các rối loạn dẫn trứng, tắc ống dẫn trứng (ở người vợ) hoặc bất thường ở tinh trùng (ở người chồng). Do đó, đây được xem là phương pháp tăng cơ hội thụ thai thành công đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Sau bước thăm khám và tiến hành các xét nghiệm ban đầu cần thiết, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân, từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.

Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.

Tự tiêm thuốc kích trứng tại nhà

Quy trình tiêm thuốc kích trứng thường bắt đầu vào ngày 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

Kích trứng là một khái niệm không còn xa lạ đối với những cặp vợ chồng không may rơi vào tình cảnh hiếm muộn. Đây được xem là bước khởi đầu quan trọng, bổ trợ cho các phương pháp hỗ trợ sinh sản về sau, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để giúp người phụ nữ có đủ trứng/nang noãn để tạo phôi, hoặc để sẵn sàng đón nhận tinh trùng trong thụ tinh nhân tạo (IUI). (3)

Do đó, để quá trình điều trị đạt tỷ lệ thành công cao, ngay từ bước kích thích buồng trứng, bệnh nhân cần sinh hoạt điều độ, sử dụng thuốc đúng theo phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.

Kích thích buồng trứng trong thụ tinh nhân tạo (IUI) nhằm mục đích tạo ra 2 – 3 nang noãn trưởng thành, kích thích phóng noãn để tăng khả năng có thai.

IUI được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Bất thường phóng tinh;
  • Tinh trùng yếu;
  • Các vấn đề ở cổ tử cung;
  • Lạc nội mạc tử cung nhẹ và vừa;
  • Rối loạn phóng noãn;
  • Phối hợp những bất thường trên;
  • Bơm tinh trùng người cho trong trường hợp chồng không có tinh trùng;
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân.

Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là một kỹ thuật phức tạp, tốn nhiều chi phí thực hiện. Do đó, để tăng cơ hội thành công, bệnh nhân thường được kích thích buồng trứng để thu được khoảng 8 – 10 trứng đạt chất lượng tốt.

IVF được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Tinh trùng người chồng yếu nặng;
  • Bất sản ống dẫn tinh;
  • Xin tinh trùng do người chồng không có tinh trùng;
  • Yếu tố tai vòi;
  • Người vợ lớn tuổi;
  • Giảm dự trữ buồng trứng;
  • Xin trứng do người vợ suy buồng trứng sớm;
  • Đã bơm tinh trùng nhưng thất bại nhiều lần.

Kỹ thuật tiêm thuốc kích thích buồng trứng sẽ được bắt đầu từ ngày 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài khoảng 10 – 12 ngày tùy mỗi bệnh nhân. Vào khoảng ngày thứ 13 chu kỳ kinh, bệnh nhân được hẹn để chọc trứng. Trong suốt 2 tuần thực hiện, bệnh nhân được hẹn thăm khám (siêu âm, xét nghiệm, khám tiền mê) vào các ngày thứ 6 – ngày thứ 8 – ngày thứ 10 dùng thuốc để bác sĩ tiếp tục theo dõi sự phát triển của các nang trứng.

Khi nang trứng phát triển đến mức độ phù hợp, đồng thời niêm mạc tử cung cũng dày đến mức độ thích hợp, bệnh nhân sẽ được thông báo để quan hệ tự nhiên hoặc tiến hành IUI hay IVF.

Tự tiêm thuốc kích trứng tại nhà

Sau kích trứng bệnh nhân cần tái khám thường xuyên để theo dõi sự phát triển của nang trứng

Kích thích buồng trứng sẽ làm cho hai buồng trứng to hơn, gây cảm giác trì nặng ở vùng bụng dưới hai bầu ngực căng tức và có thể gây buồn nôn. Tuy nhiên, những cảm giác này sẽ chỉ xảy ra vào 2 – 3 ngày cuối của quá trình kích trứng, sau đó sẽ nhanh chóng mất đi sau chọc hút trứng. Khi xuất hiện những triệu chứng này, bệnh nhân không cần lo lắng vì đó chỉ là tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ sẽ dễ dàng vượt qua những triệu chứng khó chịu kể trên. (4)

Ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kỹ lưỡng nên sử dụng loại thuốc tiêm kích trứng nào, liều lượng bao nhiêu để phù hợp. Đối với phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhờ có thuốc kích trứng mà khả năng mang thai của bệnh nhân sẽ cao hơn. Tuy nhiên, kèm theo đó là nguy cơ đa thai rất lớn, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Còn trong thụ tinh ống nghiệm, biến chứng nguy hiểm có thể kể đến là quá kích buồng trứng.

Bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ điều trị nếu gặp những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm thuốc, gồm:

  • Đau bụng lâm râm hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới;
  • Căng tức bụng quá mức;
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều;
  • Tiêu chảy;
  • Khó thở, tụt huyết áp, nhịp tim đập nhanh;
  • Tăng cân nhẹ hoặc tăng cân nhanh chóng trong một vài ngày sau tiêm thuốc.

Tự tiêm thuốc kích trứng tại nhà

Khi có các triệu chứng đau lâm râm, đau quặn bụng dưới, buồn nôn… bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời

Nếu có các triệu chứng quá kích buồng trứng, bệnh nhân cần nhập viện khám lâm sàng, siêu âm bụng, xét nghiệm máu để xác định chính xác bệnh nhân đã điều trị tiêm kích trứng bị quá kích hay do một bệnh lý khác. Tùy theo mức độ nhẹ đến nặng mà các bác sĩ sẽ cân nhắc các hướng điều trị uống thuốc chống nôn, kiểm tra qua siêu âm thường xuyên, tránh nguy cơ tràn dịch.

Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, bệnh tim mạch hoặc bất kỳ bệnh mãn tính nào khác như cường giáp, đái tháo đường, suy gan, suy thận… muốn sinh con bằng phương pháp IUI hay IVF cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đảm bảo tình trạng bệnh lý hiện tại được kiểm soát tốt nhất, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sức khỏe để mang thai. Với bệnh nhân ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư phụ thuộc nội tiết estrogen như ung thư vú, cần ưu tiên điều trị ung thư và có thể áp dụng các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản như trữ lạnh trứng, phôi, tinh trùng để sau khi điều trị ung thư ổn định có thể tiến hành điều trị hiếm muộn.

  • Sau tiêm kích trứng bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt, đi làm bình thường. Tuy nhiên, nên đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, không tập luyện thể dục thể thao quá sức.
  • Hạn chế quan hệ vợ chồng với tần suất cao, tránh hoạt động tình dục quá mạnh để tránh nguy cơ bị xoắn buồng trứng, vỡ nang buồng trứng.
  • Uống nhiều nước, cố gắng uống ít nhất 1.5l nước mỗi ngày để đảm bảo có một sức khỏe tốt.
  • Ăn cá, trứng, thịt bò, quả mọng, rau màu xanh đậm, uống sữa và các món từ đậu nành, các loại hạt, quả bơ… để tốt cho buồng trứng.
  • Lựa chọn thực phẩm sạch và được trồng tự nhiên, đúng mùa, không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu… giúp cơ thể tránh những rủi ro bị tác động xấu bởi các hóa chất này.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm đồ uống chứa caffein, các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, các loại nước ngọt có ga… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng trứng.

Bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, nhập viện kiểm tra ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Việc thăm khám vừa để theo dõi tình trạng đáp ứng thuốc sau kích trứng, đồng thời có thể thay đổi phác đồ điều trị khi cần.

Tự tiêm thuốc kích trứng tại nhà

Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để theo dõi sự đáp ứng thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị khi cần

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO 5 nghiêm ngặt… triển khai đa dạng tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay, hiện thực hóa ước mơ bồng bế con yêu “chính chủ” của hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.Để được tư vấn và hướng dẫn các bước chuẩn bị cho quá trình điều trị hiếm muộn với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:

Tiêm kích trứng là một trong những bước quan trọng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Thuốc kích trứng tương tự như một kháng nguyên lạ đối với cơ thể, tùy theo cơ chế bảo vệ của cơ thể mà sau tiêm thuốc kích trứng sẽ có những phản ứng nhất định. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi sát sao và can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.