Tuyển sinh Trường quốc tế -- đại học Quốc gia Hà Nội 2022

3 phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu vào ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2022.

ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh trên cả nước và quốc tế với 3 phương thức tuyển sinh, cụ thể:

- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;

- Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường;

- Xét tuyển theo các phương thức khác gồm: Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực [ĐGNL] do ĐHQGHN tổ chức năm 2022, các chứng chỉ quốc tế [SAT, A-Level, ACT, IELTS hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương - có trong danh mục quy định của ĐHQGHN];

Xét hồ sơ năng lực [kết quả học tập bậc THPT, phỏng vấn, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc thí sinh có bằng tú tài quốc tế] đối với một số đơn vị đào tạo đặc thù có hợp tác quốc tế và/hoặc chương trình dạy bằng tiếng Anh;

Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT.

Xét tuyển đợt bổ sung [nếu còn chỉ tiêu]

Xét tuyển như Đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng được công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo [nếu có].

Đối với các chương trình đào tạo [CTĐT] Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành/CTĐT.

Sau khi trúng tuyển vào các đơn vị đào tạo, thí sinh có nguyện vọng theo học các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT tương ứng kể trên theo tổ hợp xét tuyển tương ứng và phải đảm bảo điều kiện ngoại ngữ đầu vào [kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt tối thiểu 6.0 điểm [theo thang điểm 10] hoặc kết quả học tập từng kỳ [6 học kỳ] môn Ngoại ngữ bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành].

Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT này do các HĐTS quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT chuẩn tương ứng.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 là 13.150 chỉ tiêu, cụ thể như sau:

- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: 1.650 chỉ tiêu

- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: 1.680 chỉ tiêu

- Trường ĐH Ngoại ngữ: 1.600 chỉ tiêu

- Trường ĐH Công nghệ: 1.680 chỉ tiêu

- Trường ĐH Kinh tế: 1.800 chỉ tiêu

- Trường ĐH Giáo dục: 1.000 chỉ tiêu

- Trường ĐH Việt Nhật: 260 chỉ tiêu

- Trường ĐH Y Dược: 550 chỉ tiêu

Các trường, khoa trực thuộc:

- Trường Quốc tế: 1400 chỉ tiêu

- Trường Quản trị và Kinh doanh: 380 chỉ tiêu

- Khoa Luật: 750 chỉ tiêu

- Khoa Các Khoa học liên ngành: 400 chỉ tiêu

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội lên tới 1.400 chỉ tiêu theo 4 nhóm phương thức, tăng mạnh so với 850 chỉ tiêu năm 2021.

Chỉ tiêu từng ngành cụ thể như sau:

TT Tên ngành Mã ngành Chỉ tiêu 2022 Chỉ tiêu 2021 Điểm trúng tuyển 2021 [theo điểm thi THPT]
1 Kinh doanh quốc tế QHQ01 220 220 26.2
2 Kế toán, Phân tích và Kiểm toán QHQ02 150 150 25.5
3 Hệ thống thông tin quản lý QHQ03 100 100 24.8
4 Tin học và Kỹ thuật máy tính QHQ04 90 100 24
5 Phân tích dữ liệu kinh doanh QHQ05 110 80 25
6 Quản lý [Song bằng VNU-Keuka, Hoa Kỳ] QHQ07 60 40 23.5
7 Marketing [Song bằng VNU-HELP, Malaysia] QHQ06 70 60 25.3
8 Tự động hóa và Tin học QHQ08 100 50 22
9 Ngôn ngữ Anh QHQ09 100 50 25
10 Công nghệ thông tin ứng dụng QHQ10 180 Ngành mới tuyển sinh 2022
11 Công nghệ tài chính và Kinh doanh số QHQ11 150
12 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics QHQ12 70

Năm 2022, Trường Quốc tế sẽ tuyển sinh 12 chương trình đào tạo chính quy chất lượng cao, trong đó có 3 ngành mới mở tập trung vào lĩnh vực công nghệ: Công nghệ thông tin ứng dụng, Công nghệ tài chính và Kinh doanh số, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics. Dự kiến, sinh viên các ngành QHQ08, QHQ09, QHQ10, QHQ11, QHQ12 sẽ học tập 2 năm đầu tại cơ sở mới tại Hoà Lạc – Hà Nội.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 là 1.400 chỉ tiêu, chưa bao gồm chỉ tiêu tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo quốc tế [xét tuyển bằng học bạ, nhận hồ sơ xét tuyển trực tiếp về Trường Quốc tế]:

Quản lý [Chuyên sâu Marketing và Khởi nghiệp] – ĐH Keuka [Hoa Kỳ] cấp bằng

Kế toán và Tài Chính – ĐH East London [Vương quốc Anh] cấp bằng

Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch – ĐH Troy [Hoa Kỳ] cấp bằng

Trường xây dựng 4 nhóm phương thức xét tuyển và điều chỉnh nâng 1 số điều kiện xét tuyển phụ nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, trong đó:

Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi TN THPT năm 2022 [55% chỉ tiêu]

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực [HSA] do ĐHQGHN tổ chức [20% chỉ tiêu]

Phương thức 3: Xét tuyển thẳngưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT và quy định của ĐHQGHN [2% chỉ tiêu]

Phương thức 4: Xét tuyển theo phương thức khác [23% chỉ tiêu] bao gồm: xét tuyển theo kết quả các loại chứng chỉ quốc tế như A-Level, SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT, bằng Tú tài quốc tế [International Baccalaureate] và kết quả thi Đánh giá tư duy của ĐHQGHN

Xem Phương án tuyển sinh chi tiết tại ĐÂY

Phụ huynh và học sinh quan tâm đến các chương trình đào tạo tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN có thể liên hệ: 024 3555 3555 | 0983 372 988 | 0379 884 488 | 0989 106 633 hoặc trực tiếp Inbox Fanpage Trường Quốc tế hoặc qua Website: //student.isvnu.vn/home/admission | hoặc Email:

Phạm vi tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] trên toàn quốc.

Về phương thức tuyển sinh đối với xét tuyển đợt 1 gồm:

Phương thức 1: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN.

Phương thức 2: xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường.

Phương thức 3: xét tuyển theo các phương thức khác:

Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực [ĐGNL] do ĐHQGHN tổ chức năm 2022, các chứng chỉ quốc tế [SAT, A-Level, ACT, IELTS hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương – có trong danh mục quy định của ĐHQGHN].

Xét hồ sơ năng lực [kết quả học tập bậc THPT, phỏng vấn, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc thí sinh có bằng tú tài quốc tế] đối với một số đơn vị đào tạo đặc thù có hợp tác quốc tế và/hoặc chương trình dạy bằng tiếng Anh.

Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT.

Xét tuyển đợt bổ sung [nếu còn chỉ tiêu] sẽ xét tuyển như đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng được công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo.

Đối với các chương trình đào tạo [CTĐT] Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao: xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành/CTĐT [được công bố chi tiết trong Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 của đơn vị]. Sau khi trúng tuyển vào các đơn vị đào tạo, thí sinh có nguyện vọng theo học các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT tương ứng kể trên theo tổ hợp xét tuyển tương ứng; phải đảm bảo điều kiện ngoại ngữ đầu vào [kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt tối thiểu 6.0 điểm [theo thang điểm 10] hoặc kết quả học tập từng kỳ [6 học kỳ] môn Ngoại ngữ bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành].

Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT này do các Hội đồng tuyển sinh quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT chuẩn tương ứng.

Chỉ tiêu cụ thể từng đơn vị như sau:

Video liên quan

Chủ Đề