Vải ngâm bao lâu thì uống được

Bài viết chia sẻ những cách đơn giản để bạn có thể làm những bình nước vải ngâm đường ngon, sạch, chất lượng  ngay tại nhà của mình

Vải thiều là loại trái cây có chứa nhiều dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, quả vải lại là một loại trái cây có tính chất mùa vụ [kéo dài khoảng 1 tháng] và có thời hạn sử dụng ngắn [thường là 1 tuần trong ngăn mát tủ lạnh].

Là sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, trái vải tươi được các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng, các hộ nông dân canh tác vải đã nghiên cứu các phương thức mới để có thể bảo quản trái vải được lâu hơn, làm giảm thiểu tính mùa vụ của sản phẩm

Hiện tại, có 3 cách thức chính để có thể bảo quản trái vải tươi đó là: Để vải trong ngăn cấp đông, làm trái vải sấy khô, làm nước vải ngâm đường,… Với sự nổi bật về giá cả, về sự tiện dụng, trong một vài năm trở lại đây, vải thiều đóng hộp thì được được sử dụng nhiều trong cuộc sống của người tiêu dùng

Hiện nay, nguồn cung cấp nước vải đóng hộp chủ yếu đến từ các công ty Thái Lan và các cơ sở sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các loại nước vải đóng hộp này có giá bán khá cao và không dễ để có thể mua được tại chợ hay các siêu thị mini. Để tiết kiệm chi phí, thời gian, nhiều người lựa chọn cách làm nước vải đóng hộp ngay tại nhà

Vậy làm nước vải ngâm đường, nước vải đóng hộp tại nhà như thế nào, cần phải chú ý điều gì? Bài viết dưới đây của Mai’Store sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình

Cách làm vải ngâm đường

Lựa chọn vải thiều

Sơ chế quả vải tươi

Làm nước đường

Lựa chọn vải thiều

Lựa chọn quả vải thiều của Bắc Giang, trái vải tròn đều, cùi mọng nước, vị ngọt vừa, hạt nhỏ. Số lượng vải tươi cần dùng là 2kg

Sơ chế vải

Sau khi đã lựa chọn được những trái vải thiều ưng ý, bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là sơ chế vải thiều. Bước này khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của người làm

Cách làm: Dùng kéo cắt sát cuống quả vải, bỏ cành rồi đem rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước

Cách sơ chế cùi vải

Ngâm nước muối với tỷ lệ 1:3 [1 muối, 3 nước]. Bóc 1 phần nhỏ ở đầu của quả vải, dùng bút xoáy nhãn chuyên dụng chọc vào đầu quả, dùng lực quay tròn bút xoáy ở phần đầu quả rồi hất hạt vải ra ngoài. Phần cùi vải sau khi tách hạt sẽ được cho ngâm với hỗn hợp nước muối ở trên

Ngâm hỗn hợp cùi vải trong nước muối khoảng 60 phút rồi rửa lại với nước sạch để làm hết vị mặn dính trên cùi, để ráo nước

Làm nước đường

Trong khi chờ cùi vải ráo nước, ta tiến hành làm nước đường để ngâm vải. Với 2kg quả vải tươi, chúng ta nên sử dụng 250g đường trắng để ngâm

Cách làm nước đường cũng rất đơn giản, bạn đun sôi 1 lít nước, cho đường trắng vào hòa tan. Sau khi đường trong nồi tan hết, từ từ đổ cùi vải vào nồi, đun thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp

Chuẩn bị một vài chiếc lọ thủy tinh sạch, thành dày và có lắp đậy. Ngay khi vừa tắt bếp, dùng muôi múc nước vải vào lọ, đậy lắp lại. Chờ khi lọ nước vải đã nguội, cho lọ nước vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản

Với cách làm khá đơn giản, bạn đã có thể làm ngay những hộp nước vải thơm ngon, hấp dẫn cho gia đình mình. Những lọ nước vải này có thể sử dụng tối đa trong 2 tháng để pha nước uống, nấu chè, làm món tráng miệng,…, rất tiện lợi và dễ sử dụng đúng không nào?

Ly trà vải làm từ nước vải ngâm đường

Món tráng miệng ngon làm từ nước vải ngâm đường

Món chè hạt sen vải thiều với nguyên liệu chính là nước vải ngâm đường. Bấm xem cách nấu ở đây

Một vài lưu ý khi làm vải ngâm đường tại nhà

  • Khi sơ chế vải, không nên dùng tay vặt quả vải sẽ khiến lớp vỏ bên ngoài của quả bị trật ra ngoài, khi rửa với nước sẽ làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong cùi vải
  • Vải thiều được lựa chọn phải là những quả vải đều nhau, không bị quá nước hoặc sâu đầu
  • Đầu tiên, trong quá trình tách hạt vải ra khỏi cùi, tốt nhất bạn nên làm thật chậm rãi và cẩn thận để cùi vải không bị rách. Nếu bạn muốn mua dụng cụ tách hạt vải chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại video này
  • Việc ngâm cùi vải vào nước muối chính là bước quan trọng để làm giảm bớt tính nóng của quả vải, chính vì thế bạn không được bỏ qua bước này
  • Để bảo quản lọ đựng vải được lâu nhất, ngay khi vừa tắt bếp, bạn cần phải trút ngay nước vải vào lọ, đậy nắp kín ngay sau đó. Áp suất trong bình khi đó rất lớn, sẽ tạo ra lực hút chân không bên trong bình nước vải, khiến việc bảo quản lọ vải được lâu hơn

Hướng dẫn cách làm vải ngâm đường để được lâu ngon giòn với công thức chi tiết dễ làm tại nhà giúp bạn có thêm ly nước vải siêu ngon mùa hè

Nguyên liệu làm Vải ngâm đường

  • Vải tươi 1 kg
  • Đường 400 gr
  • Muối 1/4 muỗng cà phê
  • Nước 500 ml

Cách chọn vải ngon, ngọt

Vải ngon và chín tới sẽ có vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều, gai nhẵn, gai càng nhiều và nhọn là vải còn xanh ăn sẽ bị chua. Vải thiều quả sẽ thường nhỏ hơn vải lai [chỉ bằng khoảng 70%], trong khi vải lai sẽ to và thuôn dài, màu đỏ đậm hơn. Không chọn các quả vải có đốm đen, dễ gặp quả thối hay chín quá. Chọn chùm vải còn tươi, có phần cành dính vào quả và lá vẫn còn xanh tươi.

Khi nắn thấy quả thấy hơi mềm và có độ đàn hồi thì là vải tươi. Quả vải tươi thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng, nếu ngửi thấy có mùi lên men là vải cũ để lâu hoặc bị dập bên trong, không nên chọn.

Vải ngon sẽ có phần thịt dày, mềm, màu trắng trong, mọng nước và dễ tách khỏi hạt.

Nấu nước đường

Bạn cho 500 ml nước vào nồi bật bếp nấu cho nước sôi thì thêm 400 gr đường, 1/4 muỗng cà phê muối khuấy cho tan sau đó tắt bếp, để cho nước đường nguội hẳn.

Chần sơ vải

Vải mua về cắt cuống sau đó rửa sạch, nấu 1 nồi nước sôi sau đó cho vải vào chần sơ qua 2 phút.

Ngâm vải đã chần trong nước đá

Vớt vải ra thả ngay vào tô nước đá lạnh, ngâm vải 10 phút sau đó vớt ra.

Tách vỏ và hạt

Bạn lần lượt bóc vỏ từng quả vải sau đó dùng ống hút uống trà sữa chọc vào phần hạt vải hoặc dao mũi nhọn lách xung quanh phần núm vải và khéo léo lấy hạt vải ra sao cho quả vải còn nguyên vẹn.

Nếu không cần cầu kỳ quá bạn chỉ việc tách đôi cùi vải và lấy hạt ra là được, bạn cứ làm như vậy cho hết chỗ vải còn lại.

Cho vào hủ ngâm

Vải sau khi tách hạt bạn thả vào tô nước đá lạnh, ngâm vải 10 phút sau đó vớt ra để ráo.

Bạn lấy 1 cái hũ sạch rồi xếp vải đã sơ chế xong vào hũ, rót nước đường đã nguội vào hũ và đậy nắp lại và đem cất ngăn mát tủ lạnh 2 ngày.

Thành phẩm

Vải ngâm đường cực kì ngon, ngọt nước. Khi dùng bạn có thể dùng muỗng sạch lấy phần nước vải ngâm cho vào ly cùng với vài viên đá. Cuối cùng là cho từng trái vải ngâm lên trên mặt. Khuấy nhẹ một cái là có ngay ly nước vải uống cực đã khát rồi đấy!

Vải ngâm để được bảo lâu

Bạn ngâm vải thiều với nước đường trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày là có thể dùng được rồi.

Lưu ý đối mới món vải ngâm đường:

Vải đóng hũ như trên có thể bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát khoảng 1 tháng. Khi ăn bạn mở hũ ra lấy muỗng sạch để múc rồi tiếp tục đậy nấp cất tủ lạnh.

Không ăn vải khi đói, cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Không ăn hoặc hạn chế ăn vải khi mắc bệnh tiểu đường các bạn nhé!

Khi cơ thể đang bị nóng, mặt nổi mụn nhiều bạn cũng hạn chế ăn vải nhé, do vải là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải nhiều sẽ khiến mụn hay cảm thấy bị nóng trong người.

Không nên ăn quá nhiều cùng 1 lúc bạn nhé, tốt nhất là ăn dưới 10 quả trong 1 lần, một ngày bạn có thể ăn tráng miệng vải 1-2 lần nhé!

bởi Xu Xu

Thu, 30 Jun 2016 15:47:00 GMT

Những chiếc xe chở đầy vải thiều trên phố, mùa vải chín rộ thường vào khoảng đầu tháng 6. Đang trong mùa nên vải còn rẻ, mọi người có ý định mua nhiều tích trữ để ăn dần. Vậy làm cách nào để có thể bảo quản vải thiều ăn quanh năm!

Giống vải được trồng nhiều và ưa chuộng nhất ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở 2 huyện Thanh Hà - Hải Dương và huyện Lục Ngạn - Bắc Giang, có lẽ do điều kiện thiên nhiên nơi đây phù hợp nên hương vị trái vải thơm ngon hơn cả, hạt nhỏ, cùi dày, mọng nước và rất ngọt.

Những chiếc xe chở đầy vải thiều trên phố, mùa vải chín rộ thường vào khoảng đầu tháng 6. Đang trong mùa nên vải còn rẻ, mọi người có ý định mua nhiều tích trữ để ăn dần. Vậy làm cách nào để có thể bảo quản vải thiều ăn quanh năm!

Trước tiên phải chọn được vải ngon, an toàn thực phẩm

Chọn vải thiều không nên chọn những chùm vải có quả to mà chỉ mua những chùm vải quả tròn, nhỏ vừa phải, cỡ to hơn ngón chân cái một chút. Cành, lá và cuống phải tươi, nếu không vải rất dễ bị sâu đầu. Vỏ quả vải có màu đỏ hồng, không có đốm, cầm tay bóp nhẹ thấy căng mọng, bằng cảm quan có thể dễ dàng nhận thấy nhưng quả vải như vậy thì phần vỏ tương đối nhẵn, ít sần sùi.

Bọc qua lớp báo/giấy cho vào túi nylon để ngăn mát tủ lạnh

Cắt cuống vải thiều rồi gói bằng 2 lớp giấy báo dày, bọc bên ngoài 1 lớp nylon kín, cất ngăn mát tủ lạnh cũng có thể bảo quản được khoảng 2 tháng. Tuy nhiên cách này vẫn có một số hạn chế là vải thiều bị hấp hơi nên nhiều khi cũng có một vài quả bị hỏng.

Cho nguyên trái vải vào túi nylon rồi để ngăn mát tủ lạnh

Mua vải về, dùng kéo cắt cuống vải cách phần núm khoảng 1cm. Rửa sạch với nước rồi vớt vải ra rổ, để thật ráo.

Chia vải thiều thành những phần vừa ăn rồi đóng túi nylon kín, cất ngăn mát [ngăn để rau củ] trong tủ lạnh. Vải sẽ không bị sâu, thối và giữ được lớp vỏ tươi và hương vị thơm ngon như lúc ban đầu. Cách này giữ được khoảng 1 tuần.

Bóc sạch lớp vỏ để vào hộp cho vào ngăn mát tủ lạnh

Bóc sạch vỏ rồi xếp các quả vải trong những hộp nhựa [nên dùng loại hộp nhựa có tên tuổi thương hiệu cho đảm bảo] rồi cất vải vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần rã đông tự nhiên, chất lượng không thua kém quả vải tươi là bao.

Hoặc khi bóc vỏ cho vào hộp bạn có thể them một ít đường rồi cho vào tủ lạnh như cách trên vải cũng ngon không kém nhé!

Ngoài bảo quản vải nguyên trái nguyên cùi thì bạn có thể xay/ép hoặc ngâm vải thành nước uống dần, độ ngon ngọt cũng không tệ đâu đấy!

Bảo quản vải thiều bằng cách xay/ép vải thành nước

Vải mua về, bóc vỏ tách lấy cùi rồi cho vào máy sinh tố xay xong lọc bỏ bã. Đổ nước vải vào chai cho vào ngăn lạnh dùng dần. Nếu sử dụng máy ép thì không cần lọc bã. Loại nước uống này sử dụng trong 1 tuần.

Còn nếu muốn dùng lâu hơn thì bạn để học đá cho nó đông lại, khi uống lấy vài viên ra cho vào ly, thêm ít nước nguội vào để đá tan ra và uống. Vẫn giữ nguyên được vị vải nữa đó. Cách này có thể để hết mùa hè được đấy.

Chú ý: Khi ép hoặc xay thì cho thêm đường [tùy vào khẩu vị từng người] để vải tăng độ ngọt ưng ý!

Bảo quản vải thiều bằng cách phơi/sấy vải thành vải khô

Đây là cách thông dụng nhất cho cách bảo quản vải thiều. Mặc dù chất lượng vải không được như ý nhưng cách phơi/sấy vải sẽ bảo quản được lâu nhất mà không sợ bị hư hỏng theo thời gian.

Bảo quản vải thiều bằng cách ngâm vải dùng dần

Cách 1:

Vải thiều mua về, bóc lớp vỏ rồi tách bỏ hạt lấy cùi vải. Sau đó cho vào hũ thủy tinh, tiếp đến cho nước đường phèn, một ít muối và ngâm để dùng dần. Với công thức này bạn có thể bảo quản vải hơn 1 tháng.

Cách 2:

Vải thiều mua về, lấy kéo cắt sát cuống, rửa sạch, để ráo nước. Lột vỏ trái vải, dùng dao có mũi nhọn khứa nhẹ theo chiều dọc, tách nhẹ lấy hột ra. Rửa lại nhẹ tay bằng nước đun sôi để nguội. Trong khi chờ vải thiều ráo nước, cho đường vào nồi, đổ một chén nước vào, lấy muôi khuấy nhẹ trên bếp với lửa vừa.

Khi nước đường sôi lăn tăn, thử nước đường bằng cách múc lên rồi đổ lại trong nồi, khi thấy nước hơi sánh là bắc ra, để thật nguội. Xếp trái vải vào keo hay tô thuỷ tinh, đổ nước đường lên cho ngập mặt vải. Đậy kín bỏ vào tủ lạnh. Để cách một đêm cho đường và nước vải thẩm thấu.

Với cách bảo quản trong thời gian dài như trên, ngay cả khi mùa vải đã qua đi, nếu chợt nhớ đến hương vị thơm ngon của trái vải, mình không còn phải chờ đến mùa vải năm sau nữa mà có thể thưởng thức bất kì lúc nào mình muốn!

Có thể bạn chưa biết:

St

Xem nội dung đầy đủ

Video liên quan

Chủ Đề