Vai trò của cán bộ quản lý trong nhà trường

VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐẾN NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞGiáo dục THCS là bộ phận cơ bản của giáo dục phổ thông trong hệ thốnggiáo dục quốc dân. Trường THCS tiếp tục hoàn thiện nhân cách cho học sinh,giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, cóđiều kiện phát huy năng lực cá nhân tạo ra nguồn lực con người có khả năng tiếpnhận và chiếm lĩnh công nghệ cao, đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế trong thế kỷXXI. Với xu hướng cải cách và phát triển của ngành giáo dục hiện nay, vai tròcủa đội ngũ CBQL có tính chất quyết định đến chất lượng tổ chức giảng dạy,học tập, quản lý và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nhà trườngNội dung1. Vai trò của đội ngũ CBQL trường THCSĐiều 16 Luật giáo dục quy định: CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọngtrong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. Vì vậy CBQLphải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độchuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệpgiáo dục quốc dân.Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng:Hiệu trưởng: “Là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhàtrường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.”Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đứng đầu, được giao quyền hạnvà chịu trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động của nhà trường. Nhiệm vụ vàquyền hạn của hiệu trưởng là tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch, tổ chức thựchiện nhiệm vụ năm học, quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyênmôn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáoviên, nhân viên. Hiệu trưởng là người quản lý và tổ chức giáo dục học sinh;quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chínhsách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dânchủ trong hoạt động của nhà trường, được theo học các lớp chuyên môn, nghiệpvụ và hưởng các chế độ hiện hành.Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệmtrước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công, cùng với hiệutrưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao, thay mặt hiệutrưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền được theo họccác lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục trường THCSGiáo dục phải đi trước thời đại, đón đầu sự phát triển của xã hội, luôn đápứng nhu cầu của thời đại và dự báo về tương lai. Tác giả Phạm Minh Hạc đãkhẳng định: “Nói về giáo dục là nói tới triển vọng, viễn cảnh, nếu làm giáo dục2mà chỉ nghĩ tới trước mắt, không nghĩ tới phạm trù tương lai, chắc chắn làkhông có thành công hay ít nhất là không có thành tựu thậtSự nghiệp GD&ĐT có đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội haykhông?, một phần rất quan trọng là các cơ sở giáo dục phải hoàn thành đượcmục tiêu cấp học, để thực hiện được điều đó thì vai trò của người CBQL , đặcbiệt là người hiệu trưởng phải là người có đủ phẩm chất, năng lực và trình độchuyên môn nghiệp vụ.Một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển giáo dục là phát triểnnguồn nhân lực, trong đó yếu tố CBQL nói chung, CBQL trường THCS nóiriêng là quan trọng và rất cần thiết, đặc biệt vai trò của người hiệu trưởng có ảnhhưởng to lớn mang tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vìvậy để có những chủ trương, chính sách, biện pháp tuyển chọn đào tạo, bồidưỡng, sử dụng đội ngũ CBQL trường THCS học nói riêng thì cần phải nghiêncứu, xem xét những vấn đề cơ bản nhất về nhân cách con người.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm rất cụ thể nói về nhân cách củangười cán bộ, bao gồm: “Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” mà cốt lõi của nhân cáchlà “Tài” và “Đức”. Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà khôngcó tài thì làm việc gì cũng khó. Sự hài hòa giữa đức và tài chính là đặc điểm có ýnghĩa xã hội, là gốc giá trị xã hội của con người, và người cũng đã nêu 4 phẩmchất đạo đức của người lãnh đạo là: “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.Trong 4 phẩm chất đó “cần” có nghĩa là siêng năng trong lao động trong côngviệc được phân công, biết khuyến khích người khác làm tốt công việc. “Kiệm”là không lãng phí thời gian của cải của mình và của nhân dân, “Chính” là việcđúng dù nhỏ cũng phải làm, việc sai dù nhỏ cũng phải tránh; “Liêm” là khôngtham ô, luôn luôn giữ gìn của cải của công và của nhân dân.Vậy phẩm chất nhân cách là những cấu trúc tâm lý tiềm ẩn mang chứcnăng định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người trong các mối quan hệ nhấtđịnh. Phẩm chất nhân cách được hình thành, phát triển và hoàn thiện, bộc lộ đầyđủ nhất thông qua hoạt động của con người. Từ quan điểm của Hồ Chủ Tịch ta3có thể thấy rằng nhân cách của người CBQL giáo dục bao gồm 2 mặt: “phẩmchất và năng lực”, hai mặt này được biểu hiện ở năng lực quản lý trường họcthông qua các chuẩn mực như: Sự thông hiểu quá trình đào tạo và việc điềukhiển nó trong phạm vi trường học, năng lực tổ chức tập thể, điều hành côngviệc, hoạt động của nhà trường, năng lực ứng xử các tình huống sư phạm, trongđó năng lực tổ chức thực hiện là một tính cách điển hình của nhà quản lý giáodục. Bên cạnh năng lực, hiệu trưởng còn phải có phẩm chất về chính trị, tưtưởng, đạo đức và những phẩm chất khác như thái độ đối với tập thể sư phạm vàhọc sinh, phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.Xác định về phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học, các tài liệubàn về “Mô hình nhân cách người hiệu trưởng Việt Nam” nhân cách người hiệutrưởng bao gồm hệ thống phẩm chất:- Giác ngộ về chính trị, nhiệt tình cách mạng, có trình độ lý luận chủnghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.- Tận tụy trong công tác và sinh hoạt.- Có sức khỏe tốt.- Kiên trì giáo dục toàn diện.- Là nhà giáo dục tốt, là người gương mẫu nhất trong tập thể sư phạm.- Hiểu rõ hoàn cảnh cấp dưới, hòa mình với tập thể, tôn trọng mọi người,đối xử công bằng, hợp tình, hợp lý.- Hiểu đời sống nhân dân ở địa phương, cảm thông với khó khăn của họcsinh trong từng thời kỳ, luôn nghiên cứu giảng dạy, giáo dục phù hợp với điềukiện hoàn cảnh của địa phương.- Trung thực báo cáo với cấp trên.Hệ thống năng lực của người CBQL trường học cũng được xác định baogồm:- Có trình độ văn hóa và chuyên môn tốt [từ khá trở lên]- Nắm vững chương trình và phương pháp giảng dạy, có kinh nghiệm tựhọc, tự bồi dưỡng vươn lên.4- Đã kinh qua công tác chủ nhiệm lớp, có năng lực chỉ đạo công tác chủnhiệm.- Có năng lực phân tích các hoạt động giáo dục.- Có năng lực tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu kế hoạch giáo dục, cókinh nghiệm làm công tác quản lý hành chính.- Có năng lực làm khoa học, đưa nhà trường vào hoạt động có nề nếp.Phẩm chất này của người CBQL trường học chỉ có thể bộc lộ rõ nhất, nổibật nhất trong lao động quản lý nhà trường trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụthể.Như vậy, từ việc xác định các phẩm chất, năng lực của người CBQLtrường học giúp cho chúng ta nhận thấy rằng, nhân cách người CBQL là tổnghợp những phẩm chất nhân cách của người đứng đầu nhà trường, đơn vị cơ sởtrực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục – đào tạo với tư cách là một nhà giáo dục đồngthời là một nhà quản lý.3. Chất lượng đội ngũ CBQL trường học:Nói đến chất lượng quản lý, Từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa:“Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính của bản chất sự vật,chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của nó đối với các sự vật khác. Chấtlượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài quacác thuộc tính. Nó liên kết các thuộc tính của sự vật làm một, gắn bó với một sựvật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vậttrong khi vẫn còn là bản thân của nó thì không thể mất đi chất lượng của nó, sựthay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi sự vật về căn bản, chất lượng của sự vậtbao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tạingoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lượngvà chất lượng.Chất lượng là cái tạo nên giá trị của một người, một sự vật, một sự việc.Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật vàphân biệt nó với các sự vật khác, còn đối với giáo dục, chất lượng là trình độ khả5năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người họcvà sự phát triển toàn diện của xã hội.Xuất phát từ các quan điểm trên, chất lượng đội ngũ CBQL trường họcđược thể hiện ở những quan điểm sau:Một là: Phẩm chất chính trị của các thành viên trong đội ngũ.Hai là: Trình độ chuyên môn sư phạm của các thành viên trong đội ngũ.Ba là: Số lượng đội ngũ CBQL.Bốn là: Cơ cấu đội ngũ CBQL.Năm là: Trình độ tác nghiệp, phối hợp của các thành viên trong đội ngũ.Như vậy đội ngũ CBQL được đánh giá là đảm bảo chất lượng khi: Đủ sốlượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.Do đó, khi nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLtrường học nói chung và trường THCS nói riêng thì phải đề cập cả hai nội dunglà vừa bao quát, vừa cụ thể thì mới đánh giá đúng thực trạng và đề ra biện phápnâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giaiđoạn mới.Những yêu cầu trên thể hiện cụ thể ở các nội dung sau:* Công tác qui hoạch phát triển đội ngũ CBQLXây dựng đội ngũ cán bộ dự bị là một chủ trương lớn của Đảng ta đã cótừ lâu và đã góp phần cung cấp các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau gánh vác nhiệmvụ trong suốt các chặng đường cách mạng. Trong những năm đổi mới vừa qua,Đảng ta tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác này. Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứX đã khẳng định:“Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo vàquản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch vềlối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo gắn bóvới nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ6trương và chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộ của Ðảng và Nhà nướcta”.Trong công tác cán bộ, quy hoạch vừa là nội dung, vừa là khâu trọng yếunhằm đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa, tính chủđộng đáp ứng cả yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cáchmạng.Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS nhằmbảo đảm nhu cầu nhân sự luôn được đáp ứng một cách thích đáng. Xây dựngquy hoạch thông qua việc phân tích các nhân tố: Tình hình chung về đội ngũhiệu trưởng đương nhiệm ở địa phương do Phòng giáo dục và đào tạo quản lý;Các hiệu trưởng đến tuổi nghỉ chế độ cần thay thế vào thời điểm nào đó; Độingũ kế cận hiện có và sẽ cần đến; Sự mở rộng hay thu gọn số lượng trường…Quy hoạch phải bảo đảm tính mục đích, mục tiêu rõ ràng, có thể đánh giáđược, mang tính khả thi, đáp ứng với mục tiêu phát triển của mỗi nhà trườngĐảm bảo định hướng chung, đảm bảo tính khách quan, khoa học, hợp lýcông khai thuyết phục và cần cho CBGV được biết để ủng hộ, giúp đỡ, tán thànhquy hoạch.* Đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hoá hiệu trưởngTheo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “Đào tạo” là sự dạy dỗ chuyên sâugiúp cho con người lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng kỹ xảo, thói quen làmviệc thuộc một nghề nhất định, nhờ đó con người có thể mưu sinh lậpnghiệp.“Bồi dưỡng” là làm tăng thêm năng lực, phẩm chất, “Chuẩn hoá” làđúng hoàn toàn không sai một chút nào so với những quy định.Từ những thuật ngữ trên có thể hiểu đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hoá hiệutrưởng là cung cấp và rèn luyện thêm năng lực quản lý nhà trường, trình độchuyên môn, phẩm chất đạo đức cho họ trở thành người có năng lực theo nhữngtiêu chuẩn nhất định.7Bác Hồ có nhiều bài nói về công tác cán bộ, đây là tư tưởng lớn trong suốtcuộc đời vĩ đại của Người. Trước hết, công tác cán bộ bắt đầu từ đào tạo [baogồm đào tạo qua trường lớp và đào tạo qua thực tiễn], công việc đào tạo cán bộluôn được Bác chăm lo cho cả hiện tại và tương lai, xem như một nhân tố quyếtđịnh thắng lợi của cách mạng. Việc đào tạo cán bộ phải lâu dài, cần mẫn, chutoàn. Người dạy:“Không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo đượcmột cán bộ tốt. Cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được”.Công tác đào tạo phải được tiếp tục trong quá trình sử dụng cán bộ.Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là quan điểm xuyên suốtcủa Đảng ta khảng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nângcao chất lượng giáo dục và tầm quan trong của đội ngũ CBQL trong việc điềuhành một hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển.Đào tạo bồi dưỡng CBQL giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và cấp báchtrong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay. Trong Đề án “Xây dựng nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2011-2020” cónêu: “Xây dựng quy hoạch mạng lưới, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ các cơsở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục. Đổi mới nội dung chương trình,phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo hướng chuyên nghiệphoá đội ngũ CBQL giáo dục các cấp, rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL giáodục các cấp phù hợp với yêu cầu cơ chế đổi mới QLGD, xây dựng quy hoạch, kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục…”* Đánh giá hiệu trưởngCông tác phát triển đội ngũ phải luôn được kiểm tra, đánh giá từ khâu dựbáo, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nângcao được chất lượng, đảm bảo được số lượng và cơ cấu đội ngũ.Thông tư 29/2009/TT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Quy định ChuẩnHiệu trưởng trường THCS, THPT và trường THPT có nhiều cấp học có hiệu lựckể từ ngày 10/12/2009. Năm học 2009 - 2010, Bộ GD&ĐT khuyến khích cáctrường tự triển khai đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng và sẽ bắt buộc triển khai8kể từ năm học 2010 - 2011. Ngày nay yêu cầu năng lực cơ bản đối với hiệutrưởng đặt trong môi trường quản lý vận hành với đặc trưng là chuyển đổiphương thức chỉ đạo quản lý tập trung sang giao quyền tự chủ và tự chịu tráchnhiệm của các đơn vị cơ sở, quản lý trường phổ thông có hai thành tố quan trọngnhất đó là chiến lược và tác nghiệp. Hiệu trưởng phải có một chiến lược đúng,có khả năng tác nghiệp hiệu quả trên nền tảng những phẩm chất và năng lực cơbản. Do đó việc đánh giá các hiệu trưởng được dựa trên chuẩn hiệu trưởngtrường THCS. Lấy đó là căn cứ để các hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó tự xâydựng kế hoạch học tập, hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp.Chuẩn đánh giá hiệu trưởng:Chuẩn hiệu trưởng trường THCS-THPT và trường phổ thông có nhiều cấphọc gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí.Các bước đánh giá, xếp loạiBước 1. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loạiBước 2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánhgiá hiệu trưởngBước 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếploại hiệu trưởngPhương pháp đánh giá xếp loạiThông qua việc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn.Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện trên cơ sở xem xét các minh chứngliên quan.Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên.Tổng điểm tối đa của 23 tiêu chí là 230.Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm:Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Côngđoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường;Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quanquản lý trực tiếp hiệu trưởng.9Qui trình thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng- Thực hiện đánh giá xếp loại tại trườngBước 1. Phổ biến chủ trương, cung cấp tài liệu cho lực lượng đánh giá vàtự đánh giá nghiên cứu trước khi tổ chức cuộc họp.Bước 2. Chọn người chủ trì [điều hành] buổi đánh giáBước 3. Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thểBước 4. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ýkiến, tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vàoPhiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởngBước 5. Kiểm số lượng phiếu đánh giá và lập biên bản kiểm số lượngphiếu, bàn giao cho Ban chấp hành Công đoàn.Bước 6. Tổng hợp ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệutrưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ýkiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu, niêmphong hồ sơ đánh giá, gửi lên thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.- Hiệu trưởng thực hiện tự đánh giáBước 1. Hiệu trưởng nghiên cứu:Qui định Chuẩn,Phụ lục I đính kèm Công văn số 430 /BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 26tháng 01 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về minh chứng phân định các mức của từngtiêu chí.Phiếu hiệu trưởng tự đánh giáBước 2. Xác định các minh chứng có liên quan đến từng tiêu chí thuộc từngtiêu chuẩn, ghi vào phiếu tự đánh giá.Bước 3. Tự chấm điểm theo từng tiêu chí, ghi vào phiếu tự đánh giáBước 4. Cộng điểm tiêu chuẩn, tổng điểm, xác định và ghi loại mình đạtđược vào dòng xếp loại trong phiếu đánh giá.Bước 5. Ghi vào mục đánh giá chung trong phiếu đánh giá; chuẩn bị báo cáokết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.10*Công tác tuyển chọn và đề bạt CBQL các trường THCSViệt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc quản lý, chỉ đạođiều hành nền KT-XH ngày càng phức tạp. Vì vậy, để tạo ra nguồn nhân lực cóchất lượng cao đáp ứng được yêu cầu, thì một trong những điều kiện cần là phảicó được đội ngũ cán bộ QLGD nói chung và Hiệu trưởng các trường THCS nóiriêng có đủ bản lĩnh, đạo đức, trí tuệ để xây dựng và nâng cao chất lượng giáodục.Tạo nguồn hiệu trưởng là việc lựa chọn chuẩn bị một nhóm nhân sự có đủcác yêu cầu về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực quản lýtrường. tiến hành xem xét các kỹ năng, uy tín qua công việc được giao và qua sựđánh giá của tập thể sư phạm cũng như của cấp trên. Bên cạnh đó có thể kiểmtra các tham chiếu khác để đánh giá và thẩm định các ứng viên.Đề bạt hiệu trưởng là hoạt động phản ánh về vị trí, vai trò, trách nhiệmcủa thành viên với nhà trường. Người đảm bảo đủ tiêu chuẩn và được sự tínnhiệm của cấp trên, đồng nghiệp…được đề bạt giúp họ có thể phát triển được kỹnăng, sở trường của mình và với cương vị mới họ sẽ dẫn dắt nhà trường đi đếnnhững thành công mới.Trong sự phát triển ngày nay, tạo nguồn hiệu trưởng tốt và lựa chọn đúngngười tài trí, có năng lực đề bạt hiệu trưởng không những chỉ đem lại hiệu quảvà thành công cho nhà trường mà còn gián tiếp tạo ra nguồn nhân lực có chấtlượng góp phần xây dựng và đổi mới đất nước.* Chế đội chính sách đối với đội ngũ CBQLNghị quyết Trung ương II - Khoá VIII đã xác định: Giáo dục là quốc sáchhàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, thựchiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD&ĐT, đặc biệt là chính sách đầutư, chính sách tiền lương. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàndân và của toàn xã hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD là lực lượngnòng cốt, có vai trò rất quan trọng. Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bảnđể thực hiện quan điểm này như: Chế độ tiền lương đối với nhà giáo và cán bộ11QLGD; Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục và Quyết định số09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010” ngày 11/01/2005 củaThủ tướng Chính phủ.Luật Giáo dục nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2005 đã xác định:“Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượnggiáo dục”. “Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dụctheo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về độingũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lậpthuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượngvà hiệu quả giáo dục tại địa phương”.Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế củatừng địa phương, các sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyềnđể có những chính sách riêng hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên như: Chế độ thưởngcho giáo viên giỏi; chế độ hỗ trợ cho những giáo viên đi học tập nâng cao trìnhđộ; v.v… Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủquy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, các trường cônglập đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trên cơ sở đó đã tạo điều kiệntừng bước nâng dần mức thu nhập cho giáo viên và CBQL giáo dục. Tuy nhiênchế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên và CBQL trường THCS còn nhiều hạnchế.Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng: Ở những nơi có chất lượng hiệu quảđào tạo bền vững là những nơi có môi trường dạy học tốt và có nguồn tài chínhtốt. Môi trường tốt thể hiện ở cơ sở vật chất của trường ngày càng hoàn thiện.Tài chính tốt là nguồn kinh phí ngân sách dồi dào. Hiệu trưởng phải có nhữnghiểu biết đúng đắn về hai yếu tố trên và có kỹ năng quản lý chúng theo đúng12pháp luật. Đây cũng là một trong những điều kiện tạo động lực để nâng cao nănglực quản lý của hiệu trưởng13KẾT LUẬNĐội ngũ CBQL trường THCS có vai trò hết sức quan trọng, là người đạidiện cho Nhà nước về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấptrên về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường. Do đó muốn nângcao chất lượng giáo dục thì phải có đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị, đạođức lối sống trong sáng, có trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ, công tác quảnlý giỏi. Công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCSlà một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp phát triển GD&ĐT.14TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật giao dục và Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành – Nhà xuấtbản Lao động – Xã hội - Hà Nội – 20062. Bộ GD&ĐT: Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Quyết định số23/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.3. Phạm Minh Hạc: “Giáo dục con người: Hôm nay và ngày mai”, “Quản lýgiáo dục: Thành tựu và xu hướng” – 1996.4. Hồ Chí Minh: Về vấn đề cán bộ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975.15MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ HIỆN NAY16

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề