Văn hóa là gì theo unesco

Mỗi đất nước, quốc gia, hay vùng lãnh thổ sẽ có nền văn hóa, phong tục tập quán mang bản sắc riêng. Trong đó, có lẽ văn hóa là điều quan trọng nhất. Văn hóa là gì? Thế nào là chuẩn mực văn hóa theo Unesco? Nếu bạn đang quan tâm đến khái niệm này, VN24h.info sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết ngay sau đây.

Văn hóa là gì đang là câu hỏi của nhiều bạn trẻ hiện nay

Tóm tắt nội dung

  • Văn hóa là gì?
  • Thế nào là chuẩn mực văn hóa theo Unesco?

Văn hóa là gì?

Theo Wikipedia, văn hóa là một khái niệm có nhiều cách hiểu, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng. Chẳng hạn như văn hóa toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo bằng các hoạt động thực tiễn hay trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Văn hóa được chia làm 2 loại: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện qua các sản phẩm. Còn văn hóa tinh thần là tổng thể các lý luận và giá trị được con người sáng tạo trong các hoạt động, những tiêu chí, nguyên tắc chi phối các hoạt động ứng xử, kỹ năng của con người tích lũy theo từng giai đoạn lịch sử.

Ngoài cách giải nghĩa văn hóa là gì như trên, theo giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm giải thích ý nghĩa khái niệm văn hóa như sau. Văn hóa được hiểu theo 2 cách chính là nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, từ văn hóa được giới hạn theo chiều sâu là giá trị tinh hoa của nó qua nghệ thuật, nếp sống.

Còn theo chiều rộng, nó được dùng để chỉ giá trị trong từng lĩnh vực như giao tiếp, kinh doanh. Giới hạn theo không gian thì cụm từ này dùng để chỉ giá trị đặc thù của từng vùng như Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ… Giới hạn theo thời gian, văn hóa chỉ giá trị trong từng giai đoạn lịch sử như văn hóa Hòa Bình…

Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm, văn hóa được hiểu theo 2 nghĩa chính

Văn hóa là gì theo nghĩa rộng được hiểu là bao gồm tất cả những gì con người làm ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rằng: “Vì lẽ sinh tồn, loài người đã sáng tạo ra ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, cách sống… Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa“.

Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và đòi hỏi của sự sinh tồn. Định nghĩa về văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh giúp ta hiểu rõ hơn về khái niệm này. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người, trước hết là vì lẽ sinh tồn.

Nhưng sau một thời gian dài lặp đi lặp lại, những thói quen đó đã được chắt lọc thành chuẩn mực, tích lũy từ đời này qua đời khác. Cuối cùng thành một kho tàng quý giá của mỗi cộng đồng và góp lại thành di sản văn hóa.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt

Một định nghĩa khác về văn hóa, theo tổng giám đốc UNESCO giải thích như sau: “Đối với một số người, văn hóa chỉ là những kiệt tác trong lĩnh vực tư duy sáng tạo. Còn những người khác thì cụm từ này có nghĩa là sự khác biệt giữa các dân tộc, từ phong tục tập quán, lối sống và tín ngưỡng”.

  • Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để chạm vào hạnh phúc
  • Tình yêu là gì? Như thế nào là một tình yêu đích thực?

Thế nào là chuẩn mực văn hóa theo Unesco?

UNESCO đã đưa ra định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng tể các hoạt động cũng như sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Trải qua các thể kỷ, những hoạt động đó đã tạo nên một giá trị truyền thống riêng – đó là yếu tố xác định các đặc tính của từng dân tộc.”

Định nghĩa này nhấn mạnh vào chuẩn mực văn hóa theo Unesco là sự sáng tạo của con người luôn gắn liền với quá trình lịch sử của mỗi dân tộc trong một thời gian dài. Điều này đã tạo nên những giá trị nhân văn chung, tính đặc thù của mỗi nơi và bản sắc riêng của dân tộc.

Theo Unesco, văn hóa là sự sáng tạo của con người gắn liền với quá trình lịch sử của mỗi dân tộc

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc phần nào hiểu được khái niệm văn hóa là gì, cùng những chuẩn mực văn hóa theo Unesco. Qua đó, hy vọng bạn đã bổ sung thêm được nhiều thông tin hữu ích về khái niệm văn hóa, để phát huy sự sáng tạo của mình, góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển hơn.

[CPP] Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hoá là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định… Đó có lẽ là khái niệm phổ biến nhất đối với mỗi thế hệ học sinh, sinh viên… Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các khái niệm về văn hóa nhé!

VĂN HÓA LÀ GÌ? CÁC ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU VỀ VĂN HÓA

Mục lục ẩn

1. VĂN HÓA LÀ GÌ? CÁC ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU VỀ VĂN HÓA

2. ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

3. TỔNG KẾT

Theo chúng tôi, văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.

Những định nghĩa khác nhau về văn hóa

Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp.

Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”[1]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người[2].

F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”[3]. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.

Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo”[4]…

ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

Khái niệm về văn hóa tại Việt Nam

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau.

Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[5]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.

Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… [văn hóa] bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[6]. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.

Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội. Nhưng, ông không mặn mà với cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống – cả vật chất, xã hội, tinh thần- của từng cộng đồng[7]; và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những môi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tôn giáo.

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ – tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[8]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng [ký hiệu] chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”[9]…

TỔNG KẾT

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa.

Như định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật…

Còn các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức Từ Chi, tổ chức UNESCO… thì xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống là văn hóa.

Chúng tôi dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động [từ lao động trí óc đến lao động chân tay], được chi phối bởi môi trường [môi tự nhiên và xã hội] xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.

Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn.

Chủ Đề