Văn hóa nghe nhìn của học sinh hiện nay

Tuy nhiên, với những hình thức giải trí mới đầy tính công nghệ như Internet, truyền hình, truyền thanh các thể loại băng đĩa... thì văn hoá đọc đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Bài viết xin được đưa ra đôi điều luận bàn về vị trí và vai trò của văn hóa đọc trong thời đại nghe nhìn ngày nay, hi vọng có thể phần nào giúp các bạn trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa đọc.   Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhìn lại thực trạng văn hóa đọc cửa giới trẻ hiện nay.   Đến với các cửa hàng sách, khách hàng phần lớn là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên họ chỉ xem lướt qua một lượt, số khác chú tâm đến quầy sách giáo trình, đặc biệt là giáo trình Tin học, Tiếng Anh...Một số khác lại chăm chú tìm sách, đại loại như “Làm sao để chóng giàu? ” ; “Làm sao để thành đạt trong kinh doanh ”... Riêng những quầy sách vốn học rất ít thu hút khách. Thậm chí ngay cả những cuốn sách thuộc loại Best Seller trên thế giới cũng không được quan tâm. Giới trẻ hiện nay chỉ đi tìm những cuốn sách theo những thể loại “giải đáp tâm lí” hay “kinh nghiệm”... Những gian sách nghiên cứu thì còn “thê thảm” hơn vì chẳng ai ngó ngàng đến.   Tại các thư viện công cộng, trung bình mỗi ngày chỉ khoảng 20-30 lượt người đến đọc. Thường thì độc giả chỉ đến đây để đọc tạp chí thiên về hình ảnh và mang tính giải trí hay nghiền ngẫm những quyển tiểu thuyết ướt át   Tại các thư viện của trường đại học, các bạn sinh viên tập trung rất đông khi mùa thi đến gằn, chủ yếu để học thi và đọc báo, tạp chí đế giải trí trong quá trìnl ôn bài.   Sách được mượn chủ yếu là giáo trình phục vụ học tập mà thôi. Với những ngày bình thường thì những thư viện của trường đại học cũng rất vắng độc giả.   Với sự hỗ trợ tích cực của những phương tiện thông tin đại chúng, độc giả càng thấy hiệu quả cao của việc tiếp thị, quảng cáo sách. Mới đầu sách được quảng bá sẽ thu hút rất nhiều khách hàng, làm cho thị trường sách phát sốt. Nhưng thử ngẫm lại, những cuốn sách trên có được độc giả hiểu hết giá trị của nó không? Thẹo thời gian, chủ nhân của nó sẽ nhớ được bao nhiêu phần trăm nội dung cuốn sách? Hay họ chi mua sách để theo kịp bạn bè?.   Những nhà hiền triết nổi tiếng thế giới chưa bao giờ quên để lại một lời khuyên nào đó về tác dụng của việc đọc sách. Họ luôn khẳng định con đường duy nhất đưa họ đến đỉnh vinh quang là thông qua việc học tập, trau dồi tri thức.   “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đó là câu nói của vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản; V. I. Lênin. Điều khá lí thủ là ngày sinh của một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác này lại trùng đúng ngày Bill Gates tới Việt Nam [22 - 4]. Hai con người, hai thời đại, hai tuyên ngôn, nhưng ý tưởng và quan niệm của họ về sự tiếp cận tri thức và lĩnh hội các giá trị mà tri thức đem lại là hoàn toàn giống nhau.   Chữ “nghệ thuật” của Lênin dùng trong châm ngôn trên có ý nghĩa gì? Nghệ thuật đọc ở đây chính là biết đọc sao cho hợp lí, khoa học và tích cực nhất [về thời gian, dung lượng và nội dung]. Không có ai trẽn thế gian này lại có đủ hơi đủ sức mà đọc cho hết tất cả, dù chỉ một số lượng sách trong một lĩnh vực hẹp. Theo thống kê từ Cục Xuất bản - Bộ Thông tin - Truyền thông, trong năm 2005, các nhà xuất bản ở nước ta đã công bố hơn 20 ngàn đầu sách với khoảng 250 triệu bản in. Con số đó chưa nhiều, nhưng là một kỉ lục so vói 10 năm trước đây. Và trước một núi sách, một biển tri thúc như vậy, ta sẽ đọc thế nào đây? Mỗi ngày một cuốn sách, 360 ngày, vị chỉ 360 cuốn. Ngay số lượng này thôi chắc gì chúng ta đã đọc nổi?. Đó cũng chỉ là con số quá “khiêm tốn” so với 20 ngàn đầu sách một năm.   Muốn biết đọc trước hết phải ham đọc. Bởi đọc là một sở thích nhưng cũng là công việc đầy nặng nhọc. Nhiều người đọc để giải trí, một thú vui. Song, đọc không phải là một trò chơi nếu ta muốn phấn đấu thành tài. Chỉ khi chúng ta coi việc đọc như một say mê tự thân, ta mới dám vượt khó, mới ham đọc và mỏi hiểu hết những tri thức nằm trong sách vở. Có nhiều tri thức phải qua bao nhiêu “cửa” ta mới có cơ hội hiểu hết, “thẩm thấu” và biến thành tri thức của riêng mình.   Đọc, xét cho cùng là một công việc gian nan, đầy lao lực, phải có kinh nghiệm và phải được trang bị một tri thức nền cần có. Vào các thư viện lớn ở Hà Nội hay các thành phố khác ở nước ta bây giờ [Thư viện Quốc gia VN, Thư viện Thông tin KHKT, Thông tin KHXH, Thư viện Hà Nội, Thư viện TP. Hồ Chí Minh...] chúng ta cũng thấy có một số lượng người đọc không nhỏ. Nhưng thử làm một cuộc điều tra xã hội học nhỏ, ta cũng thấy số người đọc vì ham thích hoặc vì say mê khoa học không nhiều. Nhìn đi nhìn lại cũng chỉ một số gương mặt. Trong khi đó, số độc giả “đọc gạo” [đọc để thi, đọc để hoàn tất một chứng chỉ, đọc để làm xong một việc nhất thời nào đó rồi bỏ...] lại chiếm số đông. Không tạo cho mình một thói quen máu thịt với việc đọc thì chẳng chóng thì chầy, ta cũng sẽ mải mê với những ham thích khác mà bỏ qua việc đọc, có chăng, chỉ là một sự “đọc xổi” mà thôi.   Trong buổi giao lưu với sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội 23-4 vừa rồi, Bill Gates đã khuyên các bạn sinh viên là “phái biết đầu tư thực sự cho học vấn của mình. Phải biết học để bắt kịp thời đại”. Chính ông nói rằng hồi còn nhỏ, bố mẹ ông đã không tiếc tiền mua sách và ông đã say sưa đọc quên ăn, quên ngủ [điều mà ngay cả học trò Mĩ cùng lứa Bill cũng ngạc nhiên]. Bí quyết mà ông tiết lộ là phải có óc tò mò, ham tìm tòi, học hỏi. Chính nhà bác học A. Einstein cũng từng khuyên lớp trẻ là “...phải biết ngạc nhiên từ những điều mà tưởng chùng không đáng ngạc nhiên”. Muốn vậy, ta phải tìm trong sách vở. Chỉ có sách vở và những câu chữ nằm trên giấy mới giúp chúng ta thu nhận kiến thức hệ thống nhất, sâu sắc nhất để từ đó, chúng ta nâng cao trí tưởng tượng của mình. Chính óc tưởng tượng sẽ chắp cánh cho chúng ta có cơ hội bay cao, bay xa.   Với những thông tin trên, chúng ta đã nhận ra một phần vai trò và ý nghĩa của văn hóa đọc. Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua, trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách “bổ sung kiến thức”. Giới trẻ chúng ta sẽ làm gì trước thực trạng văn hóa đọc mà chính chúng ta đang sao nhãng hiện nay?.   Tất nhiên, văn hóa đọc không chỉ thể hiện ở việc mỗi ngày bạn hì hục đọc bao nhiêu trang sách mà còn thể hiện ở việc bạn đối xử với sách và với việc đọc như thế nào. Bạn không nhất thiết phải chăm chỉ như những chú mọt, phung phí tiền di mua... quá nhiều sách cũ, chịu khó lên thư viện ăn kẹo cao su, bỏ mặc cuộc đời sau nhưng cuốn cổ thi... để dán được cái mác là “người có đọc”.   Nếu bạn thấy hứng thú thực sự khi tìm ra thông tin quý giá, đam mê thả hồn vào những sản phẩm văn hóa giá trị, biết cách đọc sao cho bổ ích nhất với mình, và biết làm cho việc đọc thêm ngày càng phổ biến... thì bất kể bạn đang ngồi trước một cuốn truyện tranh, một màn hình máy tính hay một cuốn sách đen sì vẫn có ý nghĩa hơn là bạn đang ngồi trong thư viện với một chồng sách mà bạn không biết nên bắt đầu từ đâu.   Để có cái nhìn đa chiều và toàn diện về văn hóa đọc không phải chuyện đơn giản. Riêng đối với giới trẻ chúng ta, việc thờ ơ, sao nhãng với sách có thể coi là một hành động thiếu suy nghĩ. Không thể biện minh rằng thời đại đã thay đổi, chúng ta có nhiều việc để làm hơn là đọc sách... Văn hóa nghe nhìn chứng tỏ xã hội đang ngày càng phát triển với những phương tiện kĩ thuật hiện đại. Nhưng máy móc không bao giờ thay thế được con người. Đọc để biết rằng chúng ta có khả năng tưởng tượng, có khả năng tư duy... từ những khả năng ấy mà chúng ta đã chế tạo ra máy móc hiện đại phục vụ con người.  

Bài viết xin được thay lời kết bằng tâm sự của một người đã thành đạt mà người viết tình cờ đọc được. Hi vọng mỗi bạn trẻ sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về văn hoá đọc trong thời đại hiện nay: “Tôi mê sách từ nhỏ, mẹ tôi là nhân viên thư viện nên có lẽ đã truyền cho tôi niềm say mê đọc sách. Tôi đã từng mê sách đến mức ngủ quên trong Thư viện của mẹ giữa những dãy sách. Đó là một thư viện nhỏ nhưng trong con mắt của đứa bé như tôi, đó là một thế giởi rộng lớn. Mỗi quyển sách là một thế giới. Lớn lên một chút, tôi lại say sưa những trang sách văn học, mỗi lần chuẩn bị vào năm học mới, bố tôi thường mua trước cả bộ sách giáo khoa của năm học đó và những quyển sách văn học bao giờ cũng được tôi đọc trước tiên. Đó là những kỉ niệm ngày xưa. Còn bây giờ, tuy tôi có thể sử dụng vi tính thành thạo, lướt net không thua ai nhưng tôi vẫn yêu những trang sách. Ở đó  tôi không chỉ nhìn mà nghe mùi của từng trang sách, mùi mực in, thậm chí cả mùi mốc của những trang sách cũ. Tôi thường tưởng tượng về những người đọc quyển sách này trước tôi, họ cũng có những cảm nhận như tôi, có lẽ vì vậy đối với tôi, văn hóa đọc nằm trong những quyển sách.”

Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ. Giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo.

  • Các bài văn nghị luận xã hội

Dàn bài nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ

Tổng hợp các dàn ý chi tiết và tổng hợp cho đề bài nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ. Việc lập dàn ý sẽ giúp cho bài viết logic hơn, tránh được tình trạng thiếu ý, lặp ý hoặc sai đề. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình viết văn nghị luận xã hội nói riêng và các thể loại văn học khác nói chung.

Dàn ý nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ – Mẫu 1

Mở bài

  • Sơ lược về văn hóa đọc của giới trẻ

Thân bài

#1. Giải thích về khái niệm văn hóa đọc
  • Nghĩa rộng: Là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. 
  • Nghĩa hẹp: Là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi cá nhân.
#2. Văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay
  • Vì sống trong thời buổi công nghệ hiện đại, nên các bạn không ý thức được việc đọc sách.
  • Đọc sách theo phong trào.
  • Lựa chọn những cuốn “sách đen” để đọc.
#3. Tác hại của việc lạm dụng sản phẩm công nghệ và không đọc sách
  • Làm cho cơ thể không còn hoạt bát, năng động. Khiến cho não bộ ở trạng thái thụ động, không được minh mẫn.
  • Thiếu vốn từ trầm trọng, làm giảm khả năng suy nghĩ, giải thích các vấn đề không rõ ràng và lan man, nói năng không lưu loát.
#4. Lợi ích của việc đọc sách
  • Kích thích tinh thần.
  • Trau dồi kiến thức.
  • Mở rộng vốn từ và cách hành văn.
  • Tăng cường khả năng tư duy, phân tích và sáng tạo.
#5. Phản đề
  • Phê phán những người lợi dụng sách để truyền tải nội dung thiếu văn hóa, sao chép sách,…
#6. Đưa ra các biện pháp và hướng dẫn hình thành thói quen đọc sách
  • Phụ huynh hãy tạo cơ hội đọc sách cho con và cùng trao đổi, thảo luận về sách với con cái. Nhà trường hãy tổ chức các hoạt động và các trò chơi về sách để giới thiệu những cuốn sách hay và khuyến khích học sinh đọc sách nhiều hơn.
  • Để phát triển văn hóa đọc, chúng ta nên xây dựng thói quen đọc sách qua từng ngày, lựa chọn sách phù hợp và rèn luyện kỹ năng đọc sách.

Kết bài

  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa đọc và liên hệ bản thân đến với việc đọc sách, từ đó cùng chung tay giúp đất nước xây dựng nền văn hóa đẹp: văn hóa đọc.

Dàn ý nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ – Mẫu 2

Mở bài

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận bàn về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay

Thời đại ngày nay,với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động đến thói quen, văn hóa đọc sách của giới trẻ.

Văn hóa đọc sách dần dần bị thay thế bởi mạng xã hội và thiết bị điện tử làm chi phối sự tập trung cũng như thói quen đọc sách như thời xưa. Đây là một vấn đề mà chúng ta đang suy nghĩ và đưa ra những giải pháp để cân bằng lại vẫn giữ được văn hóa đọc sách ngày nào mà vẫn tiếp thu lĩnh hội khoa học công nghệ thông tin thời đại mới.

Thân bài

#1. Khái niệm văn hóa đọc
  • Văn hóa đọc là gì? Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin, mà còn là một trong những hoạt động văn hóa, được gọi là văn hóa đọc
  • Biểu hiện, hiện trạng văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay
  • Giới trẻ hiện nay thiếu hiểu biết hoặc chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách. 
  • Thái độ thờ ơ, không chú tâm rèn luyện thói quen đọc sách. Nhiều bạn trẻ chỉ mải mê lướt web, facebook, sống ảo trên mạng xã hội, chơi game,… Đối với họ không có văn hóa đọc sách.
  • Nhiều người không chăm chỉ, không cố gắng rèn luyện, trau dồi kiến thức, lĩnh hội vốn tri thức từ 
  • Nhiều người thiếu kiên nhẫn và sự kiên trì khi họ đọc sách để tiếp thu những kiến thức, những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, thì thay vào đó họ lại chỉ thích xem phim, lướt web giải trí mà thôi.
  • Đọc sách theo phong trào, trào lưu mà không có chính kiến, không thích thú thì cũng trở nên vô ích, hay gọi cách khác đọc sách làm màu thể hiện mình là người uyên thâm, chăm chỉ học tập,…
  • Đọc sách chưa có chọn lọc, không phù hợp với mục đích học tập, nhiều bạn trẻ chỉ thích đọc ngôn tình, tiểu thuyết tình yêu thường rất nhập tâm và thường có những suy nghĩ đi quá xa so với thực tại.
  • Nhiều bạn trẻ lựa chọn sách đen, sách có nội dung phản cảm thì sẽ tiêm nhiễm vào đầu óc những tư tưởng thiếu trong sáng lành mạnh, đi ngược lại với đạo đức nhân cách của dân tộc ta.
  • Các bạn trẻ tự khái niệm và tự mình đúc kết là sách thời nay lạc hậu rồi. Đọc sách mất thời gian vì bây giờ có mạng internet, google cần gì thì tra cứu nội dung là có đầy đủ cả, tóm gọn ý và chắt lọc nội dung giúp người đọc dễ hiểu và họ không mặn mà thói quen đọc sách hay lên thư viện đọc sách hoặc mua những cuốn sách hay về bổ sung cho tủ sách của mình.
  • Bình luận mở rộng thêm việc sách không giữ vị trí độc tôn, thư viện sách không thu hút giới trẻ thay vào đó là sự phát triển công nghệ thông tin, mạng xã hội đã đang du nhập vào văn hóa Việt Nam làm mất dần đi thói quen, văn hóa đọc sách ngày nào.
  • Những suy nghĩ lệch lạc và theo ý kiến chủ quan của một số bạn trẻ cần phải thay đổi ý nghĩ đó, và tạo lại thói quen tốt đọc sách.
#2. Vai trò của sách là yếu tố tác động duy trì cải thiện văn hóa đọc
  • Sách bao hàm ý nghĩa về giá trị tinh thần, chứa đựng văn hóa tinh hoa của nhân loại dưới các hình thái nghệ thuật khác nhau được ghi lại bằng ngôn ngữ như chữ viết , hình ảnh, ký hiệu,… của các dân tộc ta, giá trị văn hóa của các quốc gia trên thế giới. 
  • Sách là nơi lưu giữ những thành tựu khoa học, giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa mà con người đã đạt được.
  • Sách như một chiếc chìa khóa vàng mở những cánh cửa thành công, con đường ngắn nhất để đạt những ước mơ cho riêng mình.
#3. Phản đề
  • Không chăm chỉ rèn luyện và bỏ qua thói quen đọc sách hằng ngày thì đồng nghĩa với việc bỏ qua những thông tin bổ ích, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Bởi lẽ, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển.
  • Không đọc sách là đánh mất cơ hội phát triển năng lực của bản thân, mất cơ hội nâng cao khả năng tư duy logic, mở rộng tâm hồn và hạn chế kìm hãm sự phát trí tuệ con người.
#4. Giải pháp để con người trở lại văn hóa đọc
  • Nhận thức vai trò và ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách để con người ý thức được thói quen đọc sách thường xuyên hơn, nâng cao khả năng phát triển trí tuệ, vốn hiểu biết về cuộc sống, tiếp thu lĩnh hội những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
  • Chúng ta hãy thường xuyên dành thời gian cho việc đọc sách thay vì chỉ mải mê hưởng thụ, giải trí trên mạng xã hội, lướt web, lướt facebook, tik tok, chơi game online,…
  • Bộ văn hóa thông tin và giáo dục có chính sách hỗ trợ nhiều hoạt động cho giới trẻ quen dần với thói quen đọc sách: Tổ chức ngày hội đọc sách, hội sách để giới thiệu cuốn sách hay, tổ chức phong trào đọc sách, hội triển lãm về sách 

Kết bài

  • Khẳng định vai trò ý nghĩa việc duy trì văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay, việc đọc sách không thể thiếu trên con đường tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách và phát triển tâm hồn.
  • Khi đọc sách giúp ta có tư duy sắc bén hơn, cuộc sống thú vị hơn, tinh thần nâng cao hơn, mức độ căng thẳng giảm đi và trái tim biết động lòng trắc ẩn hơn. 
  • Vì vậy, hãy tạo thói quen đọc sách và chọn sách là những người bạn đồng hành tốt nhất để hướng đến những giá trị tốt đẹp

Văn mẫu nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ

Nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ – Mẫu 1

Tri thức của nhân loại qua hàng chục thế kỷ ngày càng đi lên và phát triển phong phú, vượt bậc. Tuy nhiên, con người cũng đã trải qua từng ấy thế kỷ tồn tại trên trái đất, làm cách nào mà họ – những thế hệ đầu tiên đến ông cha chúng ta vẫn có thể lưu giữ được những kinh nghiệm, kiến thức qua từng thời đại cho đến tận ngày nay để mà thế hệ sau vận dụng trong học tập, đời sống và công việc được nhỉ? Họ đã rất thông minh, sáng tạo ra chữ viết, rồi gìn giữ và lưu truyền những kinh nghiệm, kiến thức của họ bằng cách khắc lên đá, viết lên các tấm tre được gọt giũa và dần dần họ biết sáng chế ra giấy, sau cùng đóng thành từng quyển sách. Vậy mới nói, ngày xưa họ không phát triển như bây giờ, nhưng với những thứ dạy họ qua chữ viết thì họ luôn quý, luôn trân trọng. Và cũng từ đó văn hóa đọc được họ phát triển từ bản thân họ mà có thể họ cũng không hề hay biết. Nhưng cho đến ngày nay, văn hóa đọc sách vốn có nền móng tốt được các thế hệ trước xây dựng, đã không còn phổ biến rộng rãi với các thế hệ sau này, nhất là đối với giới trẻ của thời hiện đại! Vậy tại sao lại là giới trẻ nhỉ? Tại sao văn hóa đọc lại ít được giới trẻ đón nhận?

 Trước khi bước vào tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta cần hiểu rõ thêm về khái niệm của “văn hóa đọc”. Theo Thư viện Quốc gia Việt Nam thì văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn giao nhau nhưng không đồng tâm. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Nói cách khác là ý thức đọc sách đúng đắn của mỗi người. Văn hóa đọc vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần của con người. Bởi vì nó mang tính nghệ thuật và đề cao nhu cầu thưởng thức của văn hóa đích thực thông qua việc đọc sách.

Tuy nhiên, với thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ như hiện tại, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn như điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng, TV,…. đều đang rất phổ biến và theo hãng nghiên cứu thị trường Statista thì Việt Nam nằm trong top 10 nước sử dụng smartphone nhiều nhất thế giới. Và cũng vì những sản phẩm công nghệ hiện nay có tính năng tiện dụng, hấp dẫn so với các trang sách in, hoặc khi muốn tìm kiếm thông tin hay có thắc mắc về một vấn đề gì đó thì đều có “bác Google” giải đáp. Cho nên từ sự thay đổi về phương tiện, và theo một xu thế tất yếu thì mọi người cũng chuyển từ đọc sách sang đọc online, bởi vì họ thích sự tiện lợi và nhanh chóng. Và có lẽ cũng vì các tính năng hiện đại đó đã làm thay đổi sở thích và thói quen đọc sách, và cũng đã vô tình lấn át đi văn hóa đọc của mỗi người, khiến cho văn hóa đọc dần đi xuống. 

Và ở giới trẻ ngày nay, có lẽ từ bé đã được gia đình cho tiếp xúc với các sản phẩm điện tử quá sớm, nên giới trẻ bây giờ đã hình thành một thói quen là vào giờ giải lao, giải trí hay ngày nghỉ đều sẽ có hoạt động xuyên suốt với chiếc điện thoại thông minh, và ít có hoạt động nào khác để giải trí, thư giãn. Và thay vì sử dụng đúng đắn, hợp lý các sản phẩm công nghệ thì mọi người lại lạm dụng quá mức và quá phụ thuộc vào nó. Cho nên, thay vì đọc sách, báo để tìm hiểu vấn đề đang thắc mắc hay muốn tìm kiếm thông tin thì họ chỉ cần lướt vài cái trên điện thoại là ra. Tuy là mạng internet nhanh nhạy và có chứa một lượng thông tin phong phú và thường xuyên cập nhật, nhưng liệu đọc xong các bạn sẽ nhớ được bao nhiêu nội dung trên đó? Hoặc chỉ nhớ vào ngay lúc đó và ngày mai lại quên đi, không có chút ấn tượng nào đọng lại trong đầu cả. Và việc lạm dụng điện thoại, máy tính quá mức sẽ khiến cho mọi người rơi vào trạng thái bị động, cơ thể không còn hoạt bát, đầu óc không được sáng suốt và còn rất hại mắt nữa. Có lẽ cũng vì vậy mà vốn từ ngữ bây giờ của giới trẻ không được phong phú và quá thiếu chiều sâu. Ví dụ điển hình là khi các bạn viết một bài văn, không biết nên viết làm sao, không biết nên bắt đầu phần mở bài như thế nào, cũng không có ý tưởng gì để có thể triển khai vấn đề do vốn từ ngữ quá “cạn kiệt”. 

Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm thông tin hay học hỏi vấn đề gì đó thông qua sách thì sẽ không có tình trạng này diễn ra. Đọc sách giúp chúng ta kích thích được các dây thần kinh của não bộ, làm chậm lại tiến độ của mất trí nhớ, cách tập thể dục này giúp cho não bộ của chúng ta luôn khỏe mạnh và tránh lão hóa. Đọc sách còn giúp chúng ta trau dồi thêm kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện bản thân để hướng đến những giá trị tốt đẹp, và còn giúp ta củng cố được thêm nhiều vốn từ, và cách hành văn sẽ dần đi vào kiến thức, từ đó chúng ta cũng sẽ nói năng lưu loát, diễn đạt ý một cách rõ ràng, mạch lạc hơn. Và khi bạn đã tìm được ý nghĩa của việc đọc sách thì dần dần bạn cũng sẽ xây dựng được văn hóa đọc cho bản thân mình.

Nói đi cũng phải nói lại, không thể “vơ đũa cả nắm” khi nói về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay được. Vì vẫn có các bạn trẻ có hứng thú với sách, có đam mê với đọc sách và văn hóa đọc cũng được các bạn ấy nuôi dưỡng từ sớm. Nhưng số đó đối với giới trẻ mà nói, khá là ít. Phần còn lại thì, có những bạn sợ bị xem là lạc hậu nên sẽ đọc sách theo phong trào, cho dù có hiểu hay không thì cái cuốn nào đang “hot”, đang được bàn luận nhiều, các bạn vẫn sẽ tậu về đọc. Hoặc là những bạn trẻ có đọc, nhưng là đọc những loại sách với nội dung thiếu văn hóa, không lành mạnh mà người ta vẫn thường hay gọi là “sách đen”. Hoặc là những bạn xem thường lợi ích của việc đọc sách, thay vào đó là chơi game, xem phim liên tục, hoặc khi họ có cảm giác kiến thức đang bị mai một thì cũng sẽ tìm đọc cái gì hữu ích, mang lại tri thức. Tuy nhiên họ vẫn sẽ ưu tiên chiếc điện thoại lên hàng đầu vì với họ, đọc ở đâu cũng như nhau, nhưng đọc trên điện thoại hay máy tính khiến chúng ta dễ hư mắt và dễ phân tâm vì khi đang đọc lại có thông báo từ game, facebook, zalo, youtube,… rồi cũng không kiên trì được bao lâu. Và thị trường sách của thời nay khá là đa dạng, phong phú [theo đúng nghĩa đen luôn]. Sách về kinh tế, chính trị, sách dạy nấu ăn, sách khoa học,… và cả những cuốn “sách đen” nữa. Sách thì rất nhiều nhưng có một số cuốn sách cùng thể loại thì nội dung lại không khác là bao, hoặc có những cuốn sách có nội dung vô thưởng vô phạt, không truyền tải được điều gì, và những điều đó vô tình làm cho những người mới làm quen với sách sẽ bỡ ngỡ, bối rối vì không biết nên chọn cuốn nào. Hoặc là những cuốn sách có nội dung thiếu văn hóa, không lành mạnh vẫn đang được sản xuất và bày bán trên thị trường, làm hại tâm hồn và tư duy của các bạn trẻ. Để ngăn chặn điều này chúng ta cần lên tiếng tẩy chay và chính quyền cần mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn những người kiếm tiền từ việc in sách trái phép đó. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ và nhà trường nên định hướng và khuyến khích thêm về việc đọc sách cho học sinh. Như là cha mẹ hãy cùng trao đổi về sách với con cái, nhà trường và thầy cô hãy tổ chức thêm các hoạt động hoặc các cuộc thi nhỏ về sách để giới thiệu những cuốn sách hay, bổ ích đến các bạn học sinh. 

Để có thể phát triển được văn hóa đọc, các bạn trẻ nên xây dựng thói quen đọc sách, chúng ta có thể bắt đầu từ từ bằng cách một tuần đọc sách hai đến ba lần, mỗi lần đọc một trang, khi quen rồi thì chúng ta lại dần dần tăng thời gian đọc lên nhiều hơn một chút, và phải kiên trì, nhẫn nại thì mới có thể hình thành thói quen đọc sách. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên biết sở thích của mình để có thể chọn lựa cuốn sách đúng ý thì mới có thể kéo dài việc đọc, hoặc là chúng ta có thể nhờ người lớn, thầy cô giúp mình chọn ra các cuốn sách phù hợp, có ý nghĩa. So với việc xây dựng thói quen đọc sách thì việc rèn kỹ năng đọc của chúng ta cũng quan trọng không kém, chúng ta không nên đọc lướt, hay đọc cho xong mà thay vào đó chúng ta nên đọc câu nào thấm câu ấy, hãy “nhâm nhi” và thưởng thức từng câu từng từ mà tác giả muốn truyền tải, rồi chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tâm huyết và tâm hồn của tác giả thông qua cuốn sách. Và từ đó văn hóa đọc sẽ dần hình thành và trở thành một phần của cuộc sống chúng ta.

Và thật đáng khen làm sao khi vẫn có những người, có những bạn trẻ đề cao việc đọc sách và xây dựng văn hóa đọc. Họ không chỉ đơn thuần là đọc, mà còn biết áp dụng vào cuộc sống để giải quyết các vấn đề xung quanh hoặc là nhờ sách mà họ có thể tìm thấy bản thân mình. Và không chỉ đọc không, họ còn chia sẻ những cuốn sách hay, những câu từ ý nghĩa qua các phương tiện truyền thông, cốt yếu chính là muốn chia sẻ lợi ích mà sách mang lại và khuyến khích mọi người hãy dành thời gian để đọc sách nhiều hơn. Đọc sách không phải là việc của các nhà khoa học, tiến sĩ hay thầy cô gì cả. Mà nó cần được xây dựng từ mỗi cá nhân. Mỗi một cá nhân có văn hóa đọc thì đất nước cũng sẽ có văn hóa đọc và qua đó xã hội cũng sẽ phát triển văn minh hơn.

 Sách là người bạn tâm giao, là người thầy soi sáng dẫn lối ta đi đến con đường tri thức. Đọc sách còn là chiếc chìa khóa vạn năng để chúng ta mở ra cánh cửa trí tuệ và tâm hồn. Vì vậy bạn cũng hãy cho bản thân mình một cơ hội để tiếp nhận văn hóa đọc, để bản thân và cả xã hội có thể hướng đến những điều hay, điều đẹp trong cuộc sống và cùng chung tay góp phần xây dựng xu hướng của một nền văn hóa đẹp nhé!

Nguồn: VerbaLearn.com

Nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ – Mẫu 2

Thời đại ngày nay,với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động đến ý thức và thói quen, văn hóa đọc sách của giới trẻ. Văn hóa đọc sách dần dần bị thay thế bởi mạng xã hội và thiết bị điện tử làm chi phối sự tập trung cũng như thói quen đọc sách như thời xưa. Đây là một vấn đề mà chúng ta đang suy nghĩ và đưa ra những giải pháp để cân bằng lại vẫn giữ được văn hóa đọc sách ngày nào mà vẫn tiếp thu lĩnh hội khoa học công nghệ thông tin thời đại mới.

Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức để tiếp cận thông tin, mà còn là một trong những hoạt động văn hóa, được gọi là văn hóa đọc, là thái độ và cách ứng xử của chúng ta với tri thức và sách vở. Một thập niên với sự bùng nổ, thay đổi chóng mặt của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử đã tác động đến hành vi, suy nghĩ, thói quen của người trẻ trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Văn hóa đọc của giới trẻ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng với sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của các loại hình đa phương tiện. Giới trẻ cần nâng cao tinh thần khả năng đọc hiểu của mình để duy trì văn hóa đọc không bị mai một và lấn át bởi thiết bị công nghệ điện tử. Văn hóa đọc là việc duy trì việc đọc sách thường ngày, là hình thức tiếp cận thông tin, bổ sung vốn hiểu biết, nâng cao năng lực phát triển bản thân về tri thức và luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Biểu hiện văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay đáng báo động cần có những giải pháp để cải thiện khả năng đọc hiểu trên sách vở thay vì lạm dụng quá nhiều vào internet. Giới trẻ hiện nay thiếu hiểu biết và chưa ý thức rõ được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đọc sách. Nhiều bạn trẻ có thái độ thờ ơ, không chú tâm rèn luyện thói quen đọc sách. Nhiều bạn trẻ chỉ mải mê lướt web, facebook, sống ảo trên mạng xã hội, chơi game,… Đối với họ không có văn hóa đọc sách.

Nhiều người không chăm chỉ, không cố gắng rèn luyện, trau dồi kiến thức, lĩnh hội vốn tri thức từ, thiếu kiên nhẫn và sự kiên trì khi họ đọc sách để tiếp thu những kiến thức, những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, thì thay vào đó họ lại chỉ thích xem phim, lướt web giải trí mà thôi. Đừng bao giờ đọc sách theo phong trào, trào lưu mà không có chính kiến, không thích thú thì cũng trở nên vô ích, hay gọi cách khác đọc sách làm màu thể hiện mình là người uyên thâm, chăm chỉ học tập,… Đọc sách chưa có chọn lọc, không phù hợp với mục đích học tập, giới trẻ chỉ thích đọc ngôn tình, tiểu thuyết tình yêu thường rất nhập tâm và thường có những suy nghĩ đi quá xa so với thực tại. Nhiều bạn lựa chọn sách đen, sách có nội dung phản cảm thì sẽ tiêm nhiễm vào đầu óc những tư tưởng thiếu trong sáng lành mạnh, đi ngược lại với đạo đức nhân cách của dân tộc ta. Chúng ta tự khái niệm và tự mình đúc kết là sách thời nay lạc hậu rồi. Đọc sách mất thời gian vì bây giờ có mạng internet, google cần gì thì tra cứu nội dung là có đầy đủ cả, tóm gọn ý và chắt lọc nội dung giúp người đọc dễ hiểu và họ không mặn mà thói quen đọc sách hay lên thư viện đọc sách hoặc mua những cuốn sách hay về bổ sung cho tủ sách của mình.

Sách không còn giữ vị trí độc tôn nữa và đi theo đói là văn hóa đọc dần mất đi. Con người không còn có thói quen và giành thời gian tiền bạc để mua sưu tập riêng cho mình những quyển sách mà mình tâm đắc như trước.

Các bạn biết không trước khi mạng internet và thiết bị điện tử điện thoại, ipad, smartphone du nhập ngày càng nhiều vào nước ta, thì sách được xem là những người bạn và là con đường lớn nhất để tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Đọc sách giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết, nâng cao khả năng tư duy logic. Nhưng giới trẻ chúng ta lại thờ ơ, không mặn mà với văn hóa đọc, họ nghĩ thời hiện đại bây giờ sách không còn quan trọng và lạc hậu rồi.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc có nói: Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?”. Và ông tự trả lời rằng: “Có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “Bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Văn hóa đọc đang đứng trước nguy cơ bị mai một và bị lấn át bởi những thiết bị công nghệ điện tử thông minh. Khác với thời xưa, thị trường sách ngày một đa dạng, phong phú để bạn đọc dễ dàng tìm kiếm những nội dung hay hỗ trợ cho công việc và nhu cầu cuộc sống của mình, nội dung đa dạng đầy đủ, hình thức được trau chuốt mát mắt hơn rất nhiều. Nhiều bạn chạy theo phong trào đọc sách. Khi đó vừa mất tiền bạc, thời gian mà không tiếp thu lĩnh hội mà cuốn sách muốn gửi gắm đến bạn đọc. Có một thời gian những cuốn sách như “Mãi mãi tuổi 20”, “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” làm mưa, làm gió trên thị trường sách. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế giới phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế giới phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Nhiều bạn dù không thích đọc nhưng thấy bạn bè mua về mình cũng thể hiện để không bị thua thiệt.

Nhiều bạn trẻ thay vì đọc sách đúng chuyên ngành để phục vụ nhu cầu học tập, nhưng các bạn lại thích đọc sách ngôn tình, tiểu thuyết tình yêu, hoặc là các bạn dành hàng giờ đồng hồ chỉ để lướt web, sống ảo trên facebook,…đọc sách mà không có chọn lọc thì cũng vô ích.

Một thực trạng đáng báo động, đó là việc các bạn trẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào các loại hình truyền thông. Thay vì việc lên thư viện tìm sách tham khảo, nhiều bạn sinh viên mang máy tính xách tay lên thư viện ngồi tra cứu bằng các công cụ trên mạng xã hội. Hiện nay khi mà nhà hàng, quán cà phê, karaoke, vũ trường mọc lên ngày càng nhiều, thu hút bạn trẻ đến thưởng ngoạn thì thư viện, hiệu sách lại vắng bóng, làm cho văn hóa đọc bị giới trẻ lãng quên. Thị trường sách đang phải tự mình chống chọi với doanh thu bán sách ngày một giảm và không cạnh tranh với thiết bị điện tử, ebook,… Thực tế chứng minh lượng sách rất phong phú nhưng lượng tiêu thụ rất hạn chế. Nhiều bạn trẻ vào hiệu sách, nhưng mục đích chính lại là mua các đồ dùng cá nhân chứ không phải mua sách”. Có lẽ, đây cũng chính là một phần lý do khiến gian hàng bày bán sách ngày càng thu hẹp. Trong khi ngày càng có thêm nhiều quầy hóa mỹ phẩm mọc lên tại các hiệu sách. Những cuốn sách điện tử đang được thay cho những cuốn sách giấy, chính vì vậy văn hóa đọc cũng không còn giữ được nét nguyên sơ.

Chủ tịch Hồ CHí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam. Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình. Sách bao hàm ý nghĩa về giá trị tinh thần, chứa đựng văn hóa tinh hoa của nhân loại dưới các hình thái nghệ thuật khác nhau được ghi lại bằng ngôn ngữ như chữ viết , hình ảnh, ký hiệu,… của các dân tộc ta, giá trị văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Sách là nơi lưu giữ những thành tựu khoa học, giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa mà con người đã đạt được. Sách như một chiếc chìa khóa vàng mở những cánh cửa thành công, con đường ngắn nhất để đạt những ước mơ cho riêng mình.

Nếu một ngày nào đó chúng ta mất đi thói quen đọc sách, văn hóa đọc không còn tồn tại thì chúng ta sẽ đánh mất những gì? Giới trẻ không chăm chỉ học tập, rèn luyện và bỏ qua thói quen đọc sách hằng ngày thì đồng nghĩa với việc bỏ qua những thông tin bổ ích, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Bởi lẽ, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Không đọc sách là đồng nghĩa với việc chính mình đánh mất cơ hội phát triển năng lực của bản thân, mất cơ hội nâng cao khả năng tư duy logic, mở rộng tâm hồn và hạn chế kìm hãm sự phát trí tuệ con người

Xã hội hiện đại, tình trạng mạng thông tin truyền thông, thiết bị công nghệ điện tử ngày càng đa dạng phong phú thu hút giới trẻ, đáp ứng nhu cầu vật chất và giải trí hưởng thụ của con người.   Thay vì chỉ mải mê hưởng thụ, giải trí trên mạng xã hội, lướt web, lướt facebook, tik tok, chơi game online,…giới trẻ thường xuyên dành thời gian cho việc đọc sách …Chính vì thế thời gian để thế hệ trẻ bỏ ra để đọc sách dần bị ít đi và không còn thường xuyên, không được ưu tiên như trước nữa. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng sách vẫn có những tính năng ưu việt và không có thiết bị công nghệ, điện tử hay internet có thể thay thế được và chúng ta cần tạo ra và lan tỏa tới mọi người nhận thức rộng rãi về văn hóa đọc sách. Một trong những giải pháp đưa sách đến gần với mọi người hơn là việc hằng nay bộ văn hóa thông tin tổ chức hội sách diễn ra rộng rãi khắp cả nước, ngày hội trao đổi sách tại các trường học, thư viện sách lưu động để hi vọng một ngày trong tương lai giới trẻ sẽ quan tâm và thay đổi cách nhìn nhận và ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách để con người ý thức được thói quen đọc sách thường xuyên hơn, nâng cao khả năng phát triển trí tuệ, vốn hiểu biết về cuộc sống, tiếp thu lĩnh hội những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Chúng ta, đã đến lúc cần định hướng cho người đọc nói chung và bạn đọc trẻ nói riêng, việc đọc sách không phải là theo trào lưu, mà còn giúp nâng cao nhận thức, tích lũy tri thức.

Văn hóa đọc không thể thiếu trên con đường tìm kiếm tri thức và hoàn thiện nhân cách và phát triển tâm hồn của giới trẻ hiện nay. Sách là kho tàng tri thức rộng lớn, là món ăn tinh thần và là nguồn kiến thức quý giá mà nhân loại đã ban tặng,  đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách và là chìa khóa vàng mở cánh cửa thành công của mỗi người. Vì vậy, hãy tạo thói quen đọc sách và chọn sách là những người bạn đồng hành tốt nhất để hướng đến những giá trị tốt đẹp. Hãy trân trọng từng quyển sách và luôn cố gắng rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và tiếp thu lĩnh hội thực hành những kiến thức mà sách mang lại, thì chắc chắn bạn sẽ đạt những ước muốn khát vọng, ước mơ của riêng mình các bạn nhé!

Nguồn: VerbaLearn.com

Video liên quan

Chủ Đề