Vay tiền trên app không trả có sao không

Vay tiền trên app không trả có sao không

Quảng cáo cho vay tiền xuất hiện ở nhiều nơi trên địa bàn TP - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa cảnh báo tình trạng trên.

Sở này cho hay, thời gian qua trên địa bàn TP xảy ra nhiều trường hợp dù không vay nợ cũng không bảo lãnh cho người khác vay nợ, nhưng lại liên tục bị nhắn tin, gọi điện thoại đòi nợ, đe dọa, gây áp lực để trả khoản nợ vay của người khác.

Khi vay tiền bằng hình thức tín chấp, người vay phải cho phép bên cho vay được truy cập danh bạ điện thoại cá nhân hoặc danh sách bạn bè trên mạng xã hội thông qua ứng dụng vay (app vay).

Khi người vay không trả tiền đúng hạn hoặc mất liên lạc, bên cho vay sẽ xâm nhập, sử dụng dữ liệu danh bạ của người vay để nhắn tin, gọi điện thoại để đòi nợ một người bất kỳ dù không liên quan đến các khoản vay.

Hành động này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người không có nghĩa vụ trả nợ. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn bị các đối tượng cho vay nợ sử dụng công nghệ, cắt ghép hình ảnh với những nội dung thô tục, nhạy cảm… để đăng lên các trang mạng xã hội, làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của người bị đòi nợ.

Sở Thông tin và truyền thông khuyến cáo các cá nhân rơi vào trường hợp trên nên lưu lại số điện thoại, thông tin, hình ảnh tin nhắn và gửi kèm theo văn bản đến tổ chức, cá nhân cho vay nợ để khiếu nại.

Đồng thời, người bị quấy rối có thể gửi đơn kèm chứng cứ tới chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm về lĩnh vực ngân hàng, hoặc gửi đơn trình báo, tố cáo đến cơ quan công an, Sở Thông tin và truyền thông để được hỗ trợ xử lý về hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông để đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Vay tiền trên app không trả có sao không
Bình Phước: Công nhân vay ‘tín dụng đen’, cán bộ công đoàn bị đe dọa

ĐAN THUẦN

Vay tiền online không trả có sao không, có bị xử lý theo pháp luật không? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Hình thức vay tiền online khá phổ biến hiện nay với cách thức đơn giản nhanh chóng, nhưng hầu hết các website/app vay online đều áp dụng mức lãi suất cao do đó nhiều khách hàng vay tiền không có khả năng trả nợ.

Vậy vay tiền online không trả có sao không, có bị xử lý theo pháp luật không? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Các hình thức vay tiền online phổ biến

Các hình thức vay tiền online phổ biến hiện nay bao gồm:

Vay tiền qua app online

Với hình thức này, bạn chỉ cần tải ứng dụng của đơn vị cho vay, sau đó điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu, cung cấp hình ảnh CMND là đã có ngay một khoản vay từ 1 – 10 triệu.

Vay tiền qua website

Tương tự như vay tiền qua app, thay vì tải ứng dụng, bạn chỉ cần truy cập vào website của đơn vị cho vay, điền các thông tin đăng ký vay và ngay sau đó sẽ có nhân viên tư vấn gọi điện và giới thiệu chi tiết về khoản vay. Nếu cảm thấy phù hợp, 2 bên sẽ ký kết hợp đồng vay tiền và nhận khoản vay mong muốn.

Vay tiền qua mạng xã hội online

Sự phát triển của mạng xã hội kéo theo hình thức cho vay tiền online của các cá nhân, cộng tác viên của các công ty tài chính cho vay ngày càng đông đảo. Chính vì vậy, hình thức này tiềm tàng nhiều rủi ro, khách hàng cũng khó lựa chọn vì thông tin của các cá nhân thường không rõ ràng.

Vay tiền online không trả có sao không?

Dưới đây là một số hậu quả nếu bạn vay tiền online không trả:

Bị liệt vào danh sách nợ xấu

Nếu bạn trả chậm, trả không đúng kỳ hạn hoặc thậm chí là có ý định không trả, bạn sẽ bị rơi vào danh sách nợ xấu.

Khi rơi vào danh sách nợ xấu, bạn sẽ rất khó có thể vay tiền tại các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác sau này. Việc xét duyệt sẽ trở nên khắt khe và khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là khi bạn cần một khoản vay lớn.

Đồng thời, rời vào danh sách nợ xấu, bạn cũng đã tự đánh mất quyền lợi vay tiền lãi suất thấp được ưu đãi tại các ngân hàng.

Vay tiền trên app không trả có sao không
Bị liệt vào danh sách nợ xấu khi trả chậm

Phải chịu phí phạt trả chậm và lãi suất cao

Đa số các tổ chức cho vay online nếu bạn không trả số tiền vay và lãi suất trong vòng 90 ngày bạn sẽ phải chịu phí phạt trả chậm.

Mức lãi suất trả chậm được tính theo:

  • Lãi suất cho phần lãi chậm trả.
  • Lãi suất trên nợ gốc trong khoảng thời gian trong hạn.
  • Lãi suất trên dư nợ gốc quá hạn.

Nhiều trường hợp rơi vào tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con” là do không thanh toán đúng kỳ hạn, phải trả tiền lãi tăng theo cấp số nhân.

Bị nhắn tin, gọi điện làm phiền

Nhiều khách hàng vay tiền và cố tính không trả hoặc cố tình “quên” đi khoản vay, chắc chắn mỗi ngày sẽ có rất nhiều tin nhắn, cuộc gọi từ các đơn vị tài chính nhắc bạn về khoản vay.

Những cuộc gọi này thường kéo dài từ ngày này qua ngày khác, thậm chí, người thân của bạn cũng bị làm phiền. Không chỉ thế, bạn còn có thể bị bôi xấu trên mạng xã hội.

Vay tiền trên app không trả có sao không
Bị nhắn tin, gọi điện làm phiền

Vay tiền online không trả có bị xử lý hình sự không?

Nếu như số tiền người cho vay và người vay ở mức lãi suất không vượt quá mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay và đầy đủ giấy tờ pháp lý thì trong trường hợp không trả sẽ bạn sẽ bị buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lúc này khi bên vay kiện bạn sẽ bị đưa ra cơ quan pháp luật và chịu hình phạt theo pháp luật.

Vay tiền trên app không trả có sao không
Vay tiền online không trả có thể bị xử lý hình sự

Trong trường hợp người cho vay với lãi suất vượt hơn so với pháp luật thì hai bên sự tự xử lý. Thậm chí người cho vay có thể bị kết tội vì cho vay với lãi suất trái pháp luật. Chính vì thế, nếu như phát hiện trường hợp vay lãi quá cao hãy báo ngay chơ cơ quan pháp luật can thiệp kịp thời.

Trong cuộc sống ” có vay có trả” là quy luật tất yếu. Nếu bạn đã vay tiền dù là hình thức onlinen hay hình thức nào đi chăng nữa thì hãy trả một cách sòng phẳng để tránh gặp bất lợi cho bản thân và gia đình.

Trong các hình thức cho vay tiền, vay tiền online vẫn được là một trong những giải pháp tối ưu khi bạn gặp khó khăn về tài chính và cần gấp tiền.

Với những thông tin đã nêu trong bài viết trên đây, hi vọng bạn đã tìm ra lời đáp cho câu hỏi vay tiền online không trả có sao không và đưa ra được quyết định đúng đắn.

Khi làm thủ tục vay tiền qua app, thông thường các app này yêu cầu người vay phải cho phép app truy cập danh bạ điện thoại. Vì vậy, phát sinh những tình huống người vay không trả nợ đúng hạn thì chủ sở hữu app sẽ gọi điện quấy rầy người thân, nhằm tạo sức ép cho người vay phải trả nợ.Đối với trường hợp này thì người vay phải giải quyết như thế nào? Công ty Luật Minh Gia xin tư vấn như sau.

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn:

Xin chào luật sư!

Do cuộc sống khó khăn và do em mới vừa sinh em bé nên cuộc sống gia đình em thiếu thốn đủ bề. Do em không tìm hiểu kĩ nên em có vay online các app trên mạng, thủ tục đơn giản và duyệt nhanh, lúc đầu vay không lãi suất. Nhưng càng ngày lãi suất và số tiền em nhận được không giống thực tế. Và em phải vay rất nhiều app để trả app này và bù qua app kia. Và bây giờ em không còn khả năng chi trả và em bị quá hạn tiền lời mỗi ngày một tăng và tăng rất nhiều. Bọn họ điện thoại làm phiền người nhà em và hù dọa. Họ đăng hình ảnh em trên mạng xã hội. Em đang trong hoàn cảnh nuôi con nên cũng rất khó khăn mà em bị vậy em cũng thấy rất lo sợ. Em xin hỏi luật sư bây giờ em phải làm sao?

Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp của chị, công ty xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Thông tư 18/2019/TT-NHNN, các công ty tài chính không được gọi điện cho người thân của khách hàng vay để đôn đốc, thu hồi nợ. Tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số điện thoại nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Như vậy,  hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối người khác có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Đối với hành vi đăng ảnh trên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm danh dự, thì người thực hiện hành vi vi phạm cũng bị phạt đến 20 triệu đồng theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

“1.   Phạt tiền từ 10.000.000 triệu đồng đến 20.000.000 triệu đồng đối với  hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a)  Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

…….”

Nghiêm trọng hơn, hành vi này có thể bị xử lý về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống theo Điều 155 và Điều 156 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Như vậy, nếu bị đăng ảnh trên mạng xã hội, chị hoàn toàn có quyền gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an để yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật và buộc người có hành vi vi phạm gỡ bỏ những hình ảnh, thông tin đó. Đồng thời, chị có thể ghi âm cuộc gọi và khiếu nại lên nhà mạng mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết.