Ve henna la gi

Không phải mọi loại mực xăm henna trên thị trường đều giống nhau, và để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, người dùng cần lưu ý để chọn được loại mực tốt nhất

Đối với một hình vẽ henna thì mực henna giữ vai trò cốt yếu trong việc quyết định chất lượng của hình vẽ, màu sắc cũng như độ bền sau này. Vậy mực xăm henna là gì và có những loại nào?

1. Mực xăm henna là gì?

Mực xăm henna là hỗn hợp dạng sánh được pha chế từ bột henna là thành phần chính cùng một số thành phần tự nhiên khác như cốt chanh, nước cafe, tinh dầu, vv… . Mực henna dùng để vẽ henna (hình xăm tạm thời) trên da và thường được pha chế, đóng gói sẵn dưới dạng tuýp nhọn (cone). 

Ve henna la gi
Mực xăm Henna được làm từ lá cây móng.

2. Các loại mực xăm henna phổ biến trên thị trường hiện nay?

Hiện nay mực xăm henna khá đa dạng các loại khác nhau những chủ yếu là có 2 loại chính được phân chia theo màu sắc của mực như sau:

2.1. Mực xăm henna nâu tự nhiên (natural henna)

Ve henna la gi
Mực henna tự nhiên có màu nâu và an toàn cho người sử dụng.

Màu của hỗn hợp mực henna tự nhiên chỉ có DUY NHẤT MÀU NÂU. Henna tự nhiên tuyệt đối không gây hại cho da nên có thể vẽ trên nhiều vùng da khác nhau của cơ thể, và cho nhiều đối tượng khác nhau thậm chí cả bà bầu và trẻ em.

Cách nhận biết và đặc trưng của mực henna nâu tự nhiên:

– Tuýp mực ở dạng bột sền sệt khi vẽ ra

– Mùi lá móng đặc trưng (kiểu mùi lá cây & nhựa cây)

– Sau một thời gian ngắn sau khi vẽ (~10′) mực khô lại sẽ cho thấy hiện tượng giống như nứt và bong dần khỏi bề mặt da để lại lớp màu trên da.

– Màu mới vẽ là màu nâu cam và sẽ đậm dần lên sau 12h (mực không phải tự nhiên tuyệt đối không có hiện tượng này), 3 ngày đầu không thể phai và lưu lại trên da trong khoảng 1-2 tuần.

2.2. Mực henna đen (black henna)

Ve henna la gi
Nếu không biết cách lựa chọn mực Henna đen sẽ gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cơ thể người xăm henna.

Đầu tiên phải khẳng định henna đen KHÔNG phải henna tự nhiên pha từ bột lá móng. Tên gọi black henna chỉ là do thói quen và do sản phẩm ra đời cùng trong chuỗi trào lưu vẽ henna.

Do nhu cầu của thị trường, những người mê xăm vẽ trên cơ thể muốn có nhiều màu hơn và đặc biệt ưa thích màu đen giống hình xăm thật, điều mà henna nâu tự nhiên không mang lại được. Từ đó henna đen ra đời.

Thành phần của black henna thay đổi tùy từng Nhà sản xuất, nhưng thường có thành phần tạo màu.

Tuy nhiên, cũng không cần phải quá lo ngại khi nhắc đến henna đen vì những công ty chuyên chế tạo henna cũng sản xuất mực henna đen đủ uy tín, được thử nghiệm và đánh giá chất lượng cũng như những chú ý với khách hàng có da nhạy cảm.

Vì vậy, nếu muốn có hình xăm vẽ màu đen như thật, quan trọng nhất là bạn cần quan tâm NGUỒN GỐC sản phẩm và THỬ TRƯỚC trên da theo chú ý của Nhà sản xuất.

Nhiều người trong chúng ta biết đến xăm hình nhưng không phải ai cũng biết đến vẽ henna. Vẽ henna không đơn giản chỉ là vẽ hình lên người mà đó còn là nghệ thuật. Henna có lịch sử hình thành và được lưu truyền như một bộ môn học thuật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Vẽ henna là gì?

Trước khi tìm hiểu vẽ henna là gì và hiểu về nó, chúng ta cần bắt đầu bởi cái tên “henna” trước đó. Được biết, henna hiện tại là tiếng latinh đã được phiên âm từ tiếng Ả Rập. Nguyên thủy của từ này là dùng để chỉ một loại thảo mộc được trồng nhiều ở Africa,Southern Asia,và Northern Australia.

Ve henna la gi

Người dân ở những vùng kể trên dùng lá của cây henna phơi khô sau đó giã nhuyễn và pha với nhiều loại nguyên liệu khác tạo thành chất nhuộm. Tuy nhiên, thay vì để nhuộm vải (một việc rất thường làm thời xa xưa) thì người dân ở đây đã biết dùng henna để làm đẹp. Tức là, họ dùng hỗn hợp lá cây henna để tạo ra thuốc nhuộm không chỉ để nhuộm vải mà còn dùng nhuộm tóc, móng, da,…

Henna không đơn giản là nhuộm để đẹp mà còn có công dụng chống ẩm mốc cho đồ vật. Vì thế càng ngày nó càng được ưa chuộng và dùng đến ngày nay. Bên cạnh đó, hoa henna cũng được dùng làm thành phần chính trong điều chế nước hoa.

Ve henna la gi

Bởi vì từ trước con người đã biết dùng mực vẽ henna để vẽ lên da nên nó được lưu truyền đến những đời sau. Thay vì phải nghĩ ra cái tên mới để đặt cho loại hình nghệ thuật này, con người chọn luôn tên nguyên liệu tạo ra màu vẽ để đặt cho hình thức vẽ lên da.

Ngoài cái tên henna, người ta còn thường hay gọi là henna tattoos . Nhưng không phải ai cũng biết, tên gọi chính thức của nó là mehndi. Mọi người chỉ quen gọi cách vẽ này theo tên nguyên liệu và đã có từ lâu nên cũng khó mà thay đổi. Vì thế, dù bạn gọi là henna hay mehndi cũng không sai.

Các màu sắc của henna để vẽ lên da

Bột henna sau khi phơi giã ra có màu xanh của tràm. Tuy nhiên, sau khi pha trộn với những loại dược liệu khác nó sẽ tạo thành một hỗn hợp màu nâu đỏ đậm. Đến thời điểm hiện tại, cũng chỉ có duy nhất màu này là đúng henna nguyên chất, không có thành phần hóa học. Nếu bạn thấy những màu khác thì do sau này con người ta đã pha trộn thêm nhiều thành phần hóa học và chất tạo màu khác để hút người dùng.

Ve henna la gi

Khi ánh sáng khác nhau cũng làm cho màu sắc có độ tương phản, đậm nhạt khác nhau. Nhiều người lầm tưởng henna có màu đen, nhưng thực tế không phải vậy.  Do đó, nếu bạn có ý định mua màu vẽ henna và được giới thiệu những màu sắc khác thì cần xem lại. Bởi vì, henna chỉ có duy màu nâu đỏ đậm không có bất kỳ màu nào khác.

Vẽ henna giữ được bao lâu là điều nhiều người thắc mắc bởi nó có thành phần tự nhiên. Mà những gì tự nhiên thì thường không được bám màu lâu như những phẩm màu điều chế có thành phần hóa học khác.  Nếu bạn mua đúng màu henna nguyên chất thì khi vẽ lên da sẽ giữ được từ 2 đến 3 tuần mới phai. Còn những sản phẩm với thành phần henna ít, kém chất lượng thì chỉ giữ được một thời gian ngắn, nhiều lắm là 1 tuần sẽ bay màu.

Ve henna la gi

Sự thịnh hành của henna ngày nay

Hiện nay, vẽ henna có thể nói là một hình thức “xăm” mình không đau rất thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng. Ngoài việc không đau, không đỏ, hình vẽ có thể giữ được lâu thì nó còn an toàn cho sức khỏe của người được vẽ vì có thành phần tự nhiên.

Ve henna la gi

Chúng ta có thể thấy không chỉ người bình thường, yêu nghệ thuật xăm mình, các nghệ sĩ khi muốn tạo hình tượng mới mà cả những cô dâu, mẹ bầu đang mang thai,… đều yêu thích henna. Nhiều mẹ bầu muốn lưu giữ những khoảnh khắc khi đang mang thai đã chọn hình thức vẽ henna lên bụng và chụp ảnh để giữ kỷ niệm. Nhiều cô dâu trong ngày trọng đại cũng đã vẽ henna lên phần từ cổ đến ngực hoặc tay tạo nét đẹp riêng, khó phai.

Nói như vậy cũng đủ thấy henna ngày càng phát triển và được yêu thích bởi nhiều người, nhiều thế hệ.

Những vị trí vẽ henna đẹp, ấn tượng và an toàn

Tuy henna nguyên chất có thành phần từ thiên nhiên nhưng hiện nay để đáp ứng yêu cầu người dùng, màu henna đã có sự pha trộn những thành phần hóa học. Dù sự pha trộn không đáng kể nhưng với nhiều người có làn da dễ dị ứng, mẫn cảm thì khi dùng thuốc vẽ cũng có thể gây hại cho da, làm da bị phồng rộp, sưng đỏ,… Vì thế khi xăm mình henna bạn cần biết được thành phần của thuốc vẽ. Không chỉ vậy, bạn còn cần biết bản thân có dễ bị dị ứng với các loại thành phần hóa học, chất tạo màu,….hay không. Tốt nhất, chúng ta nên vẽ henna ở một số vị trí sau trên cơ thể:

Ve henna la gi

  • Lòng bàn chân
  • Mu bàn tay
  • Cổ

Những vị trí này khi xăm lên vừa đẹp, vừa sang lại giữ màu lâu trôi.

Những lưu ý cần biết khi xăm henna

Có nhiều người thích là xăm mà không tìm hiểu trước về thứ mình định xăm, như vậy là không tốt. Trước khi xăm henna bạn cần tìm hiểu kỹ về nó. Không chỉ vậy, bạn còn cần biết được những lưu ý quan trọng để giúp bạn có được những hình xăm đẹp, an toàn và giữ được lâu trên da:

  • Tìm được chỗ vẽ henna uy tín, thợ giỏi, lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm,…
  • Thành phần của mực vẽ có đúng là henna hay không hoặc có bao nhiêu phần trăm là henna trong đó.
  • Bạn nên thử một ít mực vẽ trước khi quyết định vẽ thực và vẽ nhiều lên da. Cách làm này sẽ giúp bạn xác định được da mình có dị ứng hay không cũng như kiểm tra được màu vẽ khi nhìn bên ngoài và vẽ lên da thế nào.
  • Bạn nên xông hay nói khác hơn là làm ấm vùng da định xâm bằng hơi nước. Cách làm này vừa để cho màu vẽ henna lên chuẩn vừa đẹp và bám lâu hơn
  • Sau khi vẽ henna khoảng 5 phút, bề mặt vẽ đã bắt đầu khô, bạn có thể phết hỗn hợp chanh và đường đã pha lên vùng da được vẽ. Cách làm này sẽ giúp cho hình vẽ henna trên da giữ được lâu hơn và khó phai hơn.

Ưu điểm của việc vẽ henna so với xăm hình truyền thống

Vẽ henna là một loại hình khác của xăm nhưng không gây đau đớn, để lại sẹo hay những dị ứng sau này. Với những ai chỉ muốn vẽ cho đẹp, vì yêu thích sự nghệ thuật, muốn chạy theo trào lưu chứ không để dài lâu thì có thể chọn hình thức vẽ henna này.

Ve henna la gi

Vẽ henna có nhiều ưu điểm nên cũng có nhiều người lo ngại về giá cả và thương hỏi vẽ henna giá bao nhiêu. Ở thời điểm hiện tại, vẽ henna có giá cả phải chăng, thậm chí có thể nói là rẻ và phù hợp với nhiều đối tượng. giá vẽ henna không cao nên kể cả các bạn trẻ, tuổi teen cũng có thể tự mình chọn một nơi thích hợp và xăm những hình xăm đáng yêu, ngộ nghĩnh, đẹp mắt chỉ có cho riêng mình.

Nói chung, vẽ henna có thể nói là một hình thức xăm mình có khả năng cạnh tranh cao với loại hình xăm truyền thống. Ngày càng có nhiều người yêu thích loại hình nghệ thuật lâu đời của Ấn Độ này.

Nếu bạn đang đắn đo, băn khoăn không biết nên xăm hình dài lâu hay vẽ henna. Và nếu bạn xăm thì sẽ xăm hình gì là thích hợp thì chúng tôi khuyên bạn nên chọn vẽ henna trước. Nó sẽ giúp bạn định hình được mẫu hình mình muốn vẽ lên sẽ thế nào. Sau đó, bạn xăm hình vẫn chưa muộn.

Vẽ henna sẽ cho bạn sự khác biệt, giúp bạn tạo nên cá tính. Vì thế, nếu thích bạn nên thử vẽ henna lên da ngay hôm nay xem sao.