Ví dụ về thành phần phụ của câu

Thành phần phụ chú là gì? Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú? Ý nghĩa của thành phần phụ chú là gì? Ví dụ cách đặt câu có thành phần phụ chú? Cách sử dụng thành phần phụ trú hiệu quả?…  Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thành phần phụ chú là gì cùng những nội dung liên quan!

Định nghĩa thành phần phụ chú là gì?

Thành phần phụ chú là phần kiến thức trong chương trình Ngữ Văn 9 tập 2 được nhiều học sinh quan tâm. Vậy thành phần phụ chú là gì? Theo định nghĩa, thành phần phụ chú là thành phần biệt lập, không có sự tham gia vào thành phần câu. Thành phần phụ chú chủ yếu nhằm mục đích giải thích, bổ sung, làm rõ nội dung hay chủ đề được sử dụng trong câu.

Thành phần phụ chú có chức năng giải thích và bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu đứng trước nó và có cùng chức năng ngữ pháp trong câu.

Thành phần phụ chú có thể đồng chức năng với các bộ phận ngữ pháp hoặc có thể không đồng chức năng với bộ phận ngữ pháp. Nó không chỉ là thành phần phụ giải thích cho một thành phần hay một bộ phận nào đó mà nó còn mang ý nghĩa dùng để giải thích, bổ sung một điều cần chú thích ở trong câu.

Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú thường nằm giữa hai dấu gạch ngang, dấu chấm phẩy, hai dấu ngoặc đơn, giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy hoặc có thể đặt sau dấu hai chấm. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Ví dụ về thành phần phụ chú:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Thành phần phụ chú là gì và các thành phần trong câu.

Luyện tập đặt câu có thành phần phụ chú

Bài tập 1: Đưa ra ví dụ về thành phần phụ chú là gì và giải thích tác dụng của thành phần phụ chú trong câu.

Hướng dẫn: Hùng – Bí thư lớp 10A, đạt giải nhất môn Toán trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2019.

Trong câu “Bí thư lớp 10A” được gọi là thành phần phụ chú trong câu, đứng sau dấu gạch ngang có tác dụng bổ sung thông tin cho câu để mọi người hiểu rõ hơn về người được nói đến và chức vụ của họ.

Bài tập 2: Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi.

a, Lúc đi,đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

  1. b] Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm.

Câu hỏi 1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

Hướng dẫn: Khi bỏ qua các từ in đậm, nghĩa của các câu hỏi đã nêu trên vẫn không thay đổi. Bởi vì nó không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu, nó chỉ có tác dụng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Câu hỏi 2: Ở câu [a], các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

Hướng dẫn giải quyết: Những từ ngữ in đậm ở câu [a] chú thích thêm, bổ sung  cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.

Câu hỏi 3. Trong câu [b], cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì?

Hướng dẫn giải quyết: Ở câu [b] cụm chủ- vị chữ in đậm “tôi nghĩ vậy” ý giải thích thêm rằng điều “lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng, nhưng tôi cho đó là lý do làm cho “tôi cũng buồn lắm”.

Xem thêm >>> Phép nối là gì? Ý nghĩa của phép nối là gì?

Ý nghĩa của thành phần phụ chú là gì?

Việc hiểu được thành phần phụ chú có ý nghĩa gì trong câu luôn là vấn đề mà các học sinh quan tâm. Đặc biệt với học sinh lớp 9 kiến thức này được áp dụng và sử dụng nhiều trong các bài thi.

Phần phụ chú là một vấn đề ngữ pháp trong thành phần câu. Về mặt ngữ pháp nó là một thành phần biệt lập nằm ngoài cấu trúc của câu. Thế nhưng trong câu phần phụ chú lại có ý nghĩa trong quan hệ nội hướng dùng để giải thích thêm một khía cạnh có nội dung liên quan đến sự tình đã nêu trong câu. Nghĩa là nó được dùng để bổ sung ý nghĩa giúp cho người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề, nội dung của câu hạy dụng ý  được nêu ra trước đó.

Việc phân định cho thành phần câu là vấn đề không đơn giản, nhất là việc nó nằm trong ngoài hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ. Vì vậy phần phụ chú, với tư cách là một thành phần phụ biệt lập .

Thành phần phụ chú là gì? Ý nghĩa của thành phần phụ chú như nào?

  • Thành phần phụ chú giúp bổ sung ý nghĩa và giải thích cho thành phần câu đừng trước nó.
  • Giúp câu mang ý nghĩa cụ thể và sâu sắc hơn.

Xem thêm >>> Thành phần biệt lập là gì? Ví dụ và Bài tập thành phần biệt lập

Thành phần phụ chú là gì các bạn cũng đã được tìm hiểu qua bài viết của DINHNGHIA.COM.VN rõ ràng. Thành phần câu này được áp dụng nhiều trong các đề thi nên các em học sinh cần tìm hiểu và sử dụng đúng cách. Hy vọng các em có được những kiến thức bổ ích để áp dụng vào trong học tập cũng như trong đời sống. Chúc các em thành công!

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Thành phần phụ chú là gì?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Thành phần phụ chú là gì?

A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

B. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Trả lời:

Đáp án đúng:C. Cả A và B đều đúng.

Thành phần phụ chúđược dung để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ được đặt giữa dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu them những kiến thức thú vị hơn về các thành phần trong câu nhé!

Kiến thức tham khảo về các thành phần trong câu

1. Đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú được dùng đê bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Thành phần phụ chú thường được đặt:

* Giữa hai dấu gạch ngang:

Ví dụ: Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ –những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới– nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

[Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới]

* Giữa hai dấu phẩy:

Ví dụ: Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa! Hãy bảo vệ Trái Đất,ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ra ô Ạhiễm môi trường đang gia tăng.

[p.G. Mác-két, Thông tin về ngày trái đất năm 2000]

* Giữa hai dấu ngoặc đơn:

Ví dụ: Một giáo sĩ nước ngoài[Chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài củng là người rất thạo tiếng Viêt]đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp ” và “rất ” rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.

[Đặng Thai Mai, Sự giàu đẹp của tiếng Việt]

* Giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy:

Ví dụ: Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to, nhằm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu.

[Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà]

2. Ý nghĩa của thành phần phụ chú

Phần phụ chú là một vấn đề ngữ pháp trong thành phần câu. Về mặt ngữ pháp nó là một thành phần biệt lập nằm ngoài cấu trúc của câu. Thế nhưng trong câu phần phụ chú lại có ý nghĩa trong quan hệ nội hướng dùng để giải thích thêm một khía cạnh có nội dung liên quan đến sự tình đã nêu trong câu. Nghĩa là nó được dùng để bổ sung ý nghĩa giúp cho người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề, nội dung của câu hạy dụng ý được nêu ra trước đó.

- Thành phần phụ chú giúp bổ sung ý nghĩa và giải thích cho thành phần câu đừng trước nó.

- Giúp câu mang ý nghĩa cụ thể và sâu sắc hơn.

Ví dụ như: Bạn ấy hiểu lầm tôi,tôi nghĩ vậy, nên tôi buồn lắm

- “Tôi nghĩ vậy” là một thành phần phụ chú, giải thích thêm cho “bạn ấy hiểu lầm tôi”

- Dấu hiệu: Khi ta bỏ qua thành phần “tôi nghĩ vậy” được câu mới “Bạn ấy hiểu lầm tôi, nên tôi buồn lắm”. Câu mới vẫn hoàn chỉnh về ngữ pháp, ngữ nghĩa.

- Ý nghĩa của phần phụ chú: Giải thích cho vế trước “bạn ấy hiểu lầm tôi”, thể hiệnsự phỏng đoán. Mang tính cá nhân của người nói chứ chưa khẳng định hoàn toàn “tôi nghĩ vậy”

3. Thành phần tình thái

Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:

- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... [ chỉ độ in cậy cao].

- hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... [chỉ độ tin cậy thấp]

Ví dụ: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

* Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như:

- theo tôi, ý ông ấy, theo anh

* Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe, như:

- à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy... [đứng cuối câu].

Ví dụ: Mời u xơi khoai đi ạ! [Ngô Tất Tố]

4. Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán là thành phần biệt lập được sử dụng trong câu để bộc lộ các tâm lý của người nói đối với sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu.

Tâm lý của người nói có thể là vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sốc…

Ví dụ:

+ Chao ôi! Con mèo nhà bác đẻ được 10 con cơ à?

“Chao ôi” là thành phần cảm thán bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

+ Chà, con bé đó biết cả nấu ăn đấy!

“Chà” bộc lộ cảm xúc khen ngợi của người nói.

+ “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”

[Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long]

“Trời ơi” bộc lộ sự ngỡ ngàng, vội vàng của chủ thể trong câu với sự việc được nhắc tới.

Video liên quan

Chủ Đề