Vị ngữ là gì tiếng việt lớp 4

Home » Văn Học » Vị ngữ là gì ? Cho ví dụ minh họa ? Cách xác định vị ngữ ? Tiếng Việt lớp 4, lớp 5

Vị ngữ là gì ? Vị ngữ trong tiếng việt được hiểu như thế nào ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm định nghĩa và ví dụ minh họa dưới nội dung bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Trạng Ngữ là gì ?
  • Chủ ngữ là gì ?

     Vị ngữ là gì ? Vị ngữ trong tiếng việt là gì ?

– Khái niệm:

Vị ngữ là bộ phận chính của câu có thể kết hợp với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi Làm gì? Làm thế nào, cái gì, nó là gì?

Vị ngữ thường là một động từ hoặc một cụm động từ, một tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.

– Cách nhận biết vị ngữ:

Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi Là gì ? Làm gì ? Như thế nào ? Ngoài ra, bạn có thể nhận biết vị ngữ qua từ là để nối với chủ ngữ.

==> Ví dụ minh họa: Hoa là bạn thân nhất của tôi. Bạn thân nhất của tôi [Vị ngữ] trả lời cho câu hỏi Hoa là ai.

       Ví dụ minh họa cho vị ngữ

+] Ví dụ 1: Con chó con đang ngủ

==> đang ngủ là vị ngữ

+] Ví dụ 2: Chiếc váy đẹp quá

==> đẹp quá là vị ngữ

+] Ví dụ 3: Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm

==> gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ – vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ – vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu “Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm”

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !

Tổng hợp kiến thức về Cách xác định chủ ngữ vị ngữ. Các bài tập xác định chủ ngữ vị ngữ hay nhất

1. Chủ ngữ là gì?

    Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ [gọi chung là thuật từ] cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..

Ví dụ:

- Tôi đang làm việc [Tôi là chủ ngữ].

- Nam đang đi học. [Nam là chủ ngữ]

- Lao động là vinh quang [Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ].

Chủ ngữ là danh ngữ:

Ví dụ:

Cả Thứ và San cùng hơi ngượng nghịu.

Những di vật ở dưới đất là một kho tàng rất quý báu, vô giá.

Mô hình tổng quát:

=

Chủ ngữ là cụm C-V:

Ví dụ:

Cách mạng tháng tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Mô hình tổng quát:

=

Chủ ngữ là kiến trúc: “ ”.

Ví dụ:

Không đế quốc nào có thể quay lại bóp chết đời sống các em.

Mô hình tổng quát:

=

Chủ ngữ là kiến trúc: “ có [phiếm định] ”

Ví dụ:

Có những điều anh hỏi nghe thật buồn cười.

Mô hình tổng quát:

= có

Chủ ngữ là kiến trúc: “ ”.

Ví dụ:

Gần sáng là lúc người ta hay ngủ say.

Mô hình tổng quát:

=

Chủ ngữ là kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian.

Ví dụ:

Từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km.

Mô hình tổng quát:

= từ đến

Chủ ngữ là ngữ cố định:

Ví dụ:

Chỉ tay năm ngón thường làm hỏng việc.

Mô hình tổng quát:

=

2. Vị ngữ là gì

Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

- Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị.

- Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?, v.v..

Ví dụ:

- Con mèo con đang ngủ [đang ngủ là vị ngữ].

- Ngôi nhà đẹp quá [đẹp quá là vị ngữ]

- Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm [gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ - vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ - vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu "Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm"].

Vị ngữ trong tiếng Việt có thể do nhiều loại từ và ngữ đảm nhận. Đó là động từ, tính từ hoặc nhóm động từ, nhóm tính từ và một số từ loại khác như đại từ, số từ, danh từ, động từ đặc biệt “là”, v.v.

Vị ngữ động ngữ.

Ví dụ:

Tôi trông cậy ở ông.

Mô hình tổng quát:

=

Vị ngữ với động từ đặc biệt “là”.

Ví dụ:

Anh ta là chiến sĩ thi đua.

Chỉ có anh ta là thông minh thôi.

Mô hình tổng quát:

= là

= là

Vị ngữ tính ngữ.

Ví dụ:

Cô ta thông minh.

Mô hình tổng quát:

=

Vị ngữ danh ngữ. Loại câu với vị ngữ là danh ngữ thường biểu thị ý nghĩa

địa điểm, sự kiện, hiện tượng, bản chất. Ví dụ:

Đồng hồ này ba kim. Cả nước một lòng.

Mô hình tổng quát:

= [vd, nhà này năm tầng]

= [vd, thân em như tấm lụa đào]

= [vd, ai đấy ?]

= [vd, mỗi người một phòng]

Vị ngữ là ngữ cố định

Ví dụ:

Anh ấy ba voi không được bát nước xáo.

Mô hình tổng quát:

=

Vị ngữ mở rộng là cụm chủ vị

Ví dụ:

3. Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Cách nhận biết chủ ngữ: Thành phần này sẽ trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? Sự vật gì? Hiện tượng gì?

Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Linh [chủ ngữ] trả lời cho câu hỏi Ai là bạn thân nhất của tôi.

Cách nhận biết vị ngữ: Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể nhận biết vị ngữ qua từ là để nối với chủ ngữ.

Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Bạn thân nhất của tôi [Vị ngữ] trả lời cho câu hỏi Linh là ai.

4. Bài tập xác định Chủ ngữ, Vị ngữ

Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau

1. Qua khe dậu, ló ra // mấy quả đỏ chói.

                 VN           CN

2. Những tàu lá chuối vàng ối // xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.

                 CN                                              VN

3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng

                                                                                                  CN

bắt đầu kết trái.

VN

4. Sự sống // cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả // nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.

CN1                            VN1                            CN2                     VN2

5. Đảo xa// tím pha hồng.

CN               VN

6. Rồi thì cả một bãi vông// lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.

                   CN                              VN

7. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.

                                         VN                 VN

8. Hoa móng rồng// bụ bẫm như mùi mít chín // ở góc vườn nhà ông Tuyên.

                                                CN                               VN                                     

9. Sông // có thể cạn, núi // có thể mòn, song chân lí đó // không bao giờ thay đổi.

CN1          VN1     CN2       VN2                       CN3           VN3

10. Tôi // rảo bước và truyền đơn //cứ từ từ rơi xuống.

CN1    VN1              CN2                   VN2

11. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi // thả diều.

                                   CN1                                        VN2

12. Tiếng cười nói // ồn ã.

           CN                  VN

13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân // đua nhau toả

             CN                                                                VN

mùi thơm.

14. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng //đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

                                 CN                            VN

15. Dưới ánh trăng, dòng sông // sáng rực lên, những con sóng nhỏ // vỗ nhẹ vào hai bờ cát.

                       CN1           VN1                  CN2                                 VN2

16. Ánh trăng trong // chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

             CN                                           VN

17. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

    CN                                                             VN

18. Ngày tháng // đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

          CN                          VN

19. Đứng bên đó, Bé  //  trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé

             CN                                        VN

đang đánh giặc.

20. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích // cũng khiến nó giật mình,

              CN                                                                                         VN

sẵn sàng tụt xuống hố sâu.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 4 hay nhất

Chủ Đề