Vì sao bác sĩ phải mặc áo trắng

Khi chúng ta đi khám hoặc vào bất kỳ một bệnh viện nào thì đều có thể thấy những người bác sĩ, y tá tại đó đều mặc trên mình bộ trang phục màu trắng. Có rất nhiều điều thú vị xung quanh chiếc áo blouse trắng này và vì sao bác sĩ lại phải mặc áo blouse trắng? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một cách chi tiết nhất, cùng theo dõi nhé! 

Tại sao trang phục của bác sĩ lại có màu trắng?

Hiện nay, hầu hết tất cả bác sĩ, y tá, sinh viên y khoa đều mặc áo khoác trắng trong suốt quá trình làm việc của mình. Áo khoác trắng này có tác dụng chính là giúp mọi người nhận biết dễ dàng và có thể bỏ đồ vào túi áo khoác rất tiện lợi. 

Màu trắng là màu thể hiện sự tinh khiết, có thể dễ dàng nhận biết vết bẩn và tẩy trắng cũng dễ hơn so với các màu sắc khác. Theo như lịch sử trước đây thì bác sĩ đã từng mặc những chiếc áo màu đen thay vì màu trắng. Tuy nhiên, màu sắc đen này khó nhận biết những vết bẩn và có khả năng mang theo vi khuẩn trên áo bác sĩ. Vì vậy, màu trắng đã trở thành màu sắc chính cho những bộ quần áo bác sĩ cho đến tận bây giờ. 

Giúp bệnh nhân có niềm tin hơn vào bác sĩ, y tá

Trước đây, chiếc áo blouse trắng có nguồn gốc từ những bộ đồng phục của các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu.

Có thể bạn chưa biết, trước đây nền y học chưa phát triển và không đem lại hiệu quả cao. Các bác sĩ thường bị coi như những pháp sư, phù thủy và người dân không tin tưởng vào việc chữa bệnh. Chính vì vậy, để mang lại niềm tin cho người chữa bệnh, các bác sĩ đã chọn mặc những chiếc áo khoác trắng để trông giống như các nhà khoa học đã được đào tạo và chữa bệnh được cho mọi người. 

Thông thường, các bệnh nhân đều cho rằng khi họ nhìn bác sĩ mặc những chiếc áo màu trắng đều cảm thấy tin tưởng hơn so với những người mặc trang phục bình thường. 

Ngoài ra, màu sắc trắng này giúp đảm bảo môi trường luôn sạch sẽ, vô trùng. Từ đó, đem lại cảm giác yên tâm và xoa dịu tâm lý bệnh nhân một cách hiệu quả. 

Thể hiện tinh thần có trách nhiệm hơn với công việc

Chiếc áo blouse trắng cũng chính là biểu tượng cho sự liêm khiết, tinh thần trách nhiệm y bác sĩ phụ trách và điều trị cho bệnh nhân. Khi khoác trên mình chiếc áo blouse trắng thì bất kỳ ai hành nghề y cũng đều cảm nhận được sự liêng thiêng và luôn nhắc nhở mình phải giữ gìn y đức. 

Những quy tắc khi may áo blouse

Áo blouse y tá và dược sĩ

Chiếc áo blouse của y tá thường sẽ được may cổ tròn, tay áo dài hoặc ngắn. Chiều dài của áo trên gối và thiết kế thêm 2 túi. Hầu như tất cả y tá đều mặc áo màu trắng ngoại trừ khoa truyền nhiễm áo hồng và khoa hồi sức màu xanh dương. 

Áo blouse dành cho dược sĩ thì chiều dài áo sẽ cho phép qua đầu gối 5-10cm và được thiết kế đắp 3 túi. 

Áo blouse bác sĩ

Cổ áo chính là điểm phân biệt duy nhất giữa áo blouse bác sĩ với áo blouse dược sĩ. Cổ áo bác sĩ thường sẽ là cổ bẻ danton. Còn cổ áo dược sĩ sẽ là dáng cổ đứng lãnh tụ. 

Lời kết

Hi vọng với những chia sẻ của bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và hiểu thêm vì sao tất cả bác sĩ và y tá đều phải mặc áo blouse trắng. Hãy lựa chọn những xưởng may quần áo bảo hộ uy tín để có những chiếc áo blouse chất lượng và đừng quên chia sẻ nếu bài viết hay nhé!

Chiếc áo blouse trắng là hình ảnh quen thuộc gắn liền với các bác sĩ. Ít ai biết rằng, trang phục này từng có lịch sử ra đời khá gian nan và vẫn đang tiếp tục gây tranh cãi.

Những chiếc áo choàng trắng dài đến gối gắn liền với hình ảnh của bác sĩ [hay còn gọi là blouse trắng] bắt nguồn từ trang phục của những nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm và chính thức được sử dụng vào đầu thế kỷ XX.

Trước thời điểm đó, y học nói chung bị xem là lĩnh vực của phù thủy, pháp sư và thầy lang, những người không được đào tạo chính thống và mặc quần áo bình thường ngay cả trong phòng mổ.

Khi đó, các nhà khoa học còn chứng minh nhiều loại thuốc và phương pháp chữa bệnh mà các bác sĩ áp dụng không đem lại hiệu quả. Điều đó khiến người dân ngày càng mất lòng tin vào những người làm nghề chữa bệnh.

Để giành lại sự tin tưởng của bệnh nhân, các bác sĩ cũng chọn áo choàng trắng làm đồng phục như ngầm chứng tỏ họ giống như nhà khoa học và khiến bệnh nhân yên tâm hơn.

Trang phục này còn giúp đảm bảo môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của các bệnh nhân. Đặc biệt, màu truyền thống của áo trong phòng thí nghiệm là màu be, nhưng các bác sĩ đã chọn màu trắng để tượng trưng cho cuộc sống và sự tinh khiết.

Thời kỳ đầu, áo choàng màu đen được dùng thay cho trắng trong phòng xét nghiệm sinh học và vi trùng học giúp dễ nhìn thấy bụi bẩn. Giai đoạn này, phương pháp chữa bệnh còn sơ đẳng nên tỷ lệ tử vong do bệnh tật và dịch bệnh rất cao. Vì vậy, các bác sĩ chọn màu đen để bày tỏ sự tôn trọng đối với người chết.

Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ,các phương pháp trong y học được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ tử vong giảm dần, sức khỏe con người được nâng cao. Khi đó, màu đen khiến mọi người liên tưởng đến sự buồn bã. Vì vậy, năm 1915, các bác sĩ đều chuyển sang mặc áo blouse màu trắng và quần dài.

Tuy nhiên, việc sử dụng trang phục này cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của chính những người làm trong nghề. Nhóm đồng tình cho rằng áo blouse trắng giúp các bác sĩ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp và làm bệnh nhân thấy thoải mái. Trong khi đó, phe đối lập lại khẳng định đó là biểu tượng xa lánh sự tôn nghiêm của ngành y.

Mặc dù vậy, tại nhiều nước, lễ mặc áo choàng trắng [White coat ceremony] vẫn được nhiều sinh viên ngành y, bác sĩ coi trọng. Điều đó có ý nghĩa đánh dấu bước khởi đầu của họ với nghề.

Một nghiên cứu gần đây thực hiện ở Luân Đôn [Anh quốc] về đề tài “Bác sĩ có nên mặc áo choàng trắng?” cho thấy 56,6% bệnh nhân tham gia khảo sát vẫn thích nhìn thấy hình ảnh bác sĩ trong trang phục này, đặc biệt là người cao tuổi. Trong khi đó, chỉ có 24% bác sĩ ủng hộ giữ áo choàng trắng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân tin tưởng bác sĩ hơn nếu họ mặc áo blouse trắng thay vì quần áo bình thường.

Vào tháng 6 năm 2009, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ [American Medical Association [AMA] đã thất bại khi quyết định bỏ phiếu để quyết định có nên chấm dứt việc dùng áo choàng trắng ở bệnh viện hay không. Sau đó, AMA đã đưa vấn đề này lên những người có thẩm quyền cao hơn để tiếp tục nghiên cứu, điều tra. Dù có nhiều tranh cãi, nhưng chiếc áo blouse trắng vẫn giữ vị trí đẹp trong mắt bệnh nhân.

Tại sao bác sĩ mặc áo blouse trắng khi khám bệnh?

Đối với hầu hết nhân viên trong bệnh viện, đồng phục và quần áo phải được khử trùng cẩn thận. Tuy nhiên, chất khử trùng có tác dụng tẩy trắng, vì vậy nếu mặc đồng phục y tế có màu khác, khi giặt sẽ bị phai màu. Vì vậy, màu trắng được chọn làm đồng phục cho các bác sĩ.

Ngoài ra, đồng phục màu trắng sẽ giúp bệnh nhân và người nhà của họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn về thị giác, hệ thần kinh không dễ bị kích thích, từ đó tạo cảm giác yên tâm và bớt lo lắng hơn.

Màu trắng cũng tượng trưng cho sự tinh khiết, giúp mang lại cho người bệnh sự tin tưởng vào một môi trường sạch sẽ ở bệnh viện.

Bên cạnh đó, tại một số bệnh viện, y tá ở khoa Sản nhi thường mặc đồng phục màu hồng vì đây là màu tương đối dịu nhẹ, tượng trưng cho sự ấm áp và gắn bó. Trong khi đó, hầu hết trẻ em đều sợ tiêm, nếu đó là bác sĩ mặc áo blouse trắng, trẻ sẽ khó hợp tác hơn. Vì vậy, đồng phục màu hồng sẽ giúp trẻ bớt sợ hãi khi nhập viện.

Tại sao bác sĩ và y tá mặc đồng phục màu xanh khi phẫu thuật?

Thực tế, ban đầu các y bác sĩ vẫn mặc đồng phục trắng khi vào phòng mổ. Sau đó, một bác sĩ đã phát hiện ra nhược điểm của bộ đồng phục màu trắng này. Đó là lúc trong khi mổ, vị bác sĩ này đột nhiên không thể nhìn rõ mọi vật khi chuyển ánh mắt từ vùng có màu đỏ do máu của bệnh nhân sang vùng có màu trắng trên đồng phục của đồng đội.

Nguyên nhân là do trong quá trình phẫu thuật, hầu hết thời gian các bác sĩ phải đối mặt với nội tạng cơ thể người, nên trong tầm nhìn của họ chỉ có màu đỏ nổi bật.

Khi mắt hoạt động trong tình trạng này liên tục, nó sẽ mất khả năng phân biệt màu sắc. Điều này có thể dẫn đến “quá bão hòa”, khiến các bác sĩ không nhận thấy sự khác biệt nhỏ về màu đỏ giữa các bộ phận khác nhau của cơ thể bệnh nhân. Hiện tượng này dễ gây ra những sai sót y khoa không đáng có.

Màu xanh lá cây hoặc xanh lam là màu tương phản của màu đỏ. Vì vậy, trong quá trình phẫu thuật, nếu các bác sĩ đôi khi nhìn thấy thứ gì đó như màu xanh, nó sẽ giúp cân bằng việc nhìn nhận màu sắc, để não không nhạy cảm với màu đỏ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ phẫu thuật tập trung vào việc phân biệt sự khác nhau bên trong cơ thể người trong phòng mổ, đồng thời giảm khả năng xảy ra sai sót.

Để thuận tiện hơn, đồng phục của bác sĩ trong phòng mổ có màu xanh là để họ có thể nhìn thấy một cách tự nhiên trước mặt, thay vì bắt họ phải tìm một vị trí nhất định để nhìn đâu đó trong phòng mổ.

Ngoài ra, trong phòng mổ, quần áo của các bác sĩ, y tá dễ dính những máu. Mặc quần áo màu xanh sẽ giúp vết máu đỏ này chuyển sang màu nâu hoặc đen, giúp điều chỉnh thị lực tốt hơn là mặc đồ trắng.

Video liên quan

Chủ Đề