Vì sao bụng trẻ sơ sinh lại sôi

Vì sao bụng trẻ sơ sinh lại sôi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CK II Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh

Vì sao bụng trẻ sơ sinh lại sôi

BS.CK II Nguyễn Thị Thu Hậu - Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh

Khi nghe thấy tiếng động phát ra từ bụng bé yêu mẹ thường nghĩ đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và bắt đầu những lo lắng.

Tuy nhiên thống kê gần đây cho thấy hơn 2/3 trẻ sau khi sinh một vài tuần có triệu chứng này. Chỉ cần bình tĩnh tìm và loại trừ các nguyên nhân, hệ tiêu hóa của bé sẽ sớm bình thường trở lại. Ngoài những âm thanh từ bụng, một vài dấu hiệu nhận biết em bé bị sôi bụng: Đi ngoài nhiều, xì hơi ngay sau khi bú…

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì hiện tượng sôi bụng nếu bé bú không đủ lượng sữa hoặc nhu động ruột không tốt nên gây ra. Trường hợp bé bú sữa công thức thì đôi khi do sữa không phù hợp với con hoặc me pha không đúng thì cũng có thể gây ra hiện tượng táo bón.

Mẹ cũng phải chú ý đến chế độ ăn để tăng nhuận tràng cho bản thân mình và một số thành phần tiết qua sữa giúp cho hệ tiêu hóa của con tốt hơn. Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng của con để kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

30% trẻ sơ sinh từ 3-18 tuần tuổi bị sôi bụng, đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng khi bé yêu rơi vào tình trạng này.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Cụ thể hơn là do sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thời điểm sau sinh, hệ tiêu hóa của bé còn yếu khó thích nghi với các loại sữa bột hơn sữa mẹ.

Trường hợp bắt buộc mẹ cũng rất cẩn thận khi chọn sữa. Bất tiện khác của việc trẻ bú bình là việc vệ sinh bình sữa và cách pha chế sữa không đúng cách khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú gây ra sôi bụng.

Trẻ không hấp thu được Lactose – một loại đường phức có nhiều trong sữa công thức. Việc thiếu Lactose có thể do bẩm sinh trẻ đã không dụng nạp được hoặc trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ngay khi còn nhỏ.

Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng nếu như mẹ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, những thực phẩm khó tiêu hay gia vị cay.

Vì sao bụng trẻ sơ sinh lại sôi

Vì sao bụng trẻ sơ sinh lại sôi

30% trẻ sơ sinh từ 3-18 tuần tuổi bị sôi bụng. Ảnh minh họa

Từ những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bé bị sôi bụng mẹ có thể phần nào an tâm, bình tĩnh tìm ra cách khắc phục kịp thời.

- Thay đổi tư thế bú

Dù đã cho con bú đúng cách, nhưng khi đang bú mà bé quấy khóc và mẹ nghe những âm thanh sôi bụng của bé thì hãy nhanh chóng thay đổi tư thế bú cho bé. Cách làm này hiệu quả và được nhiều mẹ áp dụng. Sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bé lên vai mẹ sau đó vỗ lưng để bé ợ nóng ra ngoài hoặc mẹ có thể đặt bé nằm ngửa xuống giường sau đó gập đầu gối chân của bé liên tục.

Với trẻ bú bình điều quan trọng là đảm bảo để trẻ ngậm vừa núm vú để bé không nuốt không khí vào bên trong khi bú.

- Chọn đúng sữa công thức

Trẻ không hấp thụ được Lactose thì mẹ nên cắt giảm khẩu phần sữa và cho trẻ ăn từ từ để cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.

Nếu trẻ đang ăn dặm và nhạy cảm với các chế phẩm từ sữa, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi khác để phát triển hệ xương và răng như các loại rau xanh đậm, sữa đậu nành, nước cam, tôm, cua, ốc, cá hồi.

Vì sao bụng trẻ sơ sinh lại sôi

Nếu trẻ vừa sôi bụng vừa, đầy hơi, thêm quấy khóc, bỏ bú mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra cụ thể. Ảnh minh họa

Phòng tránh sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Nếu bé bị sôi bụng mà vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường mẹ có thể yên tâm vì tình trạng này sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên nếu trẻ vừa sôi bụng vừa, đầy hơi, thêm quấy khóc, bỏ bú, không đánh rắm được và đi tướt hoặc không đi đại tiện mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra cụ thể.

Cách phòng tránh hiện tượng này hiệu quả nhất là cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ ít sữa thì có thể chia thành nhiều cữ bú để bé đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn.

Nếu bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng thường gặp và không phải là bệnh lý nguy hiểm. Mẹ nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và có cách xử trí kịp thời nhất.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-so-sinh-bi-soi-bung-va-xi-hoi-me-nen-an-gi-c32a720599.ht...Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-so-sinh-bi-soi-bung-va-xi-hoi-me-nen-an-gi-c32a720599.html

Theo BS.CK II Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh (Khám phá)

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là triệu chứng thường gặp tuy nhiên vẫn khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào? Mời bạn cùng tham khảo thêm thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Sôi bụng là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu sau khi sinh. Triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi phải đi ngoài quá nhiều.

Trước hết, trẻ sơ sinh sôi bụng thường xuyên có thể do sự tắc nghẽn hoặc ứ đọng một lượng lớn không khí ở các nếp gấp đường ruột. Nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng chủ yếu xuất phát từ chính vấn đề ăn uống và quá trình dung nạp thực phẩm của trẻ.

  • Nhiễm khuẩn đường ruột
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài quá nhiều có thể do bị nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Shigella hoặc virus đường ruột khác gây ra. Những loại vi khuẩn, virus này phát triển nhanh chóng nên lấn át các vi khuẩn có lợi làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu chảy.

    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn là có thể do bình sữa, ti bình và các dụng cụ pha chế không được bảo quản sạch sẽ.

  • Trẻ không dung nạp được lactose
  • Khi cho trẻ dùng sữa công thức, cha mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu cơ thể của bé. Vì ở giai đoạn mới sinh, cơ thể trẻ sơ sinh không tiết đủ lượng enzyme lactose cần thiết để hấp thụ tất cả lượng đường lactose bên trong sữa. Việc này dẫn đến trạng thái dư thừa lactose ở đường ruột và biến thành hiện tượng sôi bụng ở trẻ.

  • Chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý
  • Nếu trẻ sơ sinh còn trong thời kì bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Người mẹ dùng thực phẩm như thế nào thì con cũng sẽ nhận nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm ấy. Vì thế, nếu mẹ dùng thực phẩm lạ, có quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng hoặc tái sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, trẻ bú vào sẽ bị sôi bụng.

  • Một số lý do khác
  • Ngoài ra, bé sơ sinh bị sôi bụng nếu mẹ cho bú không đúng cách, sữa pha không đúng tỷ lệ, chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và sôi bụng.

    Bên cạnh, đó thói quen mút tay, mút đồ chơi hoặc cho vật lạ vào miệng cũng có thể gián tiếp dẫn vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường ruột, làm trẻ bị đầy hơi, sôi bụng và tiêu chảy cấp nếu bị nhiễm nặng.

    Vì sao bụng trẻ sơ sinh lại sôi

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột (Nguồn: Sưu tầm)

    2. Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh sôi bụng

    Nhận biết đúng các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp cha mẹ có biện pháp chữa trị kịp thời. Ngăn chặn được tình trạng tiêu chảy cấp hoặc các diễn biến xấu hơn.

    Ngoài hai triệu chứng dễ nhận biết và rõ ràng nhất là sôi bụng và đi ngoài quá nhiều lần, trẻ sơ sinh còn có một số dấu hiệu như:

  • Bụng bé sẽ phát ra âm thanh ọc ọc.
  • Bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi nhiều hơn bình thường.
  • Bé không bú mẹ hoặc quấy khóc, nôn trớ sau khi bú mẹ.
  • Trẻ hay quấy khóc vào ban đêm, ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Bé sơ sinh bị sôi bụng kèm theo các triệu chứng tiêu chảy nhẹ hoặc nặng, đi tiêu phân lỏng hoặc toàn nước.
  • 3. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên làm gì?

  • Dùng kèm men vi sinh, lợi khuẩn Probiotics cho trẻ
  • Bổ sung men vi sinh và Probiotics được xem là giải pháp an toàn được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn cho trẻ khi gặp các vấn đề về tiêu hóa.

    Nguyên do là khi bị tiêu chảy hoặc đi ngoài quá nhiều lần, số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột của trẻ đang suy giảm đáng kể. Ngược lại, vi khuẩn có hại lại phát triển không ngừng và gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột.

    Probiotics và men vi sinh là những thành phần có chứa lợi khuẩn rất cần thiết cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng các loại sữa bổ sung có chứa Probiotics hoặc men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ.

    Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua. Vì sữa chua có nhiều lợi khuẩn tự nhiên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

    Bổ sung lợi khuẩn kịp thời cho trẻ là một phương pháp an toàn, nhanh chóng nhất mà cha mẹ có thể hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ trong giai đoạn non nớt này.

  • Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với trẻ
  • Với những trẻ đang còn bú mẹ thì việc mẹ hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước uống có gas, bánh, kẹo, đồ ngọt,… giúp giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ khi trẻ bú sữa từ mẹ.

    Đối với những trẻ đang qua được giai đoạn ăn dặm thì cha mẹ nên chú ý về chế độ dinh dưỡng. Bố mẹ hãy chế biến thức ăn ở dạng lỏng như: cháo, súp,… giúp trẻ tiêu hóa nhanh và bù nước cho trẻ.

  • Thay đổi sữa công thức cho trẻ
  • Nếu trẻ bất dung nạp lactose, cha mẹ nên chú ý chọn loại sữa không chứa thành phần lactose theo chỉ định của bác sĩ. Vì đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng, tiêu chảy,... Bên cạnh đó, cha mẹ cần pha sữa theo đúng hướng dẫn của từng loại sữa. Bố mẹ nên vệ sinh, tiệt trùng tuyệt đối bình sữa, ti bình và dụng cụ pha cho bé và rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho trẻ.

    Vì sao bụng trẻ sơ sinh lại sôi

    Bé sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

    4. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài

    Khi bé bị sôi bụng và đi ngoài, hệ tiêu hóa mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.

    Chính vì vậy, mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa cũng như cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu sữa mẹ hạn chế, cần chú ý ăn uống những loại thực phẩm để có nhiều sữa. Mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để kích thích tạo sữa.
  • Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú phải dùng sữa ngoài. Bạn cần tìm hiểu kỹ các loại sữa, cách pha chế cũng như giữ vệ sinh dụng cụ pha chế sữa cho bé.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ phải cân bằng, không chứa nhiều dầu mỡ, chua, nóng,… Chị em bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ.
  • Khi cho bé bú, mẹ nên chú ý xoa bụng, vỗ lưng cho bé ợ để tránh sôi bụng.
  • Theo Hello Motherhood, việc nghe những âm thanh phát ra từ bụng bé chứng tỏ hệ tiêu hoá của bé đang hoạt động và điều này vẫn tốt hơn là không nghe bất kỳ âm thanh nào. Vì thế, mẹ đừng quá lo lắng khi bé bị sôi bụng mà hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay chuyên gia và xử lý phù hợp nhé. Bố mẹ có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh tại Huggies nhé.

    Như vậy, khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống, nếu bé bú sữa công thức thì mẹ nên thay đổi sữa phù hợp với con hơn. Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

    >> Xem thêm:

  • Vì sao trẻ bị nôn trớ và 4 hẹo hạn chế nôn trớ của trẻ
  • Mẹo trị trào ngược ở trẻ em hiệu quả nhất