Vì sao các nước á Phi lại trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây

Hay nhất

- Đầu thế kỳ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển với tốc độ nhanh.

- Để thu được nhiều lợi nhuận, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt...

- Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, nhưng còn nằm trong vòng chế độ phong kiến suy tàn, là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của tư bản phương Tây.

- Đến giữa thế kỷ XIX, Pháp xúc tiến ráo riết xâm lược Việt Nam vì lúc này chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển mạnh lên Chủ nghĩa đế quốc và cuộc chạy đua giành giật thị trường trong khu vực trở nên gay gắt.

- Pháp tiến hành xâm lược Việt nam.

* Nguyên nhân khách quan:

- Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Vị trí địa lí:Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

- Tài nguyên, thiên nhiên:Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

- Dân cư:Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính trị - xã hội:Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học Câu 1: Trang 63 sgk lịch sử 8 Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Bài làm:

Các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây lúc bấy giờ các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa. Mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, lại giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.

Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu và nhân công lao động rẻ,… vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? đây là một trong những câu hỏi trong chương trình môn học lịch sử lớp 8. Để trả lời cho câu hỏi này, Chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây.

Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu và nhân công lao động rẻ,… vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

Như vậy trên đây là nội dung về vấn đề Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?

Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

– Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, … nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

– Đông Nam Á có vị trí địa lý vô cùng quan trọng

Đông Nam Á là một khu vực thuộc Châu Á, có diện tích rộng khoảng 4,5 triệu km2, về mặt địa lý hành chính bao gồm 10 quốc gia Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam (hiện nay có 11 nước, thêm Đông Timo). Do vị trí địa lý nằm trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Một số nhà nghiên cứu còn ví khu vực này là “ống thông gió” hay “ngã tư đường”. Đông Nam Á là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

– Đông Nam Á giàu tài nguyên thiên nhiên và có nền văn hóa lâu đời.

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á có những vùng đất trù phú, những đô thị đông đúc thịnh vượng, những khu rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông, những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như: hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, trầm hương, hồi quế,…đặc biệt nơi đây có nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

– Dân cư: Đông Nam Á có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

– Chính trị – xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng

Từ giữa thế kỷ XIX, khi các nước Châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị – xã hội. Sự mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và nông dân diễn ra gay gắt làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh có quy lớn. Chính yếu tố này đã làm cho chế độ phong kiến sụp đổ nhanh chóng hơn. Chế độ phong kiến suy yếu nghiêm trọng đã tạo cơ hội cho các nước phương Tây tiến hành các cuộc xâm lược thuộc địa.

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

Tên các nước Đông Nam Á Nước thực dân xâm lược Thời gian hoàn thành xâm lược
In-đô-nê-xi-a Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan Giữa thế kỷ XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị đối với In-đô-nê-xi-a
Phi-lip-pin Tây Ban Nha, Mỹ – Giữa thế kỷ XVI Tây Ban Nha thống trị

– Năm 1898, Mỹ chiến tranh Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin

– Năm 1899 – 1902, Mỹ chiến tranh xâm lược Phi-lip-pin, biến quần đảo này thành thuộc địa của Mỹ.

Miến Điện Anh Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện
Ma-lai-xi-a Anh Đầu thế kỷ XX, Mã lai trở thành thuộc địa của Anh
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia Pháp Cuối thế kỷ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương
Xiêm (Thái Lan) Anh – Pháp tranh chấp Xiêm vẫn giữ được độc lập

 Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á

– In-đô-nê-xi-a: Năm 1905 nhiều tổ chức công đoàn được thành lập, bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác, Lê-nin.

– Phi-lip-pin: Từ 1896 – 1898 nước cộng hòa Phi-lip-pin ra đời, sau đó bị Mỹ thôn tính.

– Cam-pu-chia:

+ Từ 1863 – 1866: Khởi nghĩa A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta Keo.

+ Từ 1866 – 1867: Khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê.

– Lào:

+ Năm 1901: Đấu tranh của nhân dân Xa-van-na-khét

+ Năm 1907: Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven

– Miến Điện: Đầu thế kỉ XX cuộc kháng chiến chống thực dân Anh diễn ra rất anh dũng, nhưng thất bại.

– Việt Nam: Đầu thế kỉ XX phong trào Cần vương, phong trào nông dân yêu nước diễn ra quyết liệt.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu hỏi Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?  chi tiết nhất.