Vì sao giá cổ phiếu ctd giảm

Tụt dốc

Cổ phiếu CTD của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons đạt đỉnh lịch sử vào ngày 15/11/2017 với thị giá 244.410 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên bắt đầu từ đây, CTD lại tụt dốc không phanh. Chốt phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018, CTD rớt về vùng giá 228.140 đồng/cổ phiếu.

Còn từ đầu năm 2018 đến nay, CTD đã rớt gần một nửa thị giá. Có thời điểm, cổ phiếu CTD chỉ còn 129.630 đồng/cổ phiếu ở phiên giao dịch ngày 3/5/2018. Hiện tại, CTD đang giao dịch ở mức 149.900 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, so với lúc cổ phiếu CTD đạt đỉnh lịch sử, thị giá cổ phiếu Conteccons đã mất 63%. Còn từ đầu năm đến nay, CTD đã mất 52,19%. Điều đáng nói, dù cổ phiếu CTD rớt giá liên tục nhưng lãnh đạo Conteccons không hề lên tiếng trấn an nhà đầu tư và các cổ đông.

Chính điều này đã khiến nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra nhiều triển vọng không mấy tích cực của về cổ phiếu CTD. Chẳng hạn, Công ty TNHH Chứng khoán ABC-ACBS phát đi báo cáo ngày 7/5 nhận định, sau 5 năm tăng trưởng ấn tượng, Coteccons ghi nhận kết quả kinh doanh giảm nhẹ trong quý I năm 2018 với doanh thu thuần đạt 4.300 tỷ đồng, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 290 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ 2017.

Biên lợi nhuận gộp trong quý I năm nay tăng nhẹ từ mức thấp kỷ lục 6,4% trong quý IV năm 2017 lên 6,6% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 8,8% trong quý I năm 2017, chủ yếu do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 43% so với cùng kỳ 2017 và đạt 135 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí nhân viên tăng.

“Do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong quý I và biên lợi nhuận gộp giảm hơn dự phóng trước đó nên chúng tôi điều chỉnh EPS 2018 xuống 17.925 đồng, giảm 13% so với cùng kỳ 2017 và giá mục tiêu của chúng tôi cho cổ phiếu CTD là 141.131 đồng. Cổ phiếu hiện đang giao dịch ở mức P/E dự phóng là 7,6 lần”, báo cáo của ACBS viết.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt-VCSC cho rằng, backlog xây dựng của CTD ổn định nhưng bị giá vật liệu xây dựng tăng làm ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh. CTD đạt tăng trưởng doanh thu mạnh 22% trong quý IV năm 2017 lên 9.000 tỷ đồng nhờ backlog xây dựng cao.

Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp giảm xuống 6,4% trong quý IV 2017 từ 8% trong 9 tháng đầu năm và 8,3% trong quý IV năm 2016 vì giá thép tăng 5% trong quý 4 và 20% tính chung cả năm 2017. Vấn đề xa hơn, VCSC dự phóng kết quả kinh doanh của CTD cho thấy, biên lợi nhuận của công ty sẽ tiếp tục giảm trong 2 năm tới và chỉ phục hồi vào năm 2020.

Tương tự, ACBS dự báo biên độ lợi nhuận gộp của CTD sẽ giảm về 7% năm 2018 và 6,7% vào năm 2019. Lợi nhuận theo đó sẽ đạt đỉnh vào năm nay và lần đầu ghi nhận sụt giảm vào năm sau.

Một vấn đề đáng lo ngại nữa là số lượng công trình mà TCD trúng thầu từ đầu năm đến giữa tháng 4/2018 chỉ đạt 6.500 tỷ đồng. Cụ thể, CTD đã ký 6 hợp đồng mới với tổng giá trị 6.500 tỷ đồng, gồm chung cư The Lancer, nhà máy Meiko, dự án nghỉ dưỡng tại Vân Đồn, Quảng Ninh, nhà máy Regina giai đoạn 8, Vinhomes Imperia tại Hải Phòng và các tòa nhà văn phòng của Vinhomes Metropolis.

Nội bộ lục đục

Năm 2017 đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp CTD giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên hai chữ số. Đồng thời là năm thứ hai liên tiếp tạo ra được lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ khi tại thời điểm 31/12/2017 đạt 1.653 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2016.


Những dự báo không mấy sáng sủa về tương lai của Coteccons. Nguồn: ACBS.

Năm 2017, CTD vượt kế hoạch doanh thu với 27.153 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với con số thực hiện năm trước nhưng công ty chỉ đạt 94% kế hoạch lợi nhuận. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh 2018 lại không mấy khả quan khi doanh thu của công ty trong quý I chỉ đạt hơn 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 290 tỷ đồng, giảm 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Cổ phiếu lao dốc, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng âm khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ, nội bộ CTD đang có vấn đề. Điều dễ thấy nhất là các năm trước, CTD thường tổ chức đại hội cổ đông vào cuối tháng 4 nhưng hai năm gần đây công ty đã xin phép Uỷ ban Chứng khoán và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM lùi cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên đến tháng 6.

Xưa nay, Coteccons nổi tiếng là công ty có kỷ luật thép. Một năm, CTD đảm bảo 62 triệu giờ lao động an toàn, không xảy ra sai sót, bàn giao công trình đúng tiến độ thì việc hai năm liền lùi họp đại hội cổ đông của CTD liệu có bình thường? Điều này đã làm dấy lên câu hỏi, liệu đã có một sự không thống nhất trong nội bộ của Coteccons?

Không phải bây giờ mà từ đầu năm 2017, đã bắt đầu xuất hiện tin đồn về sự rạn nứt giữa các cổ đông lớn của Coteccons. Cụ thể, năm 2017 ban điều hành CTD đặt kế hoạch với doanh thu 25.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.600 tỷ đồng nhưng cổ đông lớn yêu cầu CTD phải đạt con số cao hơn và đề xuất doanh thu 27.000 tỷ đồng và lợi nhuận 1.800 tỷ đồng.

Ban điều hành Coteccons dù biết đó là kế hoạch có tính khả thi không cao nhưng vì muốn giữ quan hệ với cổ đông lớn nên miễn cưỡng chấp thuận trong đại hội cổ đông năm 2017 với mức lợi nhuận 1.700 tỷ đồng. Kết quả, Coteccons không đạt được kết quả kinh doanh mà cổ đông giao phó.

Nội bộ Coteccons lục đục là điều dễ thấy, nếu ai tham dự đại hội cổ đông của CTD được tổ chức vào ngày 2/6/2018 tại TP.HCM. Tại đại hội, Coteccons đặt mục tiêu 27.200 tỷ đồng doanh thu, tương đương với kết quả của năm 2017. Còn kế hoạch lợi nhuận sau thuế giảm 15%, từ 1.653 tỷ xuống 1.400 tỷ đồng. Cổ tức năm 2018 dự kiến là 30% vốn điều lệ.

Đỉnh điểm nhất là phần thảo luận, cổ đông Coteccons đã đặt hàng loạt câu hỏi liên quan đến vấn đề khủng hoảng nội bộ như ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Coteccons có hoàn toàn tâm huyết với công ty hay không khi mà tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của ông Dương tại CTD thấp? Cổ đông mong muốn ông Dương có thể lãnh đạo CTD lâu dài hơn.

Cổ đông cũng đặt nghi ngờ, chiến lược của CTD có thay đổi hay không khi lượng tiền mặt của CTD tăng lên rất nhiều, nhất là ngành xây dựng phụ thuộc nhiều vào thị trường bất động sản? Làm sao để công ty tận dụng và sử dụng nguồn tiền hiệu quả, sử dụng tiền cho đầu tư thay vì chỉ làm nhà thầu đơn thuần.

Coteccons đang dần đuối sức khi thực hiện theo yêu cầu về doanh thu và lợi nhuận từ các cổ đông.

Trong khi đó, cổ đông Dragon Capital không đồng ý với kế hoạch kinh doanh và mức chi cổ tức mà Coteccons đưa ra. Đại diện Dragon Capital cho rằng, những năm trước CTD trích khoảng 50% lợi nhuận để chia cổ tức nhưng năm nay CTD chỉ dành khoảng 15% để chi trả cổ tức. Vì vậy CTD nên xem xét tăng mức chia cổ tức, tăng kế hoạch lợi nhuận năm 2018.

Trước áp lực của cổ đông, ban lãnh đạo CTD đồng ý nâng tỷ lệ cổ tức từ 30% lên 50% và sẽ được thực hiện vào quý III năm 2018, nâng doanh thu lên 28.000 tỷ đồng và lợi nhuận lên 1.500 tỷ đồng trong năm 2018.

Ngoài ra, CTD cũng sẽ có những cải cách trong hoạt động, tổ chức điều hình. Theo đó, các phó tổng giám đốc sẽ trở thành các giám đốc điều hành, phụ trách một mảng công việc lớn. Họ sẽ có những KPI, được hội đồng đánh giá 6 tháng 1 lần theo hình thức bỏ phiếu. Ai không vượt qua được 2 lần đánh giá sẽ phải thôi việc.

Bài 2: Coteccons tụt dốc không phanh hay kế ve sầu thoác xác?

Coteccons tụt dốc cổ phiếu, doanh thu và lợi nhuận giảm nhưng những công ty liên kết của CTD lại làm ăn rất khấm khá. Cụ thể, một công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực nhà thầu xây dựng mà Coteccons nắm giữ 15% vốn điều lệ là Ricons đã tăng trưởng vượt bậc so với toàn ngành xây dựng trong quý I năm 2018 với doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2017 và lợi nhuận sau thuế đạt 37 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, Coteccons còn có 3 công ty liên kết khác là FCC, Quang Trọng và Hiteccons hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, bất động sản và xây dựng. Tổng lợi nhuận CTD nhận được từ các công ty liên kết này tăng mạnh từ 4 tỷ đồng trong quý I năm 2017 lên 63 tỷ đồng trong quý 1 năm 2018.

Đó là chưa kể, Công ty Central Cons mới được thành lập vào tháng 7/2017 và cũng hoạt động trong lĩnh vực nhà thầu xây dựng. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Central Cons là ông Trần Quang Tuấn, nguyên phó tổng giám đốc và cũng là một trong những cổ đông sáng lập Coteccons.

Central Cons đã liên tiếp trúng thầu nhiều hợp đồng lớn, đặc biệt từ những khách hàng truyền thống của Conteccons như Vingroup, SSG Group, Phát Đạt... Một công ty xây dựng mới thành lập chưa đầy 1 năm, vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng đã ký hợp đồng lên tới 5.000 tỷ đồng thực sự là một dấu hỏi lớn.

Theo Nguyễn Duy / Tin tức 24h, Báo Nhân đạo

Cổ phiếu CTD không còn là một xa lạ gì đối với giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư gạo cội khi nếu nhắc đến CTD giới đầu tư sẽ nhớ ngay đến sự kiện rất nổi tiếng liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích nội bộ của công ty, những hậu quả và khó khăn mà công ty đã phải đối mặt khi sau sự kiện đó. Liệu CTD có thể quay trở lại thời kỳ hoàng kim của mình sau khi tái cấu trúc hoàn toàn khi Ban lãnh đạo mới lên ngôi không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài phân tích nhanh về mã cổ phiếu CTD này nhé. 

Tổng quan doanh nghiệp

Coteccons được biết đến là nhà thầu xây dựng số 1 Việt Nam trong nhiều năm qua. Công ty tập trung chủ yếu vào mảng xây dựng dân dụng và đâu đó công nghiệp. Các dự án nổi bật của công ty như là siêu dự án Landmark 81, dự án Casino Hội An,...Tuy nhiên, sau khi Kusto lên nắm quyền tại Coteccons, Ban lãnh đạo mới đã tái cấu trúc và hướng đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hơn. 

Tình hình tài chính của CTD

Sức khỏe tài chính

Một điểm rất đặc biệt trong cơ cấu tài sản của CTD là công ty nắm giữ rất nhiều tiền mặt đối với một công ty xây dựng, chiếm khoảng 20-30% tổng tài sản. Điều này thể hiện rằng CTD đang có một tiềm lực tài chính rất lớn. 

=> Kiến thức bài bản được kết hợp giữa Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật để tìm ra cổ phiếu tốt, doanh nghiệp có nội tại tốt, cổ phiếu có khả năng tăng giá. Đăng ký ngay khóa học đầu tư miễn phí LET’S INVESTING bắt đầu từ 08/08/2022 tại: //takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=web

Ngoài ra đó là khoản mục khoản phải thu chiếm khoảng 50-60% tổng tài sản qua nhiều năm, đây là một rủi ro của CTD và càng rủi ro hơn khi những năm gần đây CTD đang phải trích lập dự phòng cho các khoản phải thu này. 

CTD nổi tiếng với việc không vay nợ, tuy nhiên sau khi Kusto lên nắm quyền mọi thứ đã thay đổi. CTD bắt đầu vay nợ bắt đầu bằng việc phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, điều này cũng không có gì khó hiểu khi ban lãnh đạo là các chuyên gia tài chính, việc vay nợ sẽ giúp công ty tăng được hiệu quả sử dụng vốn hơn. 

Bên cạnh đó, như đã đề cập phía trên, khoản trích lập dự phòng đang có xu hướng tăng lên từ dưới 1% lên mức 1,5% tổng nguồn vốn cho thấy những rủi ro về nợ xấu đang hiện hữu đối với CTD. 

Ngoài ra, tỷ số người mua trả tiền trước / TTS cũng có xu hướng tăng mạnh, điều này cũng khá khớp với việc các hợp đồng ký mới của CTD đang tăng lên và cho thấy rằng có vẻ tình hình kinh doanh sẽ tốt đẹp hơn. 

Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2021 là một năm rất khó khăn với CTD khi công ty phải chịu áp lực từ cả nội tại doanh nghiệp như tái cơ cấu sau khi nhiều nhân sự cấp cao rời đi lẫn biến động bên ngoài như dịch Covid làm giãn cách xã hội. Tuy nhiên, trong quý 1 năm 2022 mọi thứ đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là tăng trưởng biên lợi nhuận của CTD. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện rất tốt, mặc dù chưa được bằng với mức trước đại dịch tuy nhiên điều này cho thấy những dấu hiệu tốt.

Có thể thấy 2 áp lực cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp đang dần dần được tháo gỡ và quý 1 năm 2022 cũng cho thấy những khởi đầu tốt đẹp. Vì thế kết quả kinh doanh của các quý còn lại năm 2022 có thể rất đáng mong chờ. 

=> Đừng bỏ lỡ khóa học giao dịch thực chiến Trading Mastery bắt đầu từ 2/7/2022 - Đăng ký tại: Khóa học Trading 

Luận điểm đầu tư cổ phiếu CTD

- Sự hồi phục của thị trường bất động sản sau dịch Covid

Tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở vẫn ở mức cao, không bị mất đi bởi ảnh hưởng của dịch bệnh mà chỉ tạm thời dời lại, do nhu cầu này tới từ các yếu tố nhân khẩu học dài hạn ổn định như xu hướng đô thị hóa và thu nhập trung bình tăng. Nhu cầu nhà ở cao được thể hiện qua giá sản phẩm bất động sản vẫn tăng giữa đại dịch khi nguồn cung bị hạn chế. 

Bước sang năm 2022, thị trường xây dựng nhà ở xây dựng kỳ vọng hồi phục khả quan khi các nhà phát triển bất động sản trở lại thực hiện các dự án nhà ở đang dang dở. Bên cạnh đó, nhu cầu và giá bán sản phẩm bất động sản vẫn ở mức cao và những khả năng tiếp cận khách hàng trở nên dễ dàng hơn do dịch Covid đã không còn quá nghiêm trọng nữa sẽ là những động lực tăng trưởng tương đối lớn đối với thị trường xây dựng trong năm nay

- Backlog và các hợp đồng ký mới tăng lên 

Backlog được chuyển sang năm 2022 ở mức 27,7 nghìn tỷ đồng và số hợp đồng ký mới trong quý I năm 2022 đạt mức 10 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt hơn, các khách hàng của CTD đang trở nên đa dạng hơn khi có rất nhiều những cái tên mới được xuất hiện như BIM, Ecopark & Nomura Japan hay BRD,... cho thấy chiến lược tái cấu trúc của CTD đang có dấu hiệu tích cực. 

Nếu giai đoạn trước đây, mọi dự án của CTD đều đến từ các mối quan hệ của các thành viên Ban lãnh đạo, điều này mang đến những rủi ro phải phụ thuộc nhiều vào một vài cá nhân. Tuy nhiên, cuối năm 2021 CTD đã phát triển phòng tìm kiếm dự án, và kết quả mang lại là rất tích cực khi cả quý 4 năm 2021 và quý 1 năm 2022 số giá trị hợp đồng ký mới của CTD đã là 20,000 tỷ đồng. 

- Biên lợi nhuận gộp có khả năng được cải thiện do giá thép giảm 

Đối với những doanh nghiệp xây dựng, giá nguyên liệu đầu vào chiếm đến khoảng 70% chi phí giá vốn, trong đó 40% chi phí nguyên liệu là thép, CTD cũng không phải ngoại lệ.

Khác với thời điểm đầu năm khi những lo ngại về đứt gãy chuỗi cung ứng và căng thẳng giữa Nga – Ukraine đẩy giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thép liên tục tăng cao, thời điểm hiện tại giá cũng đã hạ nhiệt. Ngoài ra, tình trạng dư cung thép tại Trung Quốc vẫn đang ở mức cao, do đó việc xuất khẩu thép của Việt Nam bị chững lại. Xuất khẩu thép xây dựng của Việt Nam trong tháng 4 giảm mạnh tới 44% so với tháng 3 và chỉ tăng nhẹ gần 5% so với năm 2021.

Với việc xuất khẩu suy giảm, tiêu thụ trong nước giảm, nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt đã tạo áp lực lên giá thép khiến giá nguyên vật liệu này được điều chỉnh giảm. Đây được cho là tín hiệu tốt đối với CTD để công ty có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp trong năm 2022 này. 

Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu CTD

- Rủi ro cạnh tranh của các công ty cùng ngành 

Vẫn là những hậu quả sau cuộc xung đột lợi ích trong quá khứ của CTD, những lãnh đạo chủ chốt của công ty đã tách ra và thành lập những công ty xây dựng mới để trở thành chính đối thủ của CTD, phải kể đến như Newtecons của nguyên chủ tịch Nguyễn Bá Dương hay Central của ông Trần Quang Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc của CTD trước đây. Ngoài ra, Hòa Bình [HBC] cũng là một cái tên rất đáng gờm và có thể nói HBC đã được hưởng lợi rất lớn từ việc xung đột nội bộ của CTD khi những biến động này đã tạo cơ hội cho HBC vươn lên nhanh chóng.

Có thể thấy, tại thời điểm hiện tại vị thế của CTD đã không còn được như trước và phải chịu những áp lực cạnh tranh vô cùng lớn từ các đối thủ cạnh tranh tuy mới nhưng rất mạnh này sẽ là một rủi ro của CTD trong việc cạnh tranh để có được những dự án mới.

- Rủi ro về khả năng thực thi các dự án của CTD sau khi “thay máu” Ban lãnh đạo 

Câu chuyện về xung đột thượng tầng của CTD không còn xa lạ gì nữa, việc những người chủ chốt của CTD rời đi đã để lại những câu hỏi về việc liệu CTD có thể làm tốt không khi Ban lãnh đạo hiện nay đa phần là các chuyên gia tài chính chứ không phải chuyên gia xây dựng như trước đây.

Tuy nhiên, với việc CTD liên tục trúng thầu được rất nhiều hợp đồng mới, đặc biệt là có sự xuất hiện của các khách hàng mới như BIM, Ecopark, BW Industrial thay vì chỉ những cái tên quen thuộc như Vinhomes trước đây, đã cho thấy năng lực tìm kiếm những dự án mới cũng như các chủ đầu tư đang dần đặt niềm tin hơn vào công ty. Tất nhiên đây là một dấu hiệu rất tích cực, tuy nhiên về năng lực triển khai và hoàn thành được bao nhiêu trong số những hợp đồng ký mới và backlog còn lại từ 2021 thì vẫn là một yếu tố cần phải theo dõi thêm trong năm 2022 này. 

Sau những khó khăn mà CTD đã gặp phải trong giai đoạn hậu xung đột lợi ích, CTD đang cho thấy những sự chuyển dịch khá tích cực về mặt ký kết các hợp đồng mới cũng như là lượng giá trị backlog khá lớn được chuyển từ 2021 sang năm 2022. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy sự trở lại của cổ phiếu CTD trong thời gian tới. Tuy nhiên, rủi ro là luôn hiện hữu đối với một công ty mới trở lại sau một giai đoạn tái cấu trúc dài và những rủi ro này đều sẽ là một bài toán khó mà Ban lãnh đạo cần phải giải quyết trong thời gian tới. 

=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing K6 - Nằm ngay bí quyết giao dịch hiệu quả, đón đầu những cơ hội tốt nhất! Bắt đầu từ 08/08/2022

Video liên quan

Chủ Đề