Vì sao nói gd truyền bá văn minh nhân loai

Văn minh vẫn thường được hiểu là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Dưới góc nhìn của triết gia, sử gia người Mỹ gốc Pháp, Will Durant (1885-1981), nguồn gốc văn minh được cụ thể hóa qua các phương diện: kinh tế, chính trị, lý luận, tinh thần. Đi sâu vào mỗi khía cạnh, ông giúp người đọc hình dung một cách bao quát lịch sử văn minh thế giới từ thuở sơ khai đến thời kỳ phát triển rực rỡ.

Will Durant đồng thời được biết đến là tác giả của bộ sách sử nổi tiếng "Lịch sử văn minh" với mong muốn tìm hiểu năng lực sáng tạo của loài người trong lịch sử và đúc rút những bước tiến của văn minh nhân loại. Đây cũng là bộ sách sử đưa tên tuổi Will Durant nổi tiếng. Ông được đánh giá là một trong hai sử gia lớn nhất cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bên cạnh sử gia Arnold J. Toynbee và có những đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử đại chúng. Nằm trong công trình đồ sộ này, Nguồn gốc văn minh có chung sứ mệnh giúp nhân loại nhìn về quá khứ, hiểu sự quý báu của văn minh, và ý thức rằng nó là di sản của mọi dân tộc chứ không riêng gì dân tộc nào.

Trong cuốn Nguồn gốc văn minh, Will Durant đã tổng kết lại: "Chúng ta như một đứa trẻ may mắn và có lẽ hư hỏng, được hưởng nền văn hóa, sự an toàn và hạnh phúc mà tổ tiên đã tốn bao công khó nhọc và lưu truyền lại cho nó".

Thấu hiểu nguồn gốc văn minh để tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững

Không chỉ nghiên cứu lịch sử đơn thuần, Will Durant giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của khoa học lịch sử và chức năng dự đoán tương lai của nó dựa trên những dữ kiện quá khứ. Khi mỗi người có nền tảng và góc nhìn tổng quát về văn minh một cách khoa học và có hệ thống thì nhân loại sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm và tự tin để lựa chọn và quyết định những vấn đề quan trọng cho tương lai. Giống như như việc hiểu được sự biến chuyển của kinh tế trên thế giới sẽ giúp chúng ta hạn chế yếu tố dẫn đến khủng hoảng; nắm bắt các quy luật của tự nhiên giúp chúng ta tận dụng được thế mạnh,… thì hiểu về lịch sử văn minh cũng vậy. Đây sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nhân loại trong tương lai.

Với độ dài gần 200 trang và 5 chương, Nguồn gốc văn minh đã tóm lược lịch sử loài người một cách cô đọng, khoa học và dễ dàng tiếp cận. Nguồn gốc văn minh là cuốn sách dành cho những bạn đọc yêu thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa thế giới. Tác phẩm thuộc lĩnh vực Chính trị học trong Tủ sách Nền tảng Đổi đời do Nhà sáng lập - CHỦ TỊCH Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng tuyển chọn. Độc giả có thể tìm đọc và chọn mua sách Nguồn gốc văn minh tại các không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee hoặc chọn sách online bản in và ebook tại App Trung Nguyên Legend Café.

TRI THỨC LÀ ÁNH SÁNG!
TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH CỦA DÂN TỘC!

(Đón đọc kỳ sau: Sự thay đổi cán cân giữa các nền văn minh)

Câu 3: Vì sao giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu? Nêu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo? Trình bày rõ phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?


Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu vì:

  • Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.
  • Là mộ trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:

  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, bằng cách thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí…
  • Mở rộng quy mô giáo dục, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
  • Ưu tiên đầu tư cho giáo dục: Huy động mọi nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.
  • Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: đảm bảo học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
  • Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: đa dạng các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập….
  • Tăng cường sự hợp tác quốc tế giáo dục và đào tạo.


Trắc nghiệm công dân 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: nhiệm vụ của giáo dục, giáo dục đào tạo là hàng đầu, phương hướng phát triển giáo dục đào tạo, giải bài 13 GDCD lớp 11, câu hỏi bổ sung bài 13 GDCD lớp 11,

Câu 1: Lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại?

A.Dân số.                            C. Khoa học và công nghệ.

B.Giáo dục và đào tạo.                    D. Văn hóa.

Câu 2: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay có nhiệm vụ:

A.Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B.Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C.Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

D.Xây dựng và phát triển kinh tế.

Câu 3: Đảng ta xác định phát triển giáo dục là sự nghiệp của:

A.Công dân.        B. Toàn dân.    C. Giáo viên.    D. Các cơ quan nhà nước.

Câu 4: Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là:

A.Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B.Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

C.Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

D.Xây dựng chế độ chính trị.

Câu 5: Đảng và nhà nước ta xem giáo dục và đào tạo là:

A.Quốc sách hàng đầu.

B.Quốc sách chiến lược. 

C.Yếu tố then chốt để phát triển đất nước.

D.Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia.

Câu 6: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao là:

A.Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.        C. Phương hướng của giáo dục và đào tạo.

B.Chính sách của giáo dục và đào tạo.        D. Ý nghĩa của giáo dục và đào tạo.    

Câu 7: Công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta vì:

A.Đảm bảo quyền của công dân.

B.Đảm bảo nghĩa vụ của công dân.

C.Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng.

D.Để công dân nâng cao nhận thức.

Câu 8: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là nâng cao:

A.Dân trí.        B. Tinh thần.        C. Thể lực.        D. Đạo đức.

Câu 9: Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo là mở rộng:

A.Quy mô giáo dục.                    C. Nội dung giáo dục.

B.Đối tượng giáo dục.                D. Phương pháp giáo dục.

Câu 10: Giáo dục và đào tạo có vai trò là một trong những:

A.Động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B.Cơ sở quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C.Tiền đề quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D.Nền tảng quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 11: Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và Nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học và công nghệ là:

A.Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.

B.Điều kiện để phát triển đất nước.

C.Tiền đề để xây dựng đất nước.

D.Mục tiêu phát triển của đất nước.

Câu 12: Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ là:

A.Bảo vệ Tổ quốc.

B.Phát triển nguồn nhân lực.

C.Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

D.Phát triển khoa học.

Câu 13: Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A.Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách.

B.Cung cấp nguồn vốn chủ yếu.

C.Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

D.Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu 14: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ như thế nào?

A.Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng.

B.Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới.

C.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.

D.Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.

Câu 15: Đâu là giải pháp cơ bản để đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ?

A.Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng.

B.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.

C.Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến.

D.Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.