Vì sao phụ nữ quyết định ly hôn

Mục lục bài viết

  • 1. Những điều bạn nên biết trước khi quyết định ly hôn ?
  • 2. Khi ly hôn người vợ có được quyền nuôi hai con không ?
  • 3. Hỏi về chia tài sản khi ly hôn ?
  • 4. Tư vấn ly hôn đối với phụ nữ đang mang thai
  • 5. Ly Hôn, Chia Tài Sản và Cấp Dưỡng Cho Con ?

1. Những điều bạn nên biết trước khi quyết định ly hôn ?

Rất có thể trải qua giai đoạn khủng hoảng, các cặp vợ chồng sẽ càng hiểu nhau hơn và mối quan hệ giữa hai người sẽ phát triển theo hướng tốt hơn nếu các bạn tự đặt ra cho mình những câu hỏi, tự xác định điều gì đã khiến các bạn ở trong tình huống như vậy.

1. Hãy cho bạn thời gian suy nghĩ

Nhiều cặp vợ chồng hối tiếc vì đưa ra quyết định quá vội vàng. Nếu vợ chồng bạn đang ở trong tình trạng khủng hoảng, bạn đang có những cảm xúc mãnh liệt, hãy thận trọng bởi thời điểm này bạn đang bị cảm xúc chi phối, bạn không thể kiểm soát được lý trí của mình và do đó không thể đưa ra quyết định sáng suốt.

Hãy lùi lại một bước để có thể bình tĩnh lại, phân tích tình huống và mối quan hệ giữa hai vợ chồng bạn để bạn sẽ không phải hối tiếc với quyết định vội vàng của mình.

2. Phân tích vấn đề trong mối quan hệ giữa vợ chồng bạn

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn bản cập nhật mới nhất năm 2022

Đôi khi bạn rất chắc chắn rằng bạn muốn chia tay, nhưng một thời gian sau bạn thấy rằng nếu suy nghĩ kĩ càng hơn bạn đã không đưa ra quyết định đó.

Rất có thể trải qua giai đoạn khủng hoảng, các cặp vợ chồng sẽ càng hiểu nhau hơn và mối quan hệ giữa hai người sẽ phát triển theo hướng tốt hơn nếu các bạn tự đặt ra cho mình những câu hỏi, tự xác định điều gì đã khiến các bạn ở trong tình huống như vậy.

Trong trường hợp sự ly hôn là cần thiết thì việc tìm hiểu điều gì dẫn đến sự thất bại như vậy vẫn sẽ hữu ích cho bạn để tránh lặp lại sai lầm cũ nếu bạn đi bước nữa. Chẳng hạn bạn đã chia tay 4, 5 người và lần nào bạn cũng gặp phải người vũ phu và hay đánh đập bạn. Trong trường hợp này bạn cần phải phân tích vấn đề “Điều gì bạn lại luôn rơi vào tình yêu với người vũ phu như vậy ?”; “Bạn cần làm gì để tự tránh khỏi tình huống này ?”

3. Bạn đã làm những gì để cứu vãn hôn nhân của bạn ?

Khi đã hiểu vấn đề giữa hai vợ chồng hãy tự hỏi hai vợ chồng bạn đã làm những gì để cứu vãn cuộc hôn nhân này chưa ? Tại sao những cố gắng của hai vợ chồng bạn không hiệu quả ?

4. Nghĩ đến những thời điểm hạnh phúc bạn đã từng có với bạn đời

Khi nghĩ đến việc ly hôn, thông thường các cặp vợ chồng chỉ nhìn thấy trước mắt những vấn đề dẫn đến quyết định này, mà quên đi lý do tại sao cuộc hôn nhân đã hợp thành từ ban đầu. Ôn lại những kỷ niệm hạnh phúc là cách tốt nhất để mang lại động lực cho vợ chồng tìm cách vượt qua trở ngại của cuộc hôn nhân.

Hãy nhớ lại những điểm tốt của nhau, từ tính tình đến vẻ ngoài, những điều đã làm vợ chồng bạn yêu nhau từ những ngày đầu. Giây phút nào bạn đã quyết định sẽ lấy người bạn đời này làm vợ, làm chồng ? Nhớ lại những cảm giác tích cực này sẽ giúp bạn đi bước đầu tiên trong việc hàn gắn cuộc hôn nhân. Đừng để cuộc hôn nhân của bạn nằm trong vòng luẩn quẩn quá lâu.

Dù cho quyết định là phải ly hôn, bạn cũng cần biết được liệu nó có mang lại lợi ích thực sự hay không. Điều quan trọng là hai vợ chồng cần cùng cố gắng sửa chữa mối quan hệ hôn nhân này trước khi chấp nhận bỏ cuộc.

5. Đừng oán giận người cũ

>> Xem thêm: Xin mẫu đơn ly hôn mới nhất năm 2022 ? Hướng dẫn thủ tục ly hôn nhanh

Điều này rất quan trọng. Tức giận về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ chỉ làm bạn tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Không oán giận không có nghĩa là bạn đã bỏ qua tất cả cho người cũ mà chỉ đơn giản là bạn cần vượt qua cảm giác tiêu cực của chính mình. Bạn có thể tận dụng mọi sự giúp đỡ từ người thân đến các chuyên gia.

6. Đừng nói xấu chồng/vợ cũ với con bạn

Điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của chúng rất nhiều. Chúng có quyền được yêu cả cha và mẹ mình. Việc nói xấu về cha hay mẹ chúng sẽ gây phản tác dụng với bạn. Chúng sẽ tức giận với bạn và cảm giác khó chịu đó sẽ kéo dài về sau.

7. Không vội vàng bắt đầu một mối quan hệ mới

Con cái chúng ta chưa sẵn sàng để nhìn chúng ta ở bên một người mới. Bản thân bạn cũng cần thời gian để định hình bản thân, tránh lựa chọn sai lầm thứ 2. Hãy dành thời gian cho bản thân và chú ý đến con bạn ít nhất là một năm. Đừng vội vã để rồi lại mắc phải sai lầm lần nữa, sẽ càng khó phục hồi hơn.

2. Khi ly hôn người vợ có được quyền nuôi hai con không ?

Thưa luật sư: Tôi là giáo viên mầm non lương 5 triệu 2 và chồng tôi làm nhân viên đường sắt lương 4 triệu. Tôi kết hôn được 10 năm và có hai cháu. Cháu lớn 9 tuổi cháu bé gần 4 tuổi. Gần đây cuộc sống vợ chồng có nhiều trục trặc tôi muốn ly hôn. Vậy xin hỏi văn phòng luật sư sau khi ly hôn tôi có được quyền nuôi cả 2 cháu không ạ ?. Tôi xin cảm ơn !

Vì sao phụ nữ quyết định ly hôn

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay: 1900.6162

Trả lời:

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định trên, khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận người sẽ trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định. Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, học hành của con cũng như xem xét nguyện vọng của con muốn được sống với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng. Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng, con từ đủ 7 tuổi sẽ phải xem xét nguyện vọng của con.

Đối với trường hợp của bạn, con bạn đã 6 tuổi, do vậy hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận người về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con dựa trên quyền lợi của con về mọi mặt. Nếu bạn muốn dành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được với Tòa án rằng bạn có điều kiện về kinh tế tốt hơn chồng (chẳng hạn như bạn có việc làm ổn định, thu nhập của bạn đủ để chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho con, đảm bảo cho con được ăn, mặc, ở, học hành, khám, chữa bệnh đầy đủ), hơn nữa bạn cũng có trình độ học vấn, môi trường giáo dục tốt, tình cảm yêu thương mà bạn dành để chăm sóc cho con từ trước tới nay rất sâu sắc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nêu ra những bất lợi nếu cho con ở với cha, chẳng hạn như chồng bạn đang thất nghiệp, thu nhập không ổn định, tư cách đạo đức của chồng bạn không tốt, hoặc chồng bạn bị hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình.

“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình mới nhất của tòa án năm 2022

3. Hỏi về chia tài sản khi ly hôn ?

Xin chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề xin nhờ các Luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi kết hôn vào năm 2012, trước khi kết hôn tức năm 2009 chồng tôi có tài sản riêng là 3 miếng đất. Vào tháng 10 năm 2015 chồng tôi bán 3 miếng đất trị giá 3,3 tỷ đồng và mua căn nhà trị giá 3,3 tỷ vào tháng 12 năm 2015.

Khi bán đất xong, chồng tôi lại chuyển toàn bộ số tiền bán đất đó vào tài khoản riêng của tôi, sau khi mua nhà mới rút ra.

Vậy khi ly hôn tôi có được chia tài sản đó không? Tôi có đủ cơ sở để chứng minh số tiền là của minh không? Chồng tôi bảo có đủ cơ sở để chứng minh căn nhà mua vào năm 2015 là của riêng chồng tôi tạo lập để không chia tài sản cho tôi. Từ năm 2012->2015 tôi không có thu nhập vì ở nhà phải sinh 2 đứa con và nuôi con ?

Cảm ơn và mong nhận được sự tư vấn của Luật Minh Khuê.

Vì sao phụ nữ quyết định ly hôn

Luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.6162

>> Xem thêm: Cách chia tài sản sau ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022 ?

Trả lời:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, chồng của bạn có tài sản là 3 miếng đất từ trước thời kì hôn nhân và căn nhà 3,3 tỉ là tài sản được hình thành từ việ sử dụng tiền bán 3 miếng đất đó. Do đó, căn nhà chính là tài sản riêng của chồng bạn. Căn nhà này chỉ được tính là tài sản chung để phân chia khi ly hôn trong trường hợp được nhập làm tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 46. Theo đó, vợ chồng bạn phải có thỏa thuận về việc gộp chung tài sản và đối với nhà ở là loại tài sản phải đăng kí quyền sử dụng, do vậy để xác định có phải là tài sản chung hay không thì trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có tên của cả hai vợ chồng.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, sau khi bán đất chồng bạn có gửi tạm số tiền trên vào tài khoản riêng của bạn. Điều này không được coi là căn cứ chứng minh việc bạn được quyền sở hữu đối với số tiền đó, cũng như quyền tài sản đối với căn nhà.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

"4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác."hàng..

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương, đơn ly hôn thuận tình mới 2022

4. Tư vấn ly hôn đối với phụ nữ đang mang thai

Chào luật sư!. Tôi có một số câu hỏi muốn nhờ luật sư giúp. Tôi kết hôn từ tháng 11.2013. Chúng tôi đã có một con gái 23 tháng. Và hiện tại tôi đang mang thai đứa thứ 2 được 15 tuần. Sau khi kết hôn tôi chuyển hẳn từ miền Nam ra miền Bắc sinh sống cùng gia đình nhà chồng. Đã nhập hộ khẩu ở nhà chồng. Trong thời gian chung sống cùng chồng và gia đình chồng, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa vợ chồng, và thành viên trong gia đình chồng.

Thời gian tôi mang thai đứa thứ nhất tôi ở nhà nội trợ và chăm con. Tôi thường xuyên bị xúc phạm và bị đánh đập. Bây giờ tình trạng đã khá hơn nghĩa là tôi không bị đánh đập chửi bới nhưng cuôc sống vợ chồng không có tiếng nói chung. Đại loại mạnh ai nấy sống và mâu thuẫn với gia đình chồng càng gay gắt. Tôi cảm thấy bị áp lực và cảm thấy cuộc sống hôn nhân gia đình không thể kéo dài thêm được. Hiện tôi đã đi làm được 1 tháng lương 3 triệu đồng. Chồng tôi thu nhập 40-50 triệu đồng 1 tháng.

Tôi có câu hỏi sau nhờ luật sư giải đáp: Tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con liệu có được không? Về tài sản nếu tôi ly hôn thì tôi có nhận được gì không vì khi lấy chồng tôi có của hồi môn mẹ đẻ cho và góp vốn vào kinh doanh, nhưng đã bị thua lỗ hết. Tôi mong nhận được phản hồi của phía luật sư sớm để tôi có hướng giải quyết cho vấn đề của mình ?

Tôi xin cảm ơn!.

>> Xem thêm: Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay ?

Vì sao phụ nữ quyết định ly hôn

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi ngay tới số: 1900.6162

Trả lời:

>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương nhưng vợ hoặc chồng không đồng ý ký đơn xử lý thế nào ?

Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định trên, thì chồng bạn không có quyền yêu cầu ly hôn khi bạn đang mang thai, tuy nhiên người vợ vẫn có quyền xin ly hôn trong khi đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (kể cả trường hợp hai người thuận tình ly hôn). Cho nên nếu việc tiếp tục chung sống với chồng bạn mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và/hoặc bào thai trong bụng bạn, thì bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn và tòa án sẽ thụ lý và giải quyết.

Trong trường hợp chồng bạn đồng ý ly hôn thì bạn sẽ ly hôn theo thủ tục thuận tình ly hôn.

Thủ tục ly hôn được tiến hành như sau:

- Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;

- Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;

-Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

-Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

-Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn viết tay mới 2022 và Hướng dẫn thủ tục ly hôn

Hồ sơ ly hôn bao gồm:

-Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao);

- Giấy khai sinh của con (bản sao - nếu có);

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

-Về quyền nuôi con:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Về quyền nuôi con, trong trường hợp con bạn mới được 23 tháng tuổi thì bạn có quyền nuôi con. Tuy nhiên bạn phải chứng minh được khả năng tài chính, điều kiện sống, mức sống hiện tại của bạn để đáp ứng các điều kiện tốt nhất cho con. Nếu bạn không đủ khả năng tài chính, thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện nuôi dưỡng con cả bạn và chồng bạn về mặt giáo dục, tình cảm, kinh tế…để xem xét ai có đủ khả năng nuôi con và phù hợp với lợi ích của con tốt hơn.

Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Xác định cha, mẹ như sau:

" 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng."

>> Xem thêm: Hướng dẫn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn quy định mới 2022

Như vậy, Người mẹ đang mang thai nhưng chuẩn bị ly hôn , con chưa được sinh ra nhưng vẫn được xác định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân và xác định được cha đứa bé. Nên dù mang thai thì khi sinh ra người cha vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Về phân chia tài sản sau ly hôn:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Trong trường hợp vợ chồng bạn có tài sản chung thì khi ly hôn sẽ được chia theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp không thỏa thuận được sẽ được chia theo công sức đóng góp, tạo lập và duy trì tài sản chung đó. Nếu có tài sản chung đưa vào kinh doanh, tuy nhiên việc kinh doanh đó bị thua lỗ trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ không được tính để chia tài sản chung nữa.

5. Ly Hôn, Chia Tài Sản và Cấp Dưỡng Cho Con ?

Kính gởi: luật sư hỏi: thưa luật sư. Cho tôi hỏi những câu hỏi sau: hai vợ chồng em gái tôi có 03 đứa con (con trai đầu 14 tuổi, con gái thứ hai 11 tuổi và con gái thứ 03 hiện được hơn 35 tháng tuổi) thì chồng em gái tôi ngoại tình bên ngoài.

Em gái tôi phát hiện và bắt gặp được quả tang và chồng em gái tôi không ăn năn hối cải mà còn làm đơn ly hôn (khởi kiện đơn ly hôn đơn phương), chồng em gái tôi tự thuê thẩm định tài sản nhà cửa, đất đai và nợ chung. Còn mấy ngày nữa là ra tòa xét xử vụ án sơ thẩm dân sự “ ly hôn, nuôi con chung, chia tài sản chung và nợ chung”. *- về đất*: trước năm 2002 mẹ chồng em gái tôi có mảnh đất (chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất), trên đất có ngôi nhà cũ (năm 2007 đập phá đi để xây nhà mới hoàn toàn) và khi mẹ chồng em gái tôi chết và có xây thêm 2 ngôi nhà nữa (một nhà ở và một nhà kho, nhà kho bên cạnh đất). Em gái tôi kết hôn năm 2002 sống cùng với gia đình nhà chồng gồm có (mẹ chồng, chồng (là con một duy nhất), cha chồng em gái tôi không biết mất tích, 02 cháu là con của vợ/chồng em gái tôi). Năm 2008 mẹ chồng em gái tôi bệnh tật qua đời. Khi mẹ chồng em gái tôi chết không có để lại di chúc và giấy tờ cho tặng đất vợ/chồng em gái tôi. Từ đó vợ/chồng em gái tôi làm ăn sinh sống và tôn tạo, xây dựng thêm nhà cửa mới trên mảnh đất mẹ chồng em gái tôi (không có đăng ký sở hữu quyền sử dụng đất). *hỏi:*

1. Em gái tôi có được ở lại ngôi nhà trên mảnh đất của mẹ chồng em gái tôi như trình bày ở trên cùng với 03 cháu (trong đó 02 cháu; cháu lớn 14 tuổi, cháu thứ hai 11 tuổi đã được tòa án gọi ra hỏi và 02 cháu đều ở với mẹ*)*.

2. Nếu như tòa án xử em gái tôi phải ra ngoài thì em gái tôi phải làm gì.

3. vậy em gái của tôi có lấy lại được số tiền trong mấy tháng chờ tòa phân xử ly hôn không. Vì mấy gần một năm chờ tòa án xử ly hôn thì chồng em gái tôi không phụ cấp nuôi con gì hết ?

4. Làm sao để lấy được tiền phụ cấp cho con cái của em gái tôi khi mà ly hôn nuôi 03 đứa con ?

5. Tòa án đã quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xét thấy “ vụ án cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác có liên quan đên vụ án”, (vụ án cơ quan khác là đang chờ kết quả điều tra có liên quan tới chồng em gái tôi ngoại tình). Trong khi đang chờ vụ án của cơ quan khác chưa xử lý xong thì tòa án đã ra quyết định xử vụ án sơ thẩm như vậy có đúng không. Giờ em giá tôi muốn tòa án hoãn xét xử chờ cơ quan khác có liên quan điều tra xong thì em gái tôi phải làm gì. Kính mong luật tư tư vấn giúp cho tôi để tôi hướng dẫn em gái tôi thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp lý theo qui định; đảm bảo quyền lợi cho em gái tôi và các cháu ?

Trân trọng cảm ơn luật sư.

>> Xem thêm: Án phí ly hôn mới áp dụng trong năm 2022 là bao nhiêu tiền ?

- Thanh Cong

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn của tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Video - Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình - Công ty luật MInh Khuê