Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học thể hiện quan điểm của nhà triết học về

Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Có mấy vấn đề cơ bản của triết học? Phân tích nội dung và cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lịch sử của triết học? Cùng Luận văn 1080 tìm hiểu các vấn đề này nhé.

Bạn đang xem: Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

- Hướng dẫn làm tiểu luận triết học đúng quy chuẩn

- Cấu trúc bài tiểu luận như thế nào được gọi là hoàn chỉnh?

Trả lời “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?” qua lý luận của các trường phái Triết học

1. Vấn đề cơ bản của triết học là gì?


Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học, mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Ăngghen cũng đã trả lời cho câu hỏi “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?”, theo ông: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

- Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc giải hai mặt cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái triết học. Trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã xuất hiện nhất nguyên luận khi lấy việc thừa nhận chỉ một trong hai thực thể [vật chất hoặc ý thức] là cái có trước và quyết định cái kia, nghĩa là cho rằng thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất. Nhất nguyên luận bao gồm nhất nguyên luận duy tâm [chủ nghĩa duy tâm, triết học duy tâm] và nhất nguyên luận duy vật [chủ nghĩa duy vật, triết học duy vật].

 Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

2. Chủ nghĩa duy tâm lý luận về “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?”

Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức, đồng thời thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động.

Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân. Đại biểu là Gióocgiơ Béccli ông là nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh.

Triết học của ông chứa đầy tư tưởng thần bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần. Ông dựa vào quan điểm của các nhà duy danh luận thời trung cổ để khẳng định rằng, khái niệm về vật chất không tồn tại khách quan, mà chỉ tồn tại những vật thể cụ thể, riêng rẽ; sự tranh cãi về khái niệm vật chất là hoàn toàn vô ích, khái niệm đó chỉ là cái tên gọi thuần tuý mà thôi.

Vậy đối với triết học Béccli thì các vật thể cụ thể cảm tính được hiểu như thế nào? Với tính cách một nhà triết học duy tâm chủ quan, ông đưa ra một mệnh đề triết học nổi tiếng “vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của các cảm giác”. Thí dụ, cái bàn, đó không phải là một vật thể hữu hình mà chỉ là do mắt ta nhìn thấy nó có hình khối; màu sắc, hương vị của hoa quả cũng chỉ do cảm giác của con người nhận biết.

Chúng không tồn tại thật. Nói tóm lại, theo Béccli, mọi vật thể chỉ tồn tại trong chừng mực mà người ta cảm biết được chúng. Ông tuyên bố: tồn tại có nghĩa là được cảm biết. Như vậy chủ nghĩa duy tâm chủ quan cuối cùng đã đưa triết học của Béccli đến chủ nghĩa duy ngã, đến chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan, tồn tại thật sự của sự vật, kể cả con người, chỉ loại trừ chủ thể đang nhận thức [tức con người có cảm giác], loại trừ cái “tôi” mà thôi. Để cố gắng tránh rơi vào chủ nghĩa duy ngã đầy phi lí, Béccli đã chuyển từ chủ nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan sang chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Ông khẳng định rằng: chủ thể nhận thức thì không phải chỉ có một, khi một vật nào đó khi không còn nhận thức bởi một chủ thể này thì nó lại tiếp tục được nhận thức bởi các chủ thể khác. Và thậm chí tất cả các chủ thể [con người] không còn nữa thì vật thể vẫn tồn tại như là tổng số tư tưởng trong trí tuệ Thượng đế. Và Thượng đế cũng là một chủ thể, nhưng tồn tại vĩnh cữu và luôn luôn đưa vào trong ý thức những chủ thể riêng lẻ [con người] nội dung của cảm giác.

Xem thêm: Cách Khắc Phục Lỗi Máy Tính Có Mạng Nhưng Không Vào Được Web: Cách Sửa Lỗi

Về bản chất giai cấp, triết học Béccli là phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đã giành được chính quyền, rất sợ tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Vì vậy không phải ngẫu nhiên trong triết học của mình, Béccli đã sử dụng phép siêu hình, chủ nghĩa cơ giới để chống lại những tư tưởng tiến bộ trong khoa học, như chống lại quan niệm của Niutơn về không gian như bể chứa những vật thể trong tự nhiên; chống lại luận điểm của Lốccơ về nguồn gốc của khái niệm vật chất và không gian. Do vậy, triết học của Béccli là mẫu mực và là một trong những nguồn gốc của các lí thuyết triết học tư sản duy tâm chủ quan cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

 Chủ nghĩa duy tâm lý luận về “Vấn đề cơ bản của triết học là gì?”

 Chủ nghĩa duy tâm khách quan - thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức những tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Thực thể tinh thần, ý thức khách quan này thường được mang các tên gọi khác nhau như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lí tính thế giới”. Đại biểu là Platôn [427- 347 TCN] ông là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platôn là “học thuyết về ý niệm”.

Xem thêm: Phụ Nữ Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Gì Đến Vùng Kín Không? Quan Hệ Tình Dục Nhiều Có Làm Sao Không

Trong thuyết này, Platôn đưa ra quan điểm về hai thế giới: thế giới các sự vật cảm biến là không chân thực, không đúng đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có cái gì bền vững, ổn định, hoàn thiện. Còn thế giới ý niệm là thế giới của cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn, chân thực sự cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự vật cảm biến của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm.

Thế ý niệm có trước thế giới các vật cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Ví dụ: cái cây, con ngựa, nước sinh ra. Hoặc khi nhìn các sự vật thấy là bằng nhau vì trong đầu ta đã có sẵn ý về sự bằng nhau. Từ quan niệm trên, Platôn đưa ra khái niệm “tồn tại” và không “tồn tại”. “Tồn tại” theo ông là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất.

Còn “không tồn tại” là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Như vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại của Platôn mang tính chất khách quan rõ nét. Lí luận nhận thức của Platôn cũng có tính chất duy tâm. Theo ông tri thức, là cái có trước sự vật cảm biết mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận các sự vật đó.

Nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính, vì linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người ở trần thế thì ở thế giới bên kia đã có sẵn các tri thức. Do vậy nhận thức con người không phải phản ánh các sự vật của thế giới khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã lãng quên trong quá khứ. Platôn cho rằng, những ý kiến xác thực được khơi dậy, được hồi tưởng lại nhờ các câu hỏi đối thoại giữa loài người thì sẽ trở thành tri thức; Platôn gọi cách thức đối thoại như vậy là phương pháp biện chứng.

Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng. Trong bài viết này, Luận Văn Việt xin chia sẻ đến bạn những vấn đề cơ bản của triết học.

1. Vấn đề cơ bản của triết học là gì? 

Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học. [Theo: Wikipedia]

Các vấn đề cơ bản của triết học bao gồm:

  • Vấn đề về bản thể: vật chất là gì? Ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng?
  • Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra như thế nào?
  • Vấn đề về chân lý: làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng hay sai?
  • Vấn đề về đạo đức: thế nào là “tốt”, thế nào là “xấu”?
  • Vấn đề về thẩm mỹ: thế nào là “đẹp”, thế nào là “xấu”?

2. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong tác phẩm này và một số tác phẩm khác, khi nói về vấn đề cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen không định nghĩa tư duy là gì, tồn lại là gì mà chỉ nêu một số khái niệm khác tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa “tư duy và tồn tại”, “tinh thần và tự nhiên” của Ph.Ăngghen là quan hệ giữa “ý thức và vật chất” hoặc quan hệ giữa “vật chất và ý thức”.

Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nêu quan điểm “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”, Ph.Ăngghen viết tiếp:

“Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ [TG nhấn mạnh] mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài”…

Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội… [TG nhấn mạnh ]. Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay [TG nhấn mạnh].

Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó… những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất. Với chủ nghĩa duy vật, đấy là ý thức, tinh thần, sản phẩm của vật chất, cái phản ánh vật chất, cái bị vật chất quyết định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Với chủ nghĩa duy tâm, đấy là thực thể siêu tự nhiên [không có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải là cái phản ánh tự nhiên], thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên này nên thế giới vật chất không có thực chất của nó.

Theo quan điểm truyền thống, chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái, chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, trong đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan gắn liền với tên tuổi của triết gia – Giáo sĩ người Anh Giogiơ Béccơly [George Berkeley]. Chúng ta biết rằng, vào thế kỷ XVII, Giogiơ Béccơly đã biện minh cho chủ nghĩa duy tâm dưới hình thức mới bằng cách dựa trên những tiền đề hơi khác so với các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm truyền thống.

Đấy là vạn vật quanh ta là các khái niệm trong ý thức của ta [Béccơly và những người sau ông nói nhiều và nhấn mạnh ý này] song tất cả [cả ta và ý thức của ta] đều có nguồn gốc từ cái thuần trí của giới siêu tự nhiên, bị cái thuần trí của giới siêu tự nhiên quyết định. [Cuộc đối thoại thứ nhất và cuộc đối thoại thứ hai đặc biệt là đoạn kết trong cuộc đối thoại thứ hai giữa Philông [ Philonnus] và Hylaxơ [Hylas] của Béccơly phản ánh rất rõ tư tưởng này].

Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở quan niệm chủ nghĩa duy tâm nhủ quan cho rằng ý thức của con người của chủ thể là cái tồn cài sẵn trong con người, là cái có trước, còn các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủ thể thì chưa đủ.

Chúng tôi cho rằng khi tuyệt đối hoá vai trò của ý thức con người [ý thức của chủ thể], coi sự vật là phức hợp các cảm giác, thì không có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc khác, dưới hình thức này hay hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận.

Hơn nữa, sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là một trong những biểu hiện sự bế tắc, sự truy tìm lối thoát về mặt lý luận của chủ nghĩa duy tâm. Về bản chất, chủ nghĩa duy tâm chủ quan không phủ nhận sự tồn tại của thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất, vì vậy, có thể được không khi hiểu: chủ nghĩa duy tâm không chia thành hai phái, mà chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ nghĩa duy tâm khách quan chỉ là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

Những vấn đề trên không phải được rút ra từ câu chữ, từ lý luận thuần tuý, mà quan trọng hơn, từ nhu cầu của cuộc sống hiện thực. Cho đến nay, không phải chỉ những người thuộc chủ nghĩa duy vật hay những người có học vấn cao mới hiểu tinh thần, ý thức là của con người, mà đấy thuộc loại kiến thức phổ thông, bất cứ ai cũng biết.

Chính vì vậy không ít người, đặc biệt đặc biệt là giáo dân của các tôn giáo hữu thần, tuy không thừa nhận “tinh thần”, “ý thức” kể cả cái gọi là “ý thức khách quan” là cái có trước, là cái quyết định giới tự nhiên, song họ lại rất tin tưởng ở một thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất tồn tại với tư cách là lực lượng sáng tạo .

Ngay cả các nhà duy vật, thậm chí các nhà khoa học duy vật, cũng có lúc này, lúc khác rơi vào quan điểm của chủ nghĩa duy tâm [thường là duy tâm chủ quan], thì, kể cả những lúc duy tâm nhất cũng không ai quan niệm “tinh thần”, “ý thức” của con người có trước tự nhiên, không ai quan niệm sự vật là “phức hợp các cảm giác” xét dưới góc độ bản thể luận.

Từ trước đến nay, triết học vẫn được xem là môn khoa học mang tính khái quát, trừu tượng cao và được nhiều học viên đánh giá là “khó nhằn”. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tiểu luận, luận văn đề tài triết học cao học, hãy liên hệ với Hỗ trợ luận văn Luận Văn Việt. Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

2. Bản chất vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư duy và tồn tại, song do “tư duy” được các trường phái triết học quan niệm khác nhau nên bản chất vấn đề cơ bản của triết học cũng được hiểu khác nhau.

Với chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấy là mối quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật chất tồn tại dưới những tên gọi khác nhau với giới tự nhiên, con người và xã hội loài người.

Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đấy là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của tinh thần, ý thức con người như ý chí, tình cảm, tri thức… với hiện thực.

Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì:

“ Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại” thường được lý giải trực tiếp là “mối quan hệ giữa ý thức và vật chất”.

Thực ra, khái niệm “tư duy” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm “ý thức” còn khái niệm “tồn tại” lại có ngoại diên rộng hơn khái niệm “vật chất”. Vì vậy, chỉ trong trường hợp này và chỉ trong những trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất “tư duy”, với “ý thức”, “tồn tại” với “vật chất”, còn trong những trường hợp khác thì nội dung của những khái niệm đó phải được phân biệt rõ ràng, nhất là khi đề cập đến các vấn đề bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới và lý luận nhận thức.

Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Song, theo Ph.Ăngghen, lúc đầu [và chỉ lúc đầu [TG nhấn mạnh], cơ sở của sự phân biệt đó chỉ là ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có trước và do đó, không thừa nhận hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới.

Điều này cho thấy, quan hệ trước sau không phải là cơ sở quan trọng hàng đầu, cũng không phải là cơ sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà triết học đặt ra, mà quan trọng hơn, phải xét xem vai trò quyết định thuộc về nhân tố nào thuộc về vật chất hay ý thức.

Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đấy là mối quan hệ giữa những nhân tố vật chất mà những biểu hiện cơ bản của nó là hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất với những nhân tố tinh thần được biểu hiện qua ý thức của những con người cụ thể, hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai cấp độ ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có trước, ý thức xã hội không thể có sau, mà sự ra đời của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là đồng thời. Tính chất duy vật ở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, là cái bị tồn tại xã hội quyết định.

Tương tự, gọi là duy tâm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí chủ quan duy tình cảm, chủ quan duy tri thức… không có nghĩa là quan niệm những yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này [ý chí, tình cảm, tri thức… ] có thể quyết định sự thành công hay thất bại của con người [xem nhẹ hoàn cảnh khách quan].

Ranh giới giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản, đó là sự thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ngoài giới hạn ấy, khi khẳng định nguồn gốc vật chất của ý thức, khẳng định khả năng ý thức được vật chất hoá thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa nhận tính tương đối của ranh giới này.

Mặt khác, nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người, nói đến vật chất là nói đến giới tự nhiên, thế giới vật chất, nên bản chất mối quan hệ giữa ý thức và vật chất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Ở đây, hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ ràng, và chủng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:

Mặt thứ nhất: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào?

Mặt thứ hai: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người về giới tự nhiên ra sao?

Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng – triết học đặt ra và định hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có tính toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình, lương thực, nhà ở… mà còn liên quan đến cả những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp, cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra.

Vấn đề cơ bản của triết học đã, đang và chắc chắn sẽ còn nhiều quan điểm khác nhau. Một vài ý kiến trên chỉ để các bạn đồng nghiệp tham khảo với mong muốn góp phần làm cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá triết học nói chung, triết học Mác – Lênin nói riêng đạt hiệu quả hơn.

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đọc cũng đã hiểu rõ hơn về các vấn đề cơ bản của triết học. Hy vọng rằng kiếm thức bên trên có thể giúp ích bạn trong quá trình học tập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề