Việt Nam có bao nhiêu chiếc máy bay chở khách?

Chiếc máy bay Boeing 787-10 Dreamliner – máy bay chở khách lớn nhất Việt Nam hiện nay đã chính thức được đưa vào khai thác, với chuyến bay đầu tiên trên chặng Hà Nội – TPHCM, thực hiện vào chiếu 20/8.

Tàu bay B787-10 sẽ được khai thác trên đường bay Hà Nội – TPHCM, và đường bay Việt Nam – Hàn Quốc từ tháng 9 tới.

B787-10 chở được nhiều hành khách, hàng hóa hơn 15% so với B787- 9 và là chiếc máy bay dài nhất, chở đc nhiều hành khách và hàng hóa nhất tại Việt Nam.

B787-10 dài 68,3m, tải trọng 60 tấn, với 367 ghế chia làm 2 hạng: Hạng Thương gia [24 ghế] và Hạng phổ thông [343 ghế].

Ghế hạng thương gia độ ngả 180 độ.

B787-10 được trang bị 24 ghế Hạng Thương gia.

Với 343 ghế Hạng phổ thông, mỗi ghế đều được trang bị hệ thống giải trí riêng.

Tàu bay thiết kế 2 lối đi, mỗi ghế đều được trang bị hệ thống giải trí biệt lập [phim, nhạc, trò chơi...], phụ vụ nhu cầu, sở thích từng cá nhân, và sạc pin các thiết bị di động.

Đội máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tăng 38 chiếc so với năm 2018, lên tổng số 218 máy bay. Số lượng trực thăng đăng ký quốc tịch Việt Nam là 31 chiếc.

Hiện nay số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam là 218 máy bay. Ảnh minh hoạ

Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết năm 2019, thị trường hàng không phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, sản lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm 2018; quy mô thị trường hàng không tiếp tục được mở rộng.

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam là 218 máy bay, tăng 38 máy bay so với năm 2018. Số lượng trực thăng đăng ký quốc tịch Việt Nam là 31 chiếc. Có 10 hãng hàng không được cấp Giấy chứng nhận Người khai thác máy bay, 12 tổ chức bảo dưỡng máy bay và 7 tổ chức huấn luyện được phê chuẩn.

Sản lượng điều hành bay đi/đến đạt 458.000 chuyến, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2018; điều hành bay quá cảnh 419.000 chuyến, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 106 triệu khách, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2018 và sản lượng hàng hóa thông qua là 1,4 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 50,3 triệu khách, 404.000 tấn hàng hóa.

Việt Nam hiện có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động hàng không dân dụng, gồm 9 sân bay quốc tế, 13 sân bay nội địa.

Trong năm qua, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của công an, quân đội đóng tại địa bàn cảng hàng không, sân bay, thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát khu vực vành đai sân bay và khu vực công cộng nhà ga, bến bãi; kịp thời xử lý tình trạng gây mất trật tự công cộng, tấn công nhân viên hàng không, taxi dù, cò mồi, lừa đảo hành khách, các trường hợp xâm nhập trái phép vào sân bay và bảo đảm duy trì trật tự công cộng; điều tra, xử lý vụ việc xâm nhập hệ thống bán vé, đặt chỗ của Vietnam Airlines để lấy thông tin hành khách cung cấp cho dịch vụ taxi tại sân bay.

Vietnam Airlines đang là hãng hàng không sở hữu nhiều máy bay nhất với 104 chiếc. Cơ cấu đội máy bay của Vietnam Airlines cũng gồm những dòng máy bay tân tiến nhất, trong đó dòng máy bay thân rộng có Boeing 787-9, Boeing 787-10 và Airbus A350; dòng máy bay thân hẹp có A321neo.

Mới nhất, cuối tháng 8, Vietnam Airlines nhận chiếc Boeing 787-10 đầu tiên trong tổng số 8 chiếc Boeing 787-10 sẽ dần được bàn giao cho hãng từ nay đến cuối năm 2020.  

Công ty thành viên của Vietnam Airlines là Jestar Pacific hiện đang sở hữu 18 chiếc, dòng máy bay A320, A321neo.

Hãng hàng không Vietjet cũng ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của số lượng máy bay với 68 chiếc, phần lớn là A320, A321neo.

Đáng chú ý, Vietjet dự kiến phát triển đội máy bay lên tới 200 chiếc vào năm 2025. Tháng 7.2018, Vietjet đã ký hợp đồng trị giá 12,7 tỉ USD với nhà sản xuất máy bay Boeing mua 100 chiếc máy bay B737 Max gồm B737 Max 10 và B737 Max 8.

Tân binh Bamboo Airways đã có sự phình rộng về quy mô rất nhanh, dù chỉ ra mắt hơn 1 năm nhưng hãng này hiện đã sở hữu tới 17 máy bay, trong đó, mới nhất là chiếc Boeing 787-9 mới được tiếp nhận cuối tuần trước.

Ngoài ra, các hãng hàng không nhỏ khác như Công ty Bay dịch vụ hàng không Vasco, Công ty cổ phần hàng không Hải Âu, Công ty công nghệ Hành tinh xanh, Công ty Cổ phần hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt và Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật hàng không đang sở hữu 14 chiếc máy bay, chủ yếu là dòng ATR72, thuỷ phi cơ...

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có tổng cộng 221 máy bay, tăng 41 máy bay so với năm 2018.

Về thị phần vận tải, thống kê của Cục cho thấy, Vietnam Airlines Group [gồm cả Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vasco] đang nắm giữ hơn 50% thị phần, Vietjet chiếm 41,9% thị phần.

Dự báo, với sự ra mắt của các hãng hàng không mới như Vinpearl Air, Vietravel Airlines, Kites Air, thị trường hàng không sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới. 

Chủ Đề