Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 63

Đọc bài văn trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 103, 104. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn ?

□ Mùa thu ở làng quê

□ Cánh đồng quê hương

□ Âm thanh mùa thu

2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ?

□ Chỉ bằng thị giác (nhìn).

□ Chỉ bằng thị giác và thính giác (nghe).

□ Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi).

3. Trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. ”, từ đó chỉ sự vật gì ?

□ Chỉ những cái giếng.

□ Chỉ những hồ nước.

□ Chỉ làng quê.

4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ?

□ Vì bầu trời mùa thu rất cao nên tác giả có cảm tưởng đó là bầu trời bên kia trái đất.

□ Vì bầu trời mùa thu rất xanh nên tác giả có cảm tưởng đó là một bầu trời khác.

□ Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy”. nên tác giả cố cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất.

5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ?

□ Đàn chim nhạn, con đê.

□ Đàn chim nhạn, con đê và những hồ nước.

□ Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.

6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh ?

□ Một từ. Đó là từ :………………………………….

□ Hai từ. Đó là các từ :………………………………..

□ Ba từ. Đó là các từ :………………………………….

7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, từ nào mang nghĩa chuyển ?

□ Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.

□ Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển.

□ Cả ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển.

8. Từ chúng trong bài văn được dùng để thay thế những từ ngữ nào ?

□ Chỉ để thay thế các hồ nước.

□ Chỉ để thay thế các hồ nước, bọn trẻ.

□ Để thay thế các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.

9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ?

□ Một câu. Đó là câu………………………..

□ Hai câu, Đó là các câu………………………

□ Ba câu. Đó là các câu……………………….

10. Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vỗ cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cậy cối, đất đai. ” liên kết với nhau bằng cách nào ?

□ Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ………….. thay cho từ…………..

□ Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ…………………………….

□ Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.

TRẢ LỜI:

Đọc bài văn trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 103, 104. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn ?

X Mùa thu ở làng quê

2.Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ?

X Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi).

3.Trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. ”, từ đó chỉ sự vật gì ?

X Chỉ những hồ nước.

4.Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ?

X Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả cố cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất.

5.Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ?

X Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.

6.Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh ?

X Hai từ. Đó là các từ : xanh mướt, xanh lơ

7.Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, từ nào mang nghĩa chuyển ?

X Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.

8.Từ chúng trong bài văn được dùng để thay thế những từ ngữ nào ?

X Để thay thế các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.

9.Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ?

X Một câu. Đó là câu chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

10. Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vỗ cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cậy cối, đất đai. ” liên kết với nhau bằng cách nào ?

X Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ : không gian.

Giaibaitap.me


Page 2

Tập làm văn

Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

(Lập dàn ý chi tiết)

……………………………………

……………………………………

……………………………………

TRẢ LỜI:

Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

(Lập dàn ý chi tiết)

Bài làm

1. Mở bài : (Giới thiệu chung)

- Ở trường, em chơi với rất nhiều bạn.

- Em chơi thân nhất là bạn Lê ở gần nhà và học chung lớp.

2. Thân bài : (Tả chi tiết)

- Ngoại hình :

+ Dáng người dong dỏng cao. Cách ăn mặc ?

+ Làn da ram rám nắng, mạnh mẽ.

+ Mái tóc dài, tết thành hai bím xinh xinh.

+ Đôi mắt đen, ngời sáng, ánh lên vẻ thông minh.

+ Nụ cười dễ thương.

- Tính tình :

+ Rất tốt bụng, hay giúp đỡ người trong lớp.

+ Chăm học lại rất thông minh.

+ Vui tính hay cười.

+ Hát hay.

- Trò chơi chung mà em và bạn cùng thích, nặn tượng và tô màu cho tranh.

- Em với bạn cùng học, cùng thi đua để tiến bộ

3. Kết bài :

(Nêu cảm nghĩ của em về bạn)

- Em rất yêu quý bạn.

- Mong tình bạn lâu bền.

- Mong cả hai cùng học tốt

Giaibaitap.me


Page 3

1. Đọc bài văn Gắn bó với miền Nam (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 109 - 110), viết lại những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn:

- Huân chương :…………………

- Danh hiệu :………………………

- Giải thưởng :……………………

Ghi nhận xét về cách viết các cụm từ đó :

…………………………………………….

TRẢ LỜI:

1. Đọc bài văn Gắn bó với miền Nam (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 109 - 110), viết lại những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn:

- Huân chương:

Huân chương Kháng chiến

Huân chương Lao động

- Danh hiệu:

Anh hùng Lao động

- Giải thưởng:

Giải thưởng Hồ Chí Minh

Ghi nhận xét về cách viết các cụm từ đó :

Mỗi một cụm từ trên đều được chia làm hai bộ phận (Huân chương / Kháng chiến, Anh hùng / Lao động .... ) chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa.

Trong số những cụm từ trên, có cụm từ “Giải thưởng Hồ Chí Minh” có “Hồ Chí Minh” là tên riêng chỉ người - do đó viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Giaibaitap.me

145

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập làm văn trang 62, 63, 64 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 62, 63, 64 Tập làm văn - Luyện tập thuyết trình, tranh luận

Câu 1 trang 62, 63 VBT Tiếng Việt lớp 5: Đọc mẩu chuyện về cuộc tranh luận của Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 93 - 94), thực hiện lần lượt các yêu cầu sau :

Đất, Nước, Không Khí và Ánh Sáng đều tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh.

    Đất nói:

- Tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi, cây không thể sống được!

    Nước kể công:

- Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lớn lên được không?

    Không Khí cũng chẳng chịu thua:

- Cây xanh rất cần khí trời. Không có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ.

    Còn Ánh Sáng nhẹ nhàng nói:

- Cây cối dù có đủ đất, nước, không khí nhưng thiếu ánh sáng thì sẽ không thể có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi là cây xanh sao được!


a) Ghi lại tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của từng nhân vật:

Nhân vật

Ý kiến

Lí lẽ, dẫn chứng

Đất

 ...............

 ............... 

Nước

  ...............

  ...............

Không Khí

  ...............

 ............... 

Ánh Sáng

  ...............

  ...............

b)    Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng (ghi vắn tắt vào cột bên phải) để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn :

Nhân vật

Ý kiến

Mở rộng lí lẽ, dẫn chứng

Đất

  ...............

  ...............

Nước

  ...............

  ...............

Không Khí

  ...............

  ...............

Ánh Sáng

  ...............

  ...............

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

a) Ghi lại tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật:

Nhân vật

Ý kiến

Lí lẽ, dẫn chứng

Đất

cây cần đất nhất

đất cung cấp chất màu để nuôi cây.

Nước

cây cần nước nhất

nước vận chuyển chất màu.

Không khí

cây cần không khí nhất

cây không thể sống thiếu không khí hoặc thiếu không khí thì cây chết.

Ánh sáng

cây cần ánh sáng nhất

thiếu ánh sáng, cây sẽ không còn màu xanh.

b) Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng (ghi vắn tắt vào cột bên phải) để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn :

Nhân vật

Ý kiến

Mở rộng lí lẽ, dẫn chứng

Đất

Cây cần đất nhất

Đất có chất màu để nuôi cây, là nơi để cây sống. Nhổ cây ra khỏi đất, không có chất màu của đất cây sẽ chết.

Nước

Cây cần nước nhất

Nước vận chuyển chất màu đi khắp các bộ phận của cây, có nước đất mới tơi xốp. Khi trời hạn hán thì dù có đất cây cũng héo khô và sẽ chết. Đất cũng sẽ nứt nẻ.

Không khí

Cây cần không khí nhất

Cây không thể sống mà khồng cần đến không khí. Có thể thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng nếu thiếu không khí, cây sẽ chết ngay.

Ánh sáng

Cây cần ánh sáng nhất

Ánh sáng là điều kiện để duy trì màu xanh cho cây. Cây không thể nào sống mà thiếu ánh sáng. Thiếu ánh sáng thậm chí đến con người cũng ốm yếu, gầy mòn.

Câu 2 trang 63, 64 VBT Tiếng Việt lớp 5: Đọc bài ca dao : 

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn ?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?

Viết lại ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.

Phương pháp giải:

Em tự hoàn thiện bài tập, tìm lí lẽ và dẫn chứng dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau

Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?

Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào?

Trả lời:

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta, ánh sáng rất cần thiết. Ánh sáng mặt trời chiếu soi vào ban ngày giúp cho ta hoạt động, học tập, làm việc, ... một cách thoải mái. Nhưng khi màn đêm bao phủ, chúng ta cần có ánh sáng để tiếp tục sinh hoạt. Vì vậy, cả trăng và đèn đều rất cần thiết cho mọi hoạt động của con người. Đèn soi sáng giúp ta có thể đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy vậy, đèn cũng không có giá trị tuyệt đối vì đèn ra trước gió, (đèn dầu) sẽ tắt, và nếu là đèn điện thì cũng có lúc mất điện. Hơn nữa, đèn chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn sáng tự nhiên. Trăng có thể tỏa sáng khắp nơi, trăng không sợ gió. Trăng là nguồn cảm hứng cho bao nhà thơ, bao nhạc sĩ, họa sĩ làm nên những tuyệt tác cho đời. Thế nhưng, trăng cũng không thể lúc nào cũng tồn tại vì trăng có lúc mờ, lúc tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng người ta vẫn cần đèn để đọc sách, làm việc. Bởi vậy cả trăng lẫn đèn đều cần thiết với con người. Dù có đèn người ta cũng cần ánh trăng để thư giãn.