Xấu người đẹp nết có nghĩa là gì

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Xấu người đẹp nết có nghĩa là gì

Xấu người đẹp nết có nghĩa là gì
Đặt câu hỏi

Các câu hỏi tương tự

Bài 1: Xác định chủ ngữ ( CN ), vị ngữ ( VN ) trong các câu văn sau :

a, Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.

b, Chị Loan rất thật thà.

c, Thật thà là phẩm chất đáng quý của chị Loan.

d, Tôi rất thích những sự thật thà của chị Loan.

Bài 2: Tìm các từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau :

a, Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

b, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

c, Chết vinh còn hơn sống quỳ.

d, Chết vinh còn hơn sống đục

e, Chết trong còn hơn sống đục.

g, Ngày nắng đêm mưa.

h, Khôn nhà dại chợ.

i, Chân cứng đá mềm.

k, Việc nhỏ nghĩa lớn.

Nhờ mọi người giải mình cái 

MÌNH ĐANG CẦN GẤP LẮM LUÔN 

NHỜ MỌI NGƯỜI TÍ THÔI

AI LÀM NHANH NHẤT ĐÚNG NHẤT MÌNH CHO LIKE ! OK.

Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a. Có mới nới…

b. Xấu gỗ, hơn… nước sơn.

c. Mạnh dùng sức… dùng mưu

Bài làm

Người xưa có câu: “Trông mặt mà bắt hình dong”, quan niệm coi trọng về hình thức, lấy hình thức làm thước đo có lẽ đã in sâu trong tư tưởng của chúng ta, tuy nhiên cha ông ta cũng khuyên con cháu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Vế đầu của câu tục ngữ là nói đến cách đáng giá về gỗ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Gỗ là nguyên liệu dùng để làm nên đồ dùng trong nhà, xưa kia còn là dùng để làm nhà, làm cột,… là nguyên liệu vô cùng quan trọng mà biểu hiện cho sự vững chãi vì vậy, gỗ càng tốt, đồ dùng sẽ càng bền, dùng càng lâu. Phẩm chất của gỗ là gái trị bên trong, nội tại của gỗ mà ta không thể nhìn bằng mắt thường còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy. Nước sơn càng tốt thì trông tấm gỗ càng đẹp. Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ. Nếu một tấm gỗ tốt mà được sơn bằng lớp sơn không tốt thì đồ vật mà gỗ làm nên vẫn tốt cho sử dụng nhưng tấm gỗ không tốt dù có được sơn bằng lớp sơn tốt đến mấy cũng sẽ nhanh hỏng, không bền. Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi, còn dù tấm gỗ xấu mà giúp ích cho người sử dụng thì đáng được trân trọng. Điều này cũng đúng với cách nhìn nhận con người. Phẩm chất nội tại của gỗ chính là cái nết của con người, phẩm chất bên trong con người còn lớp sơn chỉ là hình thức, vẻ bề ngoài. Một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý, ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng. Hình thức là thứ rồi sẽ qua đi theo thời gian và chỉ là cái nhất thời, chỉ có bản chất của một con người mới theo người đó mãi mãi và là thứ tiên quyết để quyết định giá trị của con người đó. Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.

Xấu người đẹp nết có nghĩa là gì

Chúng ta có thể thấy trong chuyện “Chí Phèo” của Nam Cao, Bà Ba Bá Kiến xinh đẹp, quyến rũ lại là nguyên nhân khiến cho Chí Phèo từ một người lương thiện phải vào tù, trở thành một “con quỷ” còn Thị Nở tuy xấu xí nhưng lại biết chăm sóc cho Chí Phèo khi bệnh nặng, không kì thị Chí như những người làng, tấm lfong của Thị đã cảm hóa được Chí, khiến cho Chí có khát khao quay về con đường lương thiện. Đúng là “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.

Tuy vậy, chúng ta cũng cần hiểu là trong thời buổi như hiện nay, hình thức cũng vô cùng quan trọng vì vậy hãy biết chăm sóc bản thân cả về nhân hình lẫn nhân cách để trở thành một người vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, sẽ được nhiều người yêu quý cũng như gặt hái được nhiều thành công hơn. Bởi một tấm gỗ tốt mà được sơn bằng nước sơn đẹp thì sẽ trở nên càng có giá trị hơn. Nhưng cũng cần phê phán những kẻ chỉ biết coi trọng hình thức, ý lại có một hình thức đẹp mà không tu dưỡng đạo đức, đồng thời cũng lên án những kẻ coi thường, lấy hình thức không đẹp của người khác ra làm trò cười.

Hình thức không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.

Xem thêm:  Soạn văn Bài 20: Ca dao than thân và ca dao yêu thương tình nghĩa

  • tốt gỗ hơn tốt nước sơn xấu người xấu nết còn hơn

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "đẹp nết hơn đẹp người", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ đẹp nết hơn đẹp người, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ đẹp nết hơn đẹp người trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. (Châm-ngôn 31:30) Thật vậy, đôi khi đẹp người lại xấu nết.

2. Người sau lại đẹp hơn người trước.

3. Tôi đẹp trai hơn, bờm tôi đẹp hơn, tôi thông minh hơn và... Tôi muốn mọi người phục tùng mình.

4. Nàng tên Rê-bê-ca, còn độc thân, nết na và xinh đẹp.

5. Con mặc đẹp hơn.

6. Muôn phần đẹp hơn . "

7. Của tớ đẹp hơn nhiều.

8. Xưa kia bà đẹp nhất trần , ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn "

9. Những chuyện tốt đẹp hơn, nhiều hơn thế.

10. Sắp sửa đẹp hơn nữa đấy.

11. Cổ trẻ hơn và rất đẹp.

12. Một “ngày mai” tươi đẹp hơn

13. " Một Brougham ít tốt đẹp và một đôi người đẹp.

14. Tôi thà xem băng Người đẹp và con Quái vật hơn

15. Chẳng hạn hai câu sáu tám: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Hay: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của con người.

16. Mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.

17. Ê, người đẹp!

18. Mời người đẹp.

19. Chào người đẹp.

20. Con mái màu sắc đẹp hơn và to hơn.

21. Cõi đời này sẽ tốt đẹp hơn.

22. Có gì đẹp hơn cái chết chứ?

23. Chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì và tự tin bằng vẽ đẹp của nết na

24. Số người trông đợi tương lai tốt đẹp hơn: 82%, đáng kể.

25. Gương đáp: Xưa kia bà đẹp nhất trần, Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Người xưa có câu: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Lâu nay, các con chỉ nghĩ đến làm sao cho ngoại hình của mình trở nên xinh đẹp, nhưng thật ra, đẹp nết còn quan trọng hơn đẹp người. “Đẹp nết” là nét đẹp tâm hồn, là nét đẹp đức hạnh. Thầy nghĩ, các con vào đây tham dự khóa tu này là đang muốn làm cho mình đẹp nết. Vì sao thầy lại nói như vậy? Vì các con có ý muốn trở thành một người tốt, một người có đức hạnh, một người cao thượng thì mới bỏ thời gian vào đây tu tập.

Hôm nay, muốn đẹp nết, các con đến chùa tham dự Khóa tu mùa hè, quý thầy sẽ giúp các con nhìn ra được những thói hư tật xấu: tham, sân, si, cống cao, ngã mạn, ích kỷ, ganh tỵ, giả dối, bất hiếu và bất nghĩa; và hướng dẫn các con biết cách “phẫu thuật” cắt bỏ chúng để trở thành một người tốt, một người cao thượng hay nói cách khác là một người đẹp nết. Giống như trong thân thể chúng ta có khối u ác tính mà không chữa trị, để lâu khối u lan ra thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cũng vậy, tham, sân, si, ích kỷ, ganh tỵ, tật đố… là những độc tố trong tâm, nếu để lâu ngày tâm ta sẽ bị ô nhiễm. Khi tâm hồn bị ô nhiễm thì thân thể cũng nhiễm độc theo. Ngược lại, nếu ai biết phẫu thuật, cắt bỏ những độc tố của tâm thì tinh thần sẽ tốt, được vậy thì thân thể tự nhiên sẽ khỏe đẹp. Đó chính là lý do vì sao muốn đẹp thì các con cần phải học cách loại trừ những tính xấu này càng sớm càng tốt.

Nếu trước đây các con còn tham lam, bàn tay lúc nào cũng “ngứa ngáy”, thấy đồ của ai để quên như: đồng hồ, tiền bạc, điện thoại di động,… là lấy, không muốn trả lại. Nay đến chùa rồi, quý thầy sẽ hướng dẫn, chỉ dạy cách để cắt bỏ tính tham lam này. Tham là một tính xấu và những người tham lam, trộm cắp lúc nào cũng phải sống trong lo sợ. Quả báo hiện tại là bị mọi người chê cười, luật pháp trừng trị. Quả báo tương lai là nghèo khổ, túng quẫn, hoặc làm thân trâu, bò, ngựa để kéo xe, kéo cày trả nợ, có thể còn bị quả báo tay chân không lành lặn.

Khi nghe những điều này, các con thấy được tai hại của việc tham lam, trộm cắp rồi thì từ nay trở đi, các con hãy bớt lòng tham, thay vào đó, nên biết giúp đỡ, bố thí cho mọi người trong khả năng của mình. Chẳng hạn như các con dùng vật chất, tiền bạc để giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn. Đó gọi là tài thí. Nếu không có vật chất, tiền bạc, các con có thể giúp bằng những lời hay, lẽ phải, hoặc chia sẻ lời Phật dạy để người ta hiểu và chuyển hóa được nỗi khổ, niềm đau. Đó là pháp thí. Hoặc lúc gặp người đang lo lắng, sợ sệt, mình đến động viên, an ủi là đang thực hành vô úy thí.

Nếu trước đây, tính tình của các con hay nóng nảy, cáu gắt, giận hờn; gương mặt thì nhăn nhó, cau có, khó chịu; lời nói thì cộc cằn, thô lỗ, khó nghe. Hôm nay vào đây, quý thầy sẽ chỉ cho các con cách cắt bỏ tính giận hờn. Các con thử nghĩ xem, trong một gia đình nếu cả người chồng và người vợ đều nóng tính hết thì chắc chắn gia đình đó sẽ không có hạnh phúc. Khi người chồng nóng giận thì người vợ phải nhịn, người vợ nóng giận thì người chồng nhịn, như vậy mới có được hạnh phúc.

Thầy thấy ở ngoài xã hội, các thanh niên đi ngang nhau, chỉ liếc mắt một cái là có chuyện rồi, về nhà liền xách dao, xách gậy ra để đánh chém nhau. Vì cái liếc mắt thôi mà làm như vậy, các con thấy có vô lý không? Đó là do sân giận. Khi các con giải quyết vấn đề bằng vũ lực thì không có tác dụng gì cả, thậm chí còn mang lại hậu quả nặng nề. Hai người đánh nhau, nếu một người chết thì người kia cũng bầm dập tay chân, không những thế mà còn bị ở tù, bị tử hình. Như vậy, sân giận là điều xấu, điều tai hại. Khi nổi sân lên, trước hết là mặt các con sẽ xấu, sau đó sẽ có những lời nói và hành động gây đau khổ cho bản thân, cho gia đình. Vào đây, các con được quý thầy phân tích rõ để biết về sự tai hại của lòng sân. Từ nay trở đi, các con nên cố gắng thực hành hạnh nhẫn nhục, gương mặt luôn vui tươi, thoải mái, lời nói luôn êm dịu, nhẹ nhàng.

Ai mặt nhăn như khỉ,

Chết sẽ sinh làm quỷ.

Ai mặt tươi như hoa,

Chết về Phật Di Đà.

Bây giờ, các con muốn mặt mình “nhăn như khỉ” hay “tươi như hoa”? Nếu muốn “tươi như hoa” thì đừng bao giờ sân giận nữa.

Nếu trước đây, vì si mê có thể các con đã hút thuốc, đánh bạc, nghiện game, thậm chí sử dụng thuốc lắc, ma túy,… Bây giờ đến chùa, quý thầy giúp các con biết rõ rằng những việc làm đó gây tai hại cho cả thân và tâm. Chẳng hạn như thuốc lá, khi các con hút vào là mình đang đốt tiền, đốt phổi và đốt sức khỏe. Còn rượu là thứ rất độc hại. Trong buổi lễ Quy y nào thầy cũng đã nói rõ tác hại của rượu. Khi uống rượu, tâm trí của chúng ta không được bình tĩnh, sáng suốt, nếu uống say sẽ mê mờ, mất khả năng tự chủ, dẫn đến những lời nói và hành động không tốt, gây đau khổ cho bản thân, gia đình và xã hội. Mê game cũng rất có hại. Hiện nay, có một số bạn còn đi học nhưng lại bỏ cả ăn, cả học vì mê game. Có lần, một Phật tử đến thưa với thầy rằng: Cô có một đứa con học rất giỏi, về sau mê game quá, bao nhiêu tiền cha mẹ cho đều đưa vào quán game hết, còn bản thân thì không thiết ăn học nữa, tới nỗi thân thể tiều tụy, bơ phờ. Như vậy, thuốc lá, cờ bạc, rượu chè, game,… là những thứ ảnh hưởng xấu đến vấn đề học tập và sức khỏe của các con, từ nay các con hãy cố gắng tránh xa những thứ đó.

Nếu trước đây các con còn kiêu căng, ngã mạn, đi đâu cũng tự cho rằng mình tài giỏi, xinh đẹp hơn người. Từ đó, sinh ra tính tự cao tự đại, nhìn người bằng nửa con mắt, khinh thường mọi người, không biết lễ nghĩa. Những người như vậy ít khi có hạnh phúc. Thí dụ, có một bạn nữ rất đẹp, lúc nào cũng tự hào là mình đẹp. Lớn lên, bạn lấy chồng. Vì sắc đẹp của bạn nên có rất nhiều người đàn ông ve vãn, tán tỉnh. Thế là sống với chồng được một thời gian, bạn đó thấy ông chồng của mình thua người đàn ông khác, nên tìm cách bỏ chồng đi theo người kia. Ở với người kia một thời gian, lại thấy có người khác đẹp hơn, giàu hơn, có địa vị hơn, lại bỏ đi theo họ. Rốt cuộc, bạn nữ đó không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống gia đình. Cho nên, nếu còn tự kiêu, cho mình là hơn, là tốt thì chắc chắn các con không bao giờ biết đủ, biết ơn mọi người, vì vậy rất khó có được hạnh phúc. Hôm nay vào đây, quý thầy sẽ chỉ cho các con tại sao nên biết khiêm nhường, hạ mình, lễ phép, kính trên nhường dưới và tôn trọng những người xung quanh.

Nếu trước đây các con ích kỷ, keo kiệt, bủn xỉn, thờ ơ với sự khó khăn của những người xung quanh theo kiểu sống chết mặc bay, bao nhiêu tiền chỉ biết gom góp, vơ vét cho đầy túi của mình, không biết chia sẻ, giúp đỡ ai hết. Vào đây, các con được quý thầy phân tích để thấy rõ ích kỷ là một tính xấu. Từ nay trở đi, các con hãy trở thành một người rộng lượng, biết chia sẻ vật chất cho mọi người, hãy tập mở rộng lòng mình, tùy thời, tùy hoàn cảnh mà giúp đỡ người khác. Khi mình sống vì mọi người thì mọi người cũng sẽ vì mình. Còn nếu cả đời chỉ biết lo cho riêng mình thôi thì không ai thương đến mình cả. Đây là một kinh nghiệm cá nhân. Thầy thấy được rằng, khi thầy mở rộng cõi lòng của mình ra, làm lợi ích cho nhiều người thì tự nhiên nhiều người dành tình thương cho thầy. Còn nếu thầy cứ bo bo, ích kỷ, bủn xỉn, chỉ biết sống cho mình thì suốt đời thầy sẽ không làm được những việc giúp ích cho đời. Nếu vậy có lẽ hôm nay, rất có thể thầy đang phải sống một cuộc đời đơn độc.

Nếu trước đây, các con hay ganh tỵ với những người đẹp hơn, giỏi hơn, thành công hơn và còn tìm cách nói xấu, hạ uy tín của người ta để nâng mình lên, thì vào đây quý thầy sẽ chia sẻ cho các con biết ganh tỵ là tính xấu cần phải cắt bỏ. Từ đó các con có thể thực tập giữ tâm luôn hoan hỷ khi thấy người khác làm được điều gì đó tốt hơn mình, học cách vui với niềm vui của người khác.

Đức Phật dạy rằng, những người giả dối là hạng người “có sấm mà không có mưa”, tức là họ nổ dữ lắm, bảo mình sẽ làm cái này, cái kia, rốt cuộc chẳng làm gì hết. Nếu trước đây, các con chưa biết sống chân thật, lời nói không đi đôi với việc làm; hoặc trước mặt thì nói tốt, sau lưng lại nói xấu; trước mặt còn hiền lành, sau lưng lại rất hung dữ,… thì nay được quý thầy hướng dẫn cách cắt bỏ thói giả dối này, các con hãy sống chân thật, lời nói đi đôi với việc làm; dù người khác có mặt hay không, các con vẫn luôn trước sau như một.

Trước đây, nhiều lúc các con không nghe lời cha mẹ, có khi còn hờn giận, than trách, cãi lại hoặc bỏ nhà đi theo bạn bè xấu. Đến tham dự khóa tu này, được quý thầy dạy về chữ hiếu, về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, các con nhận ra mình đã sai, đã có lỗi, lúc đó các con sẽ thương cha mẹ của mình nhiều hơn. Sau này các con làm cha, làm mẹ rồi thì sẽ hiểu được nỗi khổ của những người làm cha mẹ. Vì sao? Vì các bạn nữ sẽ phải mang nặng đẻ đau, chăm sóc con cái. Còn các bạn nam sẽ phải đi làm kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con, lo cho gia đình. Để nuôi con từ nhỏ cho đến 18, 19 tuổi là bao nhiêu khổ cực, vất vả. Vì thương con nên cha mẹ chấp nhận khó nhọc, muốn sau này các con được hạnh phúc, sung sướng nên mới đưa các con vào khuôn khổ, nề nếp. Nhưng do các con không hiểu được tình thương đó nên thường trách móc, giận hờn, cho rằng cha mẹ không thương mình. Các con muốn được tự do vui chơi, ăn ngủ, muốn làm gì thì làm, không bị cha mẹ kiểm soát, đưa vào khuôn khổ. Ngày hôm nay, các con đã thấy được lý do tại sao cha mẹ lại nghiêm khắc như vậy rồi, từ giờ trở đi, các con nên biết thương cha, thương mẹ, vâng lời, lễ phép, biết siêng năng học tập và giúp đỡ cha mẹ.

Tóm lại, một người dù có ngoại hình xinh đẹp đến cỡ nào nhưng lại luôn nhăn nhó, bực bội, thô lỗ, cộc cằn, tham lam, trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, xì ke ma túy, cống cao, ngã mạn, ích kỷ, hẹp hòi, ganh tỵ với người khác, sống giả dối, cãi cha cãi mẹ, bất hiếu bất nghĩa,… thì chắc chắn không ai ưa, không ai muốn gần. Có chăng cũng chỉ là những người bị sắc đẹp đánh lừa, thân cận rồi họ mới biết hoa này là hoa độc và sẽ dần lánh xa. Ngược lại, một người tuy có gương mặt và ngoại hình xấu nhưng lúc nào cũng tươi vui, lời nói hòa ái, nhẹ nhàng, êm dịu; tấm lòng luôn mở rộng, giúp đỡ mọi người; không ăn chơi, cờ bạc, rượu chè; luôn khiêm hạ, lễ phép, lịch sự, kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác, đối với mình thì khắc kỷ, đối với người thì rộng lượng, khoan dung, hoan hỷ khi thấy mọi người được thành công, sống chân thật từ lời nói đến việc làm, luôn vâng lời cha mẹ, sống có hiếu, có nghĩa,… thì chắc chắn sẽ được mọi người quý mến, tán thán, thương yêu và tin tưởng.