Xe ôtô không chính chủ phạt bao nhiêu tiền

Ngày đăng: January 06, 2021 Tags:

Quy định về đi xe không chính chủ có bị phạt đang khiến nhiều người lo lắng vì chưa hiểu rõ về quy định đó. Có thể khẳng định rằng không phải mọi trường hợp mà đi xe chính chủ sẽ bị phạt. Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích rõ ràng nghị định để các bạn hiểu thêm.

Xem thêm: THỦ TỤC SANG TÊN KHI MUA XE Ô TÔ CŨ DỄ DÀNG ĐƠN GIẢN


Đi xe không chính chủ có bị phạt


Từ ngày 01/01/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó Nghị định mới tăng nặng nhiều mức phạt hơn với nhiều lỗi giao thông xử phạt với ô tô, xe máy. Trong đó đối với trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe - đây là thủ tục để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định pháp luật khi mua hay được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được hưởng thừa kế cũng tăng mạnh từ thời điểm Nghị định 100 này có hiệu lực. Mức xử phạt sẽ như sau:


Đối với xe máy: Theo điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 46 của Chính phủ thì sẽ phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng đối với các cá nhân và từ 200 - 400 nghìn đồng đối với các tổ chức là chủ xe mô tô hoặc xe gắn máy… khi chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ…


Đối với ô tô: Mức phạt ô tô nặng hơn, phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với cá nhân và từ 2 - 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô đang thực hiện hành vi không làm thủ tục chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình khi mua, được cho, được tặng…

Ảnh minh họa


Căn cứ vào nghị định nêu trên, đối tượng bị xử phạt sẽ là chủ phương tiện khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản khi không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định trên.


Đồng thời, theo khoản 9 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi không sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua các công tác điều tra hay giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên qua công tác đăng ký xe.


Tóm lại, theo đó chỉ 2 trường hợp xe không chính chủ bị xử phạt:


- Thứ nhất, thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;


- Thứ hai, qua công tác đăng ký xe.


Do vậy, trường hợp đi xe do mượn xe hay do thuê... thì sẽ không có quy định xử phạt và cảnh sát giao thông cũng sẽ không được dừng xe chỉ để kiểm tra và xử phạt xe không chính chủ.

Nguồn: Lucar

Đi xe không chính chủ có bị phạt?

Lỗi đi xe không chính chủ chính thức được thực thi từ năm 2016 và được quy định chi tiết tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên trong năm 2022 này mức phạt lỗi đi xe chính chủ sẽ được điều chính tăng do tác động của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt lỗi vi phạm giao thông đường bộ và sẽ thay thế cho nghị định 46.

Lỗi đi xe không chính chủ

Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đều không có cụm từ nào là xe không chính chủ.

Theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng,..

Như vậy, không có văn bản pháp luật nào quy định từ xe không chính chủ; mà theo quy định xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

2. Các trường hợp bị phạt lỗi xe không chính chủ

Chỉ bị xử phạt trong 2 trường hợp

Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Theo đó, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 02 trường hợp:

- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Qua công tác đăng ký xe.

3. Mức phạt xe không chính chủ 2022

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau:

TT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Căn cứ

1

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy.

- Cá nhân bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

- Tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 đồng - 1.2 triệu đồng.

Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2

Không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô.

- Cá nhân bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng.

- Tổ chức bị phạt từ 04 - 08 triệu đồng.

Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy:

- Xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

- Lỗi “xe không chính chủ” không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm khi thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe.

Xem thêm

Từ năm 2020 sẽ có rất nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ do nghị định 46/2016/NĐ-CP hết hiệu lực và thay vào đó sẽ được thực hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết Nghị định 100/2019/NĐ-CP để nắm được các quy định mới về xử phạt lỗi vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt mới nhất:

Mức xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ? Tôi có mua một chiếc xe ô tô có biển số Đồng Nai. Sau khi mua xong tôi làm thủ tục mua bán, sang tên xe và lấy biển số thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tôi không có hộ khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh nên tôi đã nhờ người quen đứng tên xe để được đi biển số thành phố [vì mục đích công việc]. Nếu công an giao thông hỏi về vấn đề lái xe ô tô không chính chủ thì tôi phải làm thế nào?

Trường hợp tôi điều khiển xe mà không có giấy phép lái xe ô tô thì bị xử phạt thế nào? Có bị tạm giữ phương tiện không? Có phải người đứng tên xe của tôi cũng bị phạt không?

Về vấn đề: Mức xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về việc xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ

Căn cứ Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Mức xử phạt hành vi lái xe ô tô không chính chủ:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l] Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức..

Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.

Từ quy định trên, nếu ô tô bạn mua không làm thủ tục đăng ký sang tên, bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này thông qua việc đăng ký xe, qua điều tra, xử lý tai nạn và điều tra những xe liên quan đến các vụ án và khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Do đó, để tránh các rủi ro không đáng có, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên làm thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô theo quy định pháp luật.

-->Có bị phạt với lỗi xe không chính chủ khi mượn xe tham gia giao thông?

Thứ hai, xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe

Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Bên cạnh đó, điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i] Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;″

Như vậy, với trường hợp điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra bạn còn bị tạm giữ phương tiện 07 ngày.

-->Xử phạt lỗi điều khiển xe của người khác không có giấy phép lái xe

Dịch vụ tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ ba, quy định về xử phạt chủ phương tiện khi cho người không có giấy phép lái xe điều khiển xe

Căn cứ Điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h] Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 [đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô], khoản 1 Điều 62 [đối với xe máy chuyên dùng] của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông [bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng];” 

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người đứng tên xe của bạn giao xe cho bạn điều khiển khi bạn không có Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: hành vi lái xe ô tô không chính chủ

Mọi vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi lái xe ô tô không chính chủ; xin vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Mượn xe người khác có bị phạt lỗi không chính chủ không?

Video liên quan

Chủ Đề