Xét tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội

Ông Nguyễn Triều Dương, Phó trưởng phòng Đào tạo Đại học, Đại học Luật Hà Nội cho biết, năm nay trường dự kiến tuyển 2.265 chỉ tiêu [tăng 265 chỉ tiêu so với năm 2021]. Trong đó 100 chỉ tiêu dành cho hệ đào tạo liên kết với Đại học Arizona - Hoa Kỳ và 165 chỉ tiêu cho phân hiệu tại Đắk Lắk.

Với 2.000 chỉ tiêu tại cơ sở chính, trường dành 49% cho xét kết quả thi THPT, 49% cho xét kết quả học bạ và 2% dùng để xét tuyển học sinh giỏi, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Với thí sinh mắc COVID-19 không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, được đặc cách xét tốt nghiệp, ông Dương cho biết, các em vẫn có cơ hội để trúng tuyển vào Đại học luật Hà Nội nếu có nguyện vọng.

“Như năm 2021, với những thí sinh xét tuyển đặc cách, nhà trường cho thực hiện một bài luận và có 2 em trúng tuyển bằng hình thức này”, ông nói.

Ông Nguyễn Triều Dương, Phó trưởng phòng Đào tạo Đại học, Đại học Luật Hà Nội.

Ngoài 4 chuyên ngành truyền thống: Luật, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, năm nay trường mở thêm 3 chuyên ngành: Luật Kinh tế chất lượng cao, Sở hữu trí tuệ và Pháp luật thi hành án. Là năm đầu tiên tuyển sinh ngành mới, trường dự kiến dành 50 chỉ tiêu cho mỗi chuyên ngành.

Trường tuyển sinh theo hai phương thức chính: tuyển thẳng và xét tuyển theo đề án riêng. Trong tuyển sinh riêng, Đại học Luật Hà Nội tiếp tục chia ra bốn phương thức.

Thứ nhất, trường dành 48 chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng, quý, năm của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thời gian xét tuyển dự kiến là tháng 8-12/2022.

Thứ hai, xét học bạ - trường dành 50% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức này. Để nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh phải loại giỏi năm kỳ học [trừ kỳ II lớp 12], trong đó kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển ở kỳ I lớp 12 tối thiểu 7,5 [đối với trụ sở chính Hà Nội] và 7 [phân hiệu tại Đăk Lăk].

Năm nay, các tiêu chí về giải thưởng học sinh giỏi, là học sinh trường THPT chuyên không còn là điều kiện chính thức để nộp hồ sơ như năm 2021. Thay vào đó, nếu đạt các thành tích này, các em được cộng 0,5-1,5 điểm khuyến khích. Ngoài ra, khi có chứng chỉ ngoại ngữ, thí sinh cũng được quy đổi điểm để thay cho điểm môn ngoại ngữ trong học bạ.

Với phương thức xét học bạ này, thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng/một tổ hợp duy nhất.

Thứ ba, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại trụ sở chính Hà Nội của tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] là 20, các tổ hợp còn lại là 18. Riêng với hai ngành Luật Thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không dưới 7. Tại phân hiệu Đắk Lắk, điểm sàn là 15, áp dụng cho mọi tổ hợp.

Điểm khuyến khích cho phương thức này được áp dụng tương tự [cả về tiêu chí và mức điểm cộng] với xét học bạ.

Thứ tư, với thí sinh đăng ký vào chương trình liên kết với Đại học Arizona [Mỹ], Đại học Luật Hà Nội xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương. Thời gian xét tuyển dự kiến 4-12/2022.

Điểm chuẩn của Đại học Luật Hà Nội năm 2021 cao nhất là 29,25, áp dụng với ngành Luật kinh tế tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa]. Trong khi các ngành đào tạo tại Hà Nội và liên kết với Đại học Arizona, Mỹ, đều lấy điểm chuẩn từ 21,3 trở lên, phổ biến 26-27, ngành Luật tại phân hiệu Đắk Lắk thấp hơn hẳn, dao động 18-22,75.

Hà Cường

Luôn nằm trong top đầu tuyển sinh khối ngành Luật, Đại học Luật Hà Nội năm nay còn giữ ngôi vương? Khám phá ngay bài viết dưới đây để cập nhật thông tin Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh 2022 bạn nhé!

Đại học Luật Hà Nội là trường đại học có quy mô đào tạo ngành luật lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, trường đào tạo chuyên viên pháp lý các bậc đại học và sau đại học.

bảng xếp hạng các trường đại học
tốt nhất việt nam

Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh 2022

Năm 2022, Đại học Luật Hà Nội dự kiến sẽ tuyển sinh 2.265 chỉ tiêu. Trong đó, ngành Luật tuyển 1.410 chỉ tiêu, Luật kinh tế là 450, Luật thương mại quốc tế 205, Ngôn ngữ Anh là 200 chỉ tiêu. Đại học Luật Hà Nội sẽ xét tuyển theo 2 phương thức chính: tuyển thẳng và xét tuyển theo đề án riêng. Ở đề án tuyển sinh riêng, Đại học Hà Nội tiếp tục chia ra 4 phương thức, bao gồm:

  • Phương thức 1: Xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • Phương thức 2: Xét học bạ [chiếm 50% chỉ tiêu của từng ngành]. Với phương thức này, điều kiện là thí sinh phải đạt học lực giỏi 5 học kỳ [lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12]; trong đó, kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển ở kỳ 1 lớp 12 tối thiểu 7,5 [đối với cơ sở chính Hà Nội] và 7 [đối với phân hiệu tại Đắk Lắk].
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành. Điểm đầu vào tại cơ sở chính Hà Nội của tổ hợp C00 [văn, sử, địa] là 20, các tổ hợp còn lại là 18. Riêng với 2 ngành Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không dưới 7. Tại phân hiệu Đắk Lắk, điểm sàn là 15, áp dụng cho mọi tổ hợp.
  • Phương thức 4: Với thí sinh đăng ký xét tuyển vào chương trình liên kết với Trường Đại học Arizona [Mỹ], ngoài áp dụng tuyển sinh theo các phương thức trên, trường còn xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương.

Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh 2020

Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh 2020 trên phạm vi cả nước. Ngoài hình thức tuyển thẳng các thí sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường áp dụng 2 phương thức tuyển sinh, cụ thể như sau:

Phương thức 1: 40% tổng số chỉ tiêu dùng để xét tuyển [theo ngành] dựa trên kết quả học tập loại giỏi ở 3 năm học THPT.

Tiêu chí xét tuyển:

  • Đủ điều kiện về đối tượng tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Tốt nghiệp THPT trong năm học 2020
  • Điểm xét tuyển bằng tổng điểm trung bình chung của 3 môn [lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12] bậc THPT

Phương thức 2: 60% tổng số chỉ tiêu dùng để xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

Tiêu chí xét tuyển:

  • Thí sinh đủ điều kiện về đối tượng tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tham gia xét tuyển
  • Điểm xét tuyển bằng tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên [nếu có]
  • Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại trụ sở chính:
    • Tổng điểm các môn thuộc tổ hợp C00 đạt ≥ 20.00 điểm, các tổ hợp khác đạt ≥ 18.00 điểm [không tính điểm ưu tiên]
    • Đối với ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh ≥ 7.00 điểm.
  • Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại phân hiệu Đắk Lắk:
    • Tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển C00 đạt ≥ 18.00 điểm, các tổ hợp khác đạt ≥ 16.00 điểm [không tính điểm ưu tiên]

Chỉ tiêu Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh 2020

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu

Luật

7380101

A00, A01, C00, D01, D02, D03

1.405

Luật [dành cho phân hiệu]

7380101PH

A00, A01, C00, D01, D02, D03

120

Luật [liên kết với Đại học Arizona, Hoa Kỳ]

7380101LK

A00, A01, C00, D01, D02, D03

100

Luật Kinh tế

7380107

A00, A01, C00, D01, D02, D03

400

Luật Thương mại quốc tế

7380109

A01, D01

120

Ngôn ngữ Anh [chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý]

7220201

A01, D01

120

Tham khảo thông tin tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội các năm

Trải qua 40 năm phát triển, trường Đại học Luật Hà Nội đang là một trong những điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ có định hướng chuyên ngành pháp lý. Trường có tất cả 4 lĩnh vực đào tạo, bao gồm: Luật học, Luật kinh tế, Luật Thương Mại và nhóm ngành Ngôn Ngữ Anh. So với các trường đại học ngành Luật khác, mức điểm của Đại học Luật Hà Nội nằm ở mức cao.

Theo thông báo điểm trúng tuyển vào trường năm 2019, điểm chuẩn cao nhất của Đại học Luật Hà Nội là ngành Luật Kinh tế, tổ hợp C00 với 26 điểm. Điểm chuẩn của ngành này đối với tổ hợp A00, A01, D01 lần lượt là 21,55 – 21 – 22,00.

Ngành Luật tổ hợp D013lấy 18,9 điểm. Đây là mức điểm chuẩn thấp nhất vào ĐH Luật Hà Nội [chỉ tính cơ sở chính tại Hà Nội] trong đợt xét tuyển này. Chi tiết điểm trúng tuyển vào trường năm 2019 được cập nhật trong bảng sau:

STT

Ngành học

Tổ hợp xét tuyển

A00

A01

C00

D01

D02

D03

1

Luật

21,55

21,00

26,00

22,00

18,95

18,90

2

Luật Kinh tế

23,75

24,10

27,25

24,35

21,55

22,40

3

Luật Thương mại Quốc tế

22,90

23,40

4

Ngôn ngữ Anh

20,00

21,50

5

Luật [đào tạo tại phân hiệu Đắk Lắk]

16,85

16,95

17,00

15,25

Tổ hợp C00 là tổ hợp thi và xét tuyển truyền thống của Đại học Luật Hà nội nói riêng và các trường đại học ngành Luật nói chung, do đó mức điểm trung tuyển khối C của trường luôn thuộc hàng top. Tuy vậy, khối C00 lại không được tính điểm xét tuyển cho tất cả các chuyên ngành học.

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội có cao không?

Là một ngôi trường có tiếng về đào tạo Luật tại khu vực miền Bắc, điểm chuẩn của trường Đại học Luật Hà Nội nhỉnh hơn so với mặt bằng chung, nhưng mức chênh lệch không quá nhiều.

Bên cạnh việc lấy điểm chuẩn để làm tiêu chí tham khảo khi quyết định nộp hồ sơ, bạn nên xem xét thêm yếu tố tính chất đào tạo của mỗi trường. Đại học Luật Hà Nội đào tạo định hướng ứng dụng, sinh viên ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc. Một số trường Luật khác, ví dụ như Đại học Luật – Đại học Quốc gia HN thì thiên về tính lý luận nhiều hơn. Vì thế, tùy theo định hướng công việc sau khi ra trường, bạn có thể lựa chọn trường phù hợp với bản thân.

Hãy cùng Edu2Review tham khảo thêm điểm chuẩn của một số trường đào tạo ngành Luật khu vực phía Bắc để có những so sánh và lựa chọn phù hợp.

Ngành học

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Kinh tế Quốc dân

Đại học Thương mại

C00

A01

D01

D03

D78, D82

A00, A01

D01, D07

A00, A01

D01

Luật học

25,50

21,00

21,55

18,45

22,10

23,10

24,50

Luật Thương mại quốc tế

21,95

21,2

21,20

Luật Kinh doanh

21,97

21,97

21,97

21,97

24,50

24,50

22,00

22,00

Có nên lựa chọn Đại học Luật Hà Nội?

Sẽ thật đơn giản nếu bạn lựa chọn ngành Luật học hoặc Luật Thương mại bởi số lượng trường đào tạo ngành này khá ít tại khu vực miền Bắc. Khi đó, bạn có thể căn cứ về tính chất đào tạo như đã giới thiệu ở phần trên của bài viết.

Trường hợp bạn muốn theo đuổi chuyên ngành Luật Kinh doanh [Luật Kinh tế] thì ngoài các trường chuyên đào tạo Luật, còn có rất nhiều trường khối ngành Kinh tế có giảng dạy chuyên ngành này. Tuy nhiên, đa số các khoa Luật của những trường này đều mới thành lập. Do đó, bằng tốt nghiệp từ các trường đào tạo ngành Luật thường được đánh giá cao hơn.

Xem thêm đánh giá của sinh viên về
đại học Luật Hà Nội

Không gian Đại học Luật Hà Nội [Nguồn: vov]

Đặc biệt, mức học phí của trường Đại học Luật Hà Nội thấp hơn khá nhiều so với các trường khối ngành Kinh tế. Năm học 2018 - 2019, học phí của trường là 7.400.000 VNĐ/ năm tương đương 220.000 VNĐ/ 1 tín chỉ. Trong khi đó, với hai trường Kinh tế Quốc dân và Đại học Thương mại là 15.000.000 – 15.500.000 VNĐ/ năm.

Với những thông tin tham khảo về Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh 2020 trên, hy vọng bạn đã có thể đưa ra lựa chọn nộp hồ sơ xét tuyển phù hợp. Theo đuổi ngành Luật cần nhiều sự cố gắng và kiên trì, Edu2Review chúc bạn thành công với quyết định của mình.

Khuê Lâm [Tổng hợp]

đăng ký xét tuyển đại học

Thông tin tuyển sinh 2019


So với năm 2018, kỳ thi năm nay có số điểm liệt giảm nhiều, số thí sinh đạt điểm 10 tăng gấp đôi. ...

Lọc danh sách xếp hạng các trường Đại học ở Châu Á, Webometrics đã công bố top 100 trường đại học ...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 có sự thay đổi lớn khi lần đầu tiên Bộ GD&ĐT chuyển sang hình thức ...

Đông đảo bạn trẻ đang háo hức tìm hiểu những trải nghiệm hạnh phúc bất ngờ khi trở thành tân sinh ...

Video liên quan

Chủ Đề