1 lạng thuốc Bắc bằng bao nhiêu gam?

Học giả An Chi: Cái lý do khiến “lạng” biến thành “lượng” ở miền Bắc thì chúng tôi xin nói đến sau. Còn trước mắt, xin nói rằng “lạng” là biến thể ngữ âm của “lượng”, một từ Hán Việt mà chữ Hán là [兩]. Thuộc vận bộ “dương” [陽], chữ này có hai âm là “lượng” [khứ thanh] và “lưỡng” [thượng thanh]. Theo tự thư và vận thư xưa, chẳng hạn như Quảng vận [đầu thế kỷ XI], nếu đọc theo khứ thanh thành “lượng” thì nó chỉ số lượng và có nghĩa là hai, cặp, đôi còn nếu đọc theo thượng thanh thành “lưỡng” thì nó lại chỉ tên của một đơn vị đo khối lượng. Nhưng trong tiếng Việt thì ngược lại, “lượng” [ở miền Nam] là tên của một đơn vị đo khối lượng còn “lưỡng” mới có nghĩa là hai, như có thể thấy trong hàng loạt từ tổ: lưỡng cực, lưỡng diện, lưỡng khả, lưỡng lự, lưỡng nghi, v.v...

Trong lịch sử ngữ âm Hán Việt thì ƯƠNG và ANG là hai vần có duyên nợ lâu đời với nhau. Ngay trong vận bộ “dương” [陽] mà ta đang nói đến thì chữ đầu vận mục của khứ thanh là [漾] cũng đã đọc thành “dạng” thay vì “dượng”. Nhiều chữ khác thuộc vận bộ này cũng đã “rời nguồn” mà “lấn sân” của vần ANG: các chữ “sàng” [牀], “sảng” [爽], “thang” [湯], “trang” [莊], “tráng” [壯], “trạng” [狀], “vãng” [往] đều vốn thuộc vận bộ “dương” [陽], nghĩa là lẽ ra phải đọc theo vần ƯƠNG. Rồi một chữ thuộc chính vận bộ “dương” [陽] là “lương” [良] thì lại hài thanh cho mấy chữ mà vần Hán Việt hiện nay là ANG như “lang” [郎] [= chàng], “lãng” [朗] [= sáng], “lãng” [浪] [= sóng], v.v... Rồi riêng chữ “lãng” [朗] là sáng thì lại có một điệp thức đã “vê nguồn” là “lưỡng” trong cấu trúc chính phụ “bóng lưỡng” [mà theo nghĩa gốc của từng yếu tố là “bóng sáng”], vẫn còn thông dụng trong phương ngữ miền Nam.

Tóm lại, cứ như trên thì “lạng” là biến thể ngữ âm của “lượng”. Còn “chỉ” là một từ thuộc phương ngữ miền Nam, tương ứng với danh ngữ “đồng cân” ở miền Bắc. Nó là một từ Hán Việt mà chữ Hán là [咫] nhưng trong tiếng Hán thì chữ này không dùng để chỉ đơn vị đo khối lượng mà chỉ dùng để chỉ đơn vị đo độ dài. Có lẽ dân miền Nam đã loại suy từ một vài trường hợp mà một từ vừa chỉ đơn vị đo độ dài, vừa chỉ đơn vị đo khối lượng, chẳng hạn chữ “ly” [釐] hoặc [厘], vừa chỉ 1/1.000 thước ta, vừa chỉ 1/1.000 lạng ta. Chỉ hoặc đồng cân, tiếng Hán gọi là “tiền” [錢]. Thời xưa, ta cũng gọi đồng cân hoặc chỉ là “tiền”. Ở Việt Nam, trong đơn thuốc Bắc, chữ “chỉ” thường được viết thành [只], thậm chí có khi thành [止].

Nhưng tại sao ở miền Bắc hiện nay, người ta lại thay “đồng cân” bằng “chỉ” còn “lạng” thì lại biến thành “lượng”? Đó là do miền Bắc đã dùng từ, ngữ của miền Nam. Theo chúng tôi, có ba lý do: một, giao thông và giao dịch Nam - Bắc ngày nay đã trở nên thuận lợi hơn ngày xưa bội, bội phần; hai, nhờ sự thuận lợi này mà tiếp xúc và trao đổi ngôn ngữ giữa hai miền cũng trở nên sâu rộng hơn trước đây rất nhiều và ba là trong sự tiếp xúc này thì có lẽ riêng việc kinh doanh vàng bạc ở trong Nam mạnh hơn ngoài Bắc nên mới gây áp lực cho việc dùng thống nhất tên gọi các đơn vị đo khối lượng cơ bản để cân và mua bán vàng. Nhưng dù lý do có như thế nào thì “lượng” và “chỉ” cũng là một lối nói đã đi từ Nam ra Bắc. Trong khi đó thì từ “lạng” của miền Bắc đã đi vào Nam để dùng trong mua bán đối với những loại hàng hóa không phải là vàng, chẳng hạn như đường, thịt, v.v…

Mà cũng xin lưu ý rằng, ngay ở ngoài Bắc thì từ “lạng” dùng để chỉ đơn vị đo khối lượng cũng có hai nội dung khác nhau. Với vàng thì đó là đơn vị bằng 1/16 cân ta [cân ta = khoảng 0,605kg] còn với các mặt hàng khác trên thị trường thì đó là đơn vị bằng 100 gram. Vậy thì, đi vào Nam, “lạng” là một đơn vị bắng 1/10 của kilogram và không dùng để cân đo vàng. Thay vì “lạng” [= 1/10 kilogram], trước đây ở trong Nam, người ta dùng lối nói “trăm gram [hoặc cà-ram]”; thí dụ: - bán cho tôi hai trăm gram nạc lưng; - mua ba trăm gram đường phèn; - con cá này chỉ nặng có bảy trăm năm chục gram; v.v...

Tóm lại, sở dĩ ngoài Bắc, “đồng cân” đã đổi thành “chỉ” và “lạng” thành “lượng” là do đã thực hiện theo cách nói của miền Nam.

Do Sự thay đổi các quy cách đo lường của các triều đại và sự khác biệt giữa các địa phương, cho nên liều lượng thuốc sử dụng xưa và ngày nay khác nhau rất nhiều về tên gọi, các đơn vị đo lường cũng không thống nhất chẳng hạn:...

Bạn đang xem: 1 chỉ thuốc bắc bằng bao nhiêu gam

Do Sự thay đổi các quy cách đo lường của các triều đại và sự khác biệt giữa các địa phương, cho nên liều lượng thuốc sử dụng xưa và ngày nay khác nhau rất nhiều về tên gọi, các đơn vị đo lường cũng không thống nhất chẳng hạn:

1. Thời nhà Hán: Việc cân đong dùng đơn vị là Thù, Phân, Lạng, Cân để tính toán, theo cách đo lường này thì:

6 thù = 1 phân

4 phân = 1 lạng

16 lạng = 1 cân

2. Đời nhà Tống: Đến đời nhà Tống thi lấy đơn vị là Cân, Lạng, Tiền, Phân, Li.

10 ly = 1 phân;

10 phân= = 1 tiền;

10 tiền = 1 lạng;

16 lạng = 1 cân [cũng giống thời Hán]

3. Đời nhà Nguyên, Minh cho đến đời nhà Thanh:

Vẫn sử dụng qui cách đo như thời nhà Tống, thay đổi rất ít. Trong phương thuốc của các thời đại Tống, Minh, Thanh thường nói đến đơn vị là Phân, tức là phân của đơn vị phân, li, đơn vị phân này không giống với đơn vi phân thời cổ [2 tiền rưỡi = 1 phân thời cổ].

Lý Thời Trân trong "Bản thảo cương mục" đã nối "Kim cổ dị chế, cổ chi nhất lượng, kim dụng nhất tiền khả dá [tức là; Xưa và nay quy chế đo lường khác nhau, thời cổ dùng 1 lạng nay cổ thể dùng là 1 tiền].

Từ những điều cổ phương đã nổi, 1 lạng thời nhà Hán ngày nay cố thể dùng bằng 3g.

A. ĐO DUNG TÍCH [ DUNG LƯỢNG]

- Trong cổ phương, thường dùng các đơn vị như: Hộc, Đấu, Thăng, Ca, Thược, đều hơn kém nhau 10 lần;

10 thược = 1 ca

10 ca = 1 thăng


10 thăng = 1 đấu

10 đấu = 1hốc

Ngày nay: 1 thăng = 1 lít, 1 ca = 1/10 lít = 1 dề ci lít [dm3]

B. TỪ DUNG TÍCH TÍNH RA TRỌNG LƯỢNG

Trong cuốn Trùng tu chính hoà kinh sử chưng loại bị dụng bản thảo có ghi lại Phàm phương Vân Bán hạ nhất thăng giả, xỉ tất xứng ngũ lượng vi chính; Thục tiêu nhất thăng giả tam lượng vi chính tức là: Thường thường trong các phương thuốc:

1 thăng Vân Bán hạ tương ứng với 5 lạng;

1 thăng Thục tiêu thì tương ứng với 3 lạng;

1 thăng Ngô thù du thì tương ứng với 5 lạng

Dựa vào trọng lượng riêng, tuỳ theo độ nặng nhẹ của các vị thuốc mà 1 thăng thuôc tương đương với khoảng từ 3 đến 9 lạng.

C. ĐỐI VỚI PHƯƠNG THUỐC DẠNG TÁN

Thời cổ dùng các đơn vị có tên như:

Đao khuê, Phương thốn tỷ [cái thìa vuông] tức là làm 1 cái thìa vuông, mỗi cạnh dài 1 thốn, xúc mạt thuốc [thuốc tán, bột] vừa đầy mà không bị rơi vãi là vừa độ.

Đao khuê = 1/10 của Phương thốn tỷ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Canon 6D Tiếng Việt Máy Ảnh Canon 6D Archives

Tiền tỷ tức là dựa vào loại tiền 5 thù thời nhà Hán đong mạt thuốc vừa đầy mà không bị rơi là vừa đủ.

Nhất tự tức là dựa vào loại tiền Khai Nguyên Thông Bảo thời cổ [là một loại tiền tệ cổ bằng bạc, trên đồng tiền có khắc 4 chữ khác nhau ở xung quanh: Khai, Nguyên, Thông, Bảo], xúc mạt thuốc lấp vừa đầy các chữ đó là lượng của Nhất tự.

Trong đó, 1 phương thốn tỷ thuốc tán thì lại bằng khoảng 5 đến 8 phân. [Tương đương với lượng khoảng 2 - 3g, ngày nay 1 tiền tỷ thuốc tán bằng khoảng 3 đến 5 phân tương đương với liều lượng dùng khoảng 1 đến 2g ngày nay].

D. ĐỐI VỚI DẠNG THUỐC HOÀN

Về số lượng, kích thước của viên thuốc hoàn thời cổ dùng một sô" đơn vị như:

Đại đơn hoàn

Kê tử hoàng

Đại ngô đồng tử cho đến Đại ma tử và Tiểu ma tử.

VD: 1 Kê tử hoàng = 1 Đơn hoàng = 40 Ngô đồng tử = 30 hạt Đại đậu 9 160 hạt Tiểu đậu = 480 hạt Đại ma tử = 1440 hạt Tiểu ma tử [tên cổ là Tê ma, tức Hồ ma].

Các y gia từ xưa đến nay, tuy đâ tăng cường tiến hành nghiên cứu, khảo sốt rất nhiều về vấn đề liều lượng của thuốc cổ phương, nhưng cho đến nay vẫn chưa đưa ra kết luận. Tuy vậy người ta cũng khẳng định rằng liều lượng thuốc dùng ò thời đại Triều Hán, Tấn so với hiện nay là ít hơn, mà phương pháp dùng thuốc cùng không giống nhau. Phương thuốc của Trương Trọng Cảnh mỗi thang chỉ sắc một lần và đa số là chia làm 3 lần uống. Cho nên lượng thuốc dùng khác nhau là tương đối lớn.

Các phương thuốc cổ phương trong các tài liệu cổ vẫn chưa được ghi lại những liều lượng thuốc dùng sơ khai ban đầu, chủ yếu là với tư cách để lý giải ý nghĩa của sự phối ngũ trong cổ phương, đặc điểm tổ chức của một phương thuốc và để tham khảo tỷ lệ phối ngũ khi dùng thuốc trên lâm sàng. Khi dùng thuôc trên lâm sàng cần tham khảo cuốn "Trung dược học" và tham khảo liều lượng thuốc trong các phương tễ đã được dùng và ghi lại trong các văn bản [tài liệu] của các y gia ở thời đại gần với thời gian đó, và phải tuỳ vào địa phương, khu vực, khí hậu, tuỳ vào tuổi tác, thể chất cũng như yêu cầu của tình trạng bệnh tật để quyết định.

E. TÍNH RA LIỀU HIỆN NAY

Chuyển đổi giữa những đơn vị đo lường cổ quy ra đơn vị đo lường quốc tế được tính toán theo tỷ lệ dưới đây:

1 chỉ trong thuốc Bắc là bao nhiêu gam?

Một số tài liệu cho biết 1 chỉ trong truyền thống được ước chừng bằng 3,78 gam. Nhưng ngày nay, theo quy định chính thức thì 1 chỉ bằng 3,75 gam..

1 đồng cân bằng bao nhiêu gam?

Theo như cách quy đổi đơn vị đo khối lượng được đề cập phía trên thì: 1 kg = 1 cân = 1 ký = 1000 gam.

1 tháng là bao nhiêu?

Thể tích.

1 thang thuốc Bắc bao nhiêu tiền?

Thuốc thang: tùy theo thành phần dược liệu mà giá sẽ dao động từ 90.000đ - 150.000đ 1 thang, sắc 3 lần uống trong 1 ngày.

Chủ Đề