1 Nam có bao nhiêu lễ hội

Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện; hoặc những hoạt động nhằm kỷ niệm những sự kiện, những giai đoạn lịch sử quan trọng. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.

[Ảnh bên: Lễ hội đua bò 7 núi An Giang]

Mục lục:

A. Những ngày lễ được nghỉ

B. Những ngày lễ khác

+ Theo dương lịch

+ Theo âm lịch

C. Hội Văn hoá Dân tộc

D. Lễ hội Việt Nam

E. Lễ hội các dân tộc thiểu số Việt Nam

Các ngày lễ ở Việt Nam được tiến hành ở người Kinh:

A. Những ngày lễ được nghỉ

Tên gọi

Ngày tháng

Ý nghĩa

Số ngày nghỉ

Treo quốc kỳ

Tết Dương Lịch1 tháng 1Ngày lễ Tết quốc tế

1

Tết Nguyên ĐánTừ 30 tháng 12 [hay 29 tháng 12 nếu tháng thiếu] đến 3 tháng 1 [Âm lịch]Tết cổ truyền của dân tộc

4

Giỗ Tổ Hùng Vương10 tháng 3 [Âm lịch]Tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước.

1

Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.30 tháng 4Kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

1

Quốc tế Lao động1 tháng 5Kỷ niệm ngày của người lao động toàn thế giới

1

Quốc khánh Việt Nam2 tháng 9Kỷ niệm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập

1

.

B. Những ngày lễ khác

. Theo dương lịch

Ngày tháng

Tên

Dân tộc

9 tháng 1Ngày Sinh viên - Học sinh Việt NamKinh
3 tháng 2Thành lập Đảng Cộng sản Việt NamKinh
27 tháng 2Ngày Thầy thuốc Việt NamKinh
8 tháng 3Quốc tế Phụ nữKinh
26 tháng 3Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhKinh
27 tháng 4Ngày Kiến Trúc VNKinh
15 tháng 5Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhKinh
19 tháng 5Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí MinhKinh
1 tháng 6Quốc tế Thiếu nhiKinh
21 tháng 6Ngày Báo Chí VNKinh
27 tháng 7Ngày Thương binh Liệt sĩKinh
19 tháng 8Ngày Cách mạng tháng Tám thành côngKinh
10 tháng 10Ngày Giải phóng Thủ đô [Hà Nội] -Ngày thành lập Hà NộiKinh
20 tháng 10Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt NamKinh
20 tháng 11Ngày Nhà giáo Việt NamKinh
22 tháng 12Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt NamKinh
25 tháng 12Lễ Giáng SinhKinh

. Theo âm lịch

Ngày tháng

Tên

Dân tộc

15 tháng 1Rằm Tháng Giêng - Tết Nguyên tiêuKinh
3 tháng 3Tết Hàn thựcKinh
14 tháng 4Tết Dân tộc KhmerKhmer
15 tháng 4Lễ Phật ĐảnKinh
5 tháng 5Tết Đoan NgọKinh
15 tháng 7Vu LanKinh
1 tháng 8Tết KatêChăm
15 tháng 8Tết Trung ThuKinh
9 tháng 9Tết Trùng cửuKinh
10 tháng 10Tết Trùng thậpKinh
23 tháng 12Ông Táo chầu trờiNhiều dân tộc

.

C. Hội Văn hoá Dân tộc

Ngày tháng [âm lịch]

Tên

Địa điểm

4 tháng 1Hội Liễu ĐôiNam Định
8 tháng 1 - 10 tháng 1Hội Chùa ĐậuThường Tín, Hà Nội [thuộc Hà Tây cũ]
10 tháng 1Hội đua VoiBuôn Ma Thuột
15 tháng 1Hội Xuân Núi BàTây Ninh
1 tháng 3 - tháng 12Hội Chùa HươngHà Nội [thuộc Hà Tây cũ]
4 tháng 3Hội đền Hai Bà TrưngMê Linh, Vĩnh Phúc
6 tháng 3Hội Chùa Tây PhươngThạch Thất - Hà Nội
7 tháng 3Hội Chùa ThầyQuốc Oai - Hà Nội
10 tháng 3Giỗ Tổ Hùng VươngĐền Hùng, Phú Thọ
Tháng 3Hội Đâm TrâuBuôn Ma Thuột, Đắk Lắk
9 tháng 4Hội Thánh GióngHà Nội
26 tháng 4Hội Bà Chúa XứChâu Đốc, An Giang
11 tháng 5Hội LimBắc Ninh
2 tháng 8Hội Lăng Lê Văn DuyệtTP Hồ Chí Minh
9 tháng 8Hội Chọi Trâu Đồ SơnHải Phòng
16 tháng 8Hội Nghinh ÔngTiền Giang - Bến Tre - TP Hồ Chí Minh - Bình Thuận
20 tháng 8Hội đền Kiếp BạcHải Dương
10 tháng 12Hội Côn SơnHải Dương
12 tháng 12Hội Đống ĐaHà Nội, Tây Sơn - Bình Định

.

D. Lễ hội Việt Nam

Tổng quan

Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian [chiếm 88,36%], 332 lễ hội lịch sử [chiếm 4,16%], 544 lễ hội tôn giáo [chiếm 6,28%], 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài [chiếm 0,12%], còn lại là lễ hội khác [chiếm 0,5%].

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu, Vĩnh Phúc

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.

Lễ hội diều Vũng Tàu là một lễ hội mới du nhập vào Việt Nam

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng, Giáng Sinh, Phật đản .v.v.

Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Gióng [xứ Kinh Bắc], lễ hội đền Hùng [Xứ Đoài], lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ [An Giang]...

Phân cấp lễ hội

Khác với các di tích Việt Nam đã được kiểm kê và phân cấp theo quy định, các lễ hội ở Việt Nam chưa được quy định phân cấp bài bản. Có những lễ hội bị biến tướng, trần tục hoá, mở hội tràn lan... nhiều ý kiến đề xuất việc kiểm kê các lễ hội trên toàn quốc để tiến tới phân cấp lễ hội theo các cấp: lễ hội cấp quốc gia, lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp huyện và lễ hội cấp làng. Theo bà Lê Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá, điểm yếu trong việc quản lý lễ hội hiện nay đó là chưa có cơ sở dữ liệu khoa học và quan điểm tiếp cận đúng. Không nên đánh đồng giữa lễ hội và festival.

Festival Huế, diễn ra 2 năm 1 lần ở Thừa Thiên Huế

Tùy vào từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ hội hiện nay được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau. Ví dụ như lễ hội đền Hùng được tổ chức ở quy mô quốc gia 2 năm/ lần. Những năm số lẻ thì lại được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Các lễ hội thường được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh như hội Lim, lễ hội Lam Kinh [Thanh Hóa], lễ hội đền Trần [Nam Định]... Các lễ hội ở quy mô cấp huyện tiêu biểu như lễ hội đền Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn [Ninh Bình] và Tiền Hải [Thái Bình]. Các lễ hội diễn ra ở đình làng là lễ hội cấp nhỏ nhất, chỉ với quy mô làng, xã.

Danh sách một số lễ hội truyền thống

Ngày âm lịch

Tháng

Lễ hội truyền thống

Địa phương

Lần đầu tổ chức năm

Ghi chú

ngày 1

tháng 1Tết Nguyên đán-

ngày 5

tháng 1Lễ hội Đống ĐaHà Nội, quận Đống Đa

ngày 5-10

tháng 1Hội vật Liễu ĐôiHà Nam, huyện Thanh Liêmtại làng Liễu Đôi

ngày 6

tháng 1hội Gióng Sóc SơnHà Nội, Sóc SơnNhà Tiền Lê

ngày 6-16

tháng 1Lễ hội Cổ LoaHà Nội, Đông Anh

ngày 6-1

tháng 1-3Lễ hội chùa Bái ĐínhNinh Bình, Gia ViễnNhà Lý

ngày 7

tháng 1Chợ ViềngNam Định, Vụ Bản

ngày 7

tháng 1Lễ hội đầm Ô LoanPhú Yên, Ô Loan

ngày 9

tháng 1Đại lễ Đức Chí TônTây Ninh, Đạo Cao Đài

ngày 10

tháng 1Hội xuân Yên TửQuảng Ninh, núi Yên Tửthế kỷ 14Thiền phái Trúc Lâm, đến hết tháng 3

ngày 12-13

tháng 1Hội phết Hiền QuanPhú Thọ, huyện Tam Nônggần đây

ngày 13

tháng 1Hội LimBắc Ninh, huyện Tiên Du

ngày 15

tháng 1Lễ hội chùa HươngHà Nội, huyện Mỹ Đức

ngày 15-22

tháng 1Hội chùa Côn SơnHải Dương, huyện Chí Linhtừ thế kỷ 14tưởng nhớ sư Huyền Quang và Nguyễn Trãi

ngày 15

tháng 1Lễ hội làm chayLong An, thị trấn Tầm Vu

ngày 15

tháng 1Tết Nguyên tiêu-

ngày 17

tháng 1Lễ hội chọi trâuVĩnh Phúc, huyện Lập Thạchthế kỷ 2 trước CNkhông tổ chức từ 1947-2002

ngày 18-19

tháng 1Hội Xuân núi BàTây Ninh, Núi Bà Đen

ngày 10

tháng 2Lễ hội đình Yên PhụHà Nội, Hồ Tâythế kỷ 17khôi phục từ 2003

ngày 19

tháng 2Lễ hội Quán Thế ÂmĐà Nẵng, Ngũ Hành SơnNgũ Hành Sơn
tháng 3Tiết Thanh minh
tháng 3Hội đua voiTây Nguyênlớn nhất ở Đắc Lắc, bản Đôn

ngày 3

tháng 3Tết Hàn thực

ngày 5

tháng 3Hội Phủ GiầyNam Định, Vụ Bảnthờ Mẫu Liễu Hạnh
tháng 3 và 7Lễ hội Điện Hòn ChénThừa Thiên - Huế, huyện Hương Tràthế kỷ 16thờ Thiên Y A Na

ngày 5-7

tháng 3Lễ hội Chùa ThầyHà Tây, Quốc Oai

ngày 6

tháng 3Lễ hội cố đô Hoa LưNinh Bình, huyện Hoa LưNhà Lýtên cũ: Lễ hội Trường Yên

ngày 14-17

tháng 3Lễ hội đền Thái ViNinh Bình, huyện Hoa LưNhà Trần

ngày 9

tháng 3Lễ hội Nam TrìHưng Yên, huyện Ân Thi

ngày 10

tháng 3Giỗ tổ Hùng VươngNhiều nơiNhà Đinhlớn nhất tại Đền Hùng, Phú Thọ

ngày 10-15

tháng 3Lễ hội đền MẫuHưng Yên, Phố Hiếnthờ Dương Quý Phi

ngày 6-10

tháng 4Hội Gióng Phù ĐổngHà Nội, huyện Gia Lâm

ngày 15

tháng 4Lễ Phật Đản-Phật giáo

ngày 15

tháng 4Lễ hội Chol Chnam ThmayNam BộTết người Khmer

ngày 18-20

tháng 4Lễ khao lề thế línhQuảng Ngãi, huyện Lý Sơn

ngày 23-27

tháng 4Lễ hội miếu Bà Chúa XứAn Giang, Châu Đốctại Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam

ngày 5

tháng 5Tết Đoan ngọ-Tết giết sâu bọ

ngày 7

tháng 7Thất TịchNgày lễ tình nhân Đông phương

ngày 15

tháng 7Lễ Vu Lan, Tết Trung Nguyên-báo hiếu cha mẹ

sau rằm

tháng 7Lễ hội Nghinh Ông [Quan Thánh Đế Quân]Phan Thiết [Bình Thuận]của Người Hoa, tổ chức vào năm chẵn Tây Lịch
tháng 8Lễ hội KatêBình ThuậnLễ hội người Chăm, 1 tháng 7 theo lịch Chăm

ngày 9

tháng 8Lễ hội chọi trâuHải Phòng, Đồ Sơn

ngày 15

tháng 8Tết Trung Thu-Tết thiếu nhi

ngày 15-20

tháng 8Hội Đền Kiếp BạcHải Dương, huyện Chí Linhthờ Trần Hưng Đạo

ngày 15

tháng 8Hội Yến Diêu TrìTây Ninh, Tòa Thánh Tây NinhĐạo Cao Đài

ngày 16

tháng 8Lễ hội Nghinh Ông [Cá Voi]Bình Thuận, Tiền Giang

ngày 13-15

tháng 9Lễ hội Chùa KeoThái Bình, Vũ ThưNhà Lý

ngày 10

tháng 10Tết cơm mớiTết song thập

ngày 14-16

tháng 11Lễ hội đền Nguyễn Công TrứNinh Bình, huyện Kim SơnNhà Nguyễn

ngày 23

tháng 12Tiễn Ông Táo về chầu trời-

.

E. Lễ hội các dân tộc thiểu số Việt Nam

Lễ hội Khai Hạ - Mường Bi của đồng bào dân tộc Mường​

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề