10/3 là ngày bao nhiêu âm

Từ 11h-13h [Ngọ] và từ 23h-01h [Tý] Tin vui sắp tới, nếu cầu lộc, cầu tài thì đi hướng Nam. Đi công việc gặp gỡ có nhiều may mắn. Người đi có tin về. Nếu chăn nuôi đều gặp thuận lợi.

Từ 13h-15h [Mùi] và từ 01-03h [Sửu] Hay tranh luận, cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải đề phòng. Người ra đi tốt nhất nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung những việc như hội họp, tranh luận, việc quan,…nên tránh đi vào giờ này. Nếu bắt buộc phải đi vào giờ này thì nên giữ miệng để hạn ché gây ẩu đả hay cãi nhau.

Từ 15h-17h [Thân] và từ 03h-05h [Dần] Là giờ rất tốt lành, nếu đi thường gặp được may mắn. Buôn bán, kinh doanh có lời. Người đi sắp về nhà. Phụ nữ có tin mừng. Mọi việc trong nhà đều hòa hợp. Nếu có bệnh cầu thì sẽ khỏi, gia đình đều mạnh khỏe.

Từ 17h-19h [Dậu] và từ 05h-07h [Mão] Cầu tài thì không có lợi, hoặc hay bị trái ý. Nếu ra đi hay thiệt, gặp nạn, việc quan trọng thì phải đòn, gặp ma quỷ nên cúng tế thì mới an.

Từ 19h-21h [Tuất] và từ 07h-09h [Thìn] Mọi công việc đều được tốt lành, tốt nhất cầu tài đi theo hướng Tây Nam – Nhà cửa được yên lành. Người xuất hành thì đều bình yên.

Từ 21h-23h [Hợi] và từ 09h-11h [Tị] Mưu sự khó thành, cầu lộc, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo tốt nhất nên hoãn lại. Người đi xa chưa có tin về. Mất tiền, mất của nếu đi hướng Nam thì tìm nhanh mới thấy. Đề phòng tranh cãi, mâu thuẫn hay miệng tiếng tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng tốt nhất làm việc gì đều cần chắc chắn.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Thìn 2012 được tổ chức trong 6 ngày- từ ngày 5/3 đến ngày 10/3 âm lịch [từ 26/3 - 31/3] tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các xã, phường vùng ven, trong đó trọng tâm là Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng năm nay có nhiều nét mới. Trong phần lễ, ngoài Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ, Lễ Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng còn có Lễ rước kiệu của 6 xã vùng ven về Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào ngày 8/3 năm Nhâm Thìn [tức ngày 29/3/2012], có sự tham gia của các đoàn ngoại giao nước ngoài, đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Đây là hoạt động có ý nghĩa cộng đồng và giá trị nhân văn sâu sắc nhằm tuyên truyền, quảng bá cho Hồ sơ khoa học “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các hoạt động phần Hội được tổ chức gắn với Chương trình “Du lịch về cội nguồn” năm 2012 của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; vinh danh Di sản “Hát Xoan Phú Thọ” vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và một số hoạt động khác như: Chương trình Liên hoan “Hát Xoan và dân ca Phú Thọ”; tổ chức các điểm hát Xoan tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và ở các phường Xoan gốc tại thành phố Việt Trì; triển lãm ảnh "Các di tích thờ Hùng Vương và liên quan đến thời đại Hùng Vương ở Việt Nam” ; Giải bóng chuyền các đội mạnh quốc gia tranh Cúp Hùng Vương; cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc khác.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa: '''Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.''' Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, để hòa cùng lòng tưởng nhớ của hàng triệu người con đất Việt hướng về tổ tiên dựng nước; kỳ sĩ Phong Thần khắp nơi trong Tam Giới cũng chuẩn bị những chiếc bánh chưng, bánh tét để tỏ lòng thành kính hướng về các bậc tổ tiên. Theo sách Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thì xưa kia việc Giỗ Tổ cử hành vào ngày 12/3 âm lịch, thường thì con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày. Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần. Hội lớn có quan triều đình, quan hàng tỉnh về làm chủ tế và thường chọn ngày 10/3 âm lịch để Giỗ Tổ. Vào những năm hội chính, sau phần tế lễ của triều đình thì diễn ra phần hội của dân gian. Từ đó đến nay, ngày 10/3 âm lịch trở thành ngày dân gian chọn để tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương với câu lưu truyền “ Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba. Dù ai buôn bán gần xa, nhớ ngày Giỗ Tổ tháng Ba thì về ”.

Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán- An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập". Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi, đã từng bước xác lập "ngọc phả" về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước. Niên hiệu Thiên Phúc nguyên niên tức năm 986 dưới triều Lê Đại Hành, có bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, còn gọi là Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền. Đây là lần đầu trong lịch sử xuất hiện tài liệu ghi chép một cách tường tận, chi tiết về 18 đời Vua Hùng, sau được sao lại vào năm Khải Định thứ 4 [1919]. Đến năm 1470 [niên hiệu Hồng Đức nguyên niên- triều Vua Lê Thánh Tông], Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền được Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố phụng chỉ biên soạn. Kế tiếp là Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền do Hàn lâm Học sĩ  Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên [1572- triều Vua Lê Anh Tông]. Còn trong bản dịch tấm bia được lập ngày mồng 10 tháng 3 năm Canh Thìn [1940- niên hiệu Bảo Đại thứ 15] do Tham tri, lĩnh chức Tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn nội dung cho biết, ngày "quốc tế" [ngày tế do Nhà nước đứng ra tổ chức] của nước ta vốn diễn ra định kỳ vào mùa thu. Đến năm Khải Định thứ 2 [1917], Tuần phủ Phú Thọ lúc bấy giờ là Lê Trung Ngọc có tờ tư xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm làm ngày "quốc tế". Tương truyền ngày 11 tháng 3 là Ngày Giỗ Vua Hùng thứ 18 thì nay ngày "quốc tế" được chọn là trước đó một ngày. Ngày giỗ chính chỉ có dân sở tại làm lễ.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự. Và trong một lần về thăm Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn đồng bào, chiến sĩ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Năm 1990, Đảng và Nhà nước chính thức quyết định lấy Ngày Giỗ Tổ hằng năm là ngày lễ lớn của đất nước. Đến ngày 23-8-2001, Bộ Văn hóa- Thông tin [nay là Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch] ban hành Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT, quy định cụ thể về việc tổ chức lễ Giỗ Tổ trên cả nước. Theo văn bản này, lễ Giỗ Tổ được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại nơi thờ tự chính thức của các Vua Hùng [Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ]. Đến ngày 2/4/2007, Quốc hội và Chính phủ quyết định lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày này được xem là ngày Quốc lễ, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với lịch sử văn hoá dân tộc. Trong ngày lễ này, nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, người Việt Nam ở nước ngoài có thể hành hương về miền Đất Tổ để cúng giỗ. Còn tại các đền thờ Vua Hùng và những nhân vật có công với đất nước dưới thời đại Hùng Vương, cộng đồng người Việt ở Việt Nam, Việt kiều hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tùy theo điều kiện từng địa phương, con cháu có thể tổ chức nghi thức giỗ vọng, cùng hướng về vùng trung du phía bắc- nơi đặt đền thờ các Vua Hùng để khấn vọng, tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn chung của cả dân tộc.

Ở tỉnh ta, tại Đình làng Lương Khế [Phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum], Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đã được bà con duy trì tổ chức gần 100 năm nay. Đây là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức sinh hoạt cộng đồng trở thành truyền thống của người dân làng Lương Khế; là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc ở TP Kon Tum, góp phần tôn vinh đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sức mạnh đại đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. Theo nghi thức của Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, sau hồi trống khai lễ, cán bộ, nhân dân TP Kon Tum, dân làng Lương Khế tổ chức lễ dâng hương và dâng những sản vật địa phương lên bàn thờ Vua Hùng ngay gian chánh điện. Người dân TP Kon Tum thành kính dâng lên Vua Hùng hơn 40 sản vật ẩm thực được chế biến tại địa phương như rượu Ngọc Linh, cà phê Da Vàng, heo quay, bánh chưng, bánh dày, cơm lam, xôi gấc, nem chả...; kính cáo với các vị vua Hùng những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội mà cán bộ và nhân dân TP Kon Tum đã đạt được trong năm qua. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt đông dân gian như biểu diễn võ thuật, múa lân, múa xoong, đánh cồng chiêng...

Ông Nguyễn Huy Vũ, Ban Trị sự Đình Lương Khế cho biết: Trong tiềm thức của mỗi người dân Lương Khế từ xưa đến giờ, Quốc Tổ Hùng Vương luôn luôn là vị tối cao trong cuộc sống của mình; ở đó ngài hướng dẫn không những cho dân làng Lương Khế mà cả dân tộc Việt Nam phát triển đi lên. Trong những năm tháng thăng trầm của cuộc sống, qua nhiều giai đoạn của lịch sử, dân làng Lương Khế vẫn duy trì tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Từ năm 2007 đến nay, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đình Lương Khế được tổ chức với quy mô lớn hơn, hoành tráng hơn mọi năm với đầy đủ các phần lễ tế theo nghi thức Nhà nước, lễ tế dân gian và đặc biệt có thêm phần hội đặc sắc như múa lân, cồng chiêng, biểu diễn võ thuật. Với người dân Đình Lương Khế nói riêng và nhân dân TP Kon Tum nói chung, việc được tham gia trực tiếp vào lễ hội, có cơ hội thắp nén hương dâng lên bàn thờ Tổ là niềm vinh hạnh và tự hào. Anh Nguyễn Văn Thắng [phường Thống Nhất, TP Kon Tum] cho biết: “Tôi cảm thấy vui và tự hào khi TP Kon Tum còn giữ được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc”. Còn chị Trần Thị Hoài Phương [phường Thắng Lợi, TP Kon Tum] mong muốn chính quyền địa phương tổ chức định kỳ ngày Giỗ Tổ để người dân có dịp đến thắp nén hương tưởng nhớ đến tổ tiên và hiểu biết thêm về cội nguồn của dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương là một hình thức biểu hiện tình yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam gắn với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, là điểm hội tụ của văn hoá tâm linh của người Việt Nam từ bao đời nay. Đây cũng là một tín ngưỡng, một mỹ tục độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh, trở thành biểu tượng cho ý chí và tinh thần của dân tộc Việt Nam trên chặng đường dựng nước và giữ nước trong suốt 4.000 năm lịch sử. Giỗ Tổ Hùng Vương là một hoạt động mang tính truyền thống, có ý nghĩa giáo dục đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Đó là sự khẳng định lòng yêu nước, hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, khó khăn; củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.

Ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày gì?

Nguồn gốc ngày Giỗ tổ Hùng Vương Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.

Ngày 10 tháng 3 dương là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 10/3/2023 [19/2 âm lịch]: Ngày Đinh Mão. Ngày Thiên đường hoàng đạo: xuất hành tốt, mọi việc như ý. Giờ hoàng đạo [giờ lành]: Tý, Dần, Mão, Ngọ, Mùi, và Dậu.

Gió to vào ngày bao nhiêu?

Lấy ngày mồng mười tháng ba âm lịch làm ngày quốc tế [Giỗ tổ, quốc Giỗ]. Sự kiện này đã được ghi lại dưới sự chứng kiến của Tham tri Bùi Ngọc Hoàn.

Ngày 10 tháng 3 năm 2023 là ngày gì?

Thông tin chung về lịch âm hôm nay ngày 10/3/2023. Nhằm ngày: Minh đường hoàng đạo. Xét về can chi, hôm nay là ngày Đinh Mão, tháng Ất Mão, năm Quý Mão thuộc tiết khí Kinh Trập. Ngày Thoa Nhật [Tiểu Cát] - Ngày Đinh Mão - Âm Mộc sinh Âm Hỏa: Là ngày tốt vừa [tiểu cát], ngày địa chi sinh xuất thiên can.

Chủ Đề