Làm thế nào để hết chuột rút bắp chân năm 2024

Thời gian bị chuột rút thường chỉ thoáng qua vài giây nhưng có khi kéo dài đến nửa tiếng, thậm chí một tiếng.

Tình trạng này có thể làm xáo trộn giấc ngủ. Trong một số trường hợp, hiện tượng chuột rút liên tục và ngoài ý muốn chủ quan, gây mất khả năng cử động có thể đe dọa đến tính mạng như khi đang bơi lội, điều khiển máy móc...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút nhưng thông thường là do làm việc quá sức, do chấn thương; bị kích thích do lạnh, phụ nữ có thai, người cao tuổi thiếu can xi hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

2. Chữa bị chuột rút khi ngủ, phòng ngừa thế nào?

Khi bị chuột rút, hãy bình tĩnh ngồi dậy, dùng hai lòng bàn tay đặt lên cơ bắp chân rồi xoa xát nhẹ nhàng trong 1 phút. Chú ý không được dùng lực quá mạnh. Tiếp đó, dùng ngón tay cái day bấm hai huyệt Thừa sơn và Thừa cân với một lực từ nhẹ đến mạnh. Mỗi huyệt 1 phút, rồi dùng gốc bàn tay ấn vào cơ bắp chân trong 2 phút.

- Vị trí huyệt Thừa sơn: Ở dưới bắp chân, chỗ hõm của khe hai bắp thịt. Hiện nay thường lấy ở đỉnh của góc tạo nên bởi đầu dưới phần thịt của hai cơ sinh đôi ngoài và trong, chỗ tiếp giáp nhau ở sau bắp cẳng chân [kiễng bàn chân góc sẽ hiện rõ].

Tác dụng của huyệt thừa sơn: Thư cân, lương huyết, thông kinh lạc, phòng trị chuột rút, đau thần kinh toạ, chi dưới liệt, đau gót chân.

- Vị trí huyệt Thừa cân: Từ điểm giữa nếp nhăn ngang kheo chân đo thẳng xuống 2 thốn, rồi từ đây nối với huyệt Thừa sơn, điểm giữa của đoạn nối này là vị trí huyệt Thừa cân.

Tác dụng của huyệt thừa cân: Thư cân, hoạt lạc, phòng trị chuột rút, chân đau, nhức mỏi vai gáy, đau thắt lưng, liệt chi dưới.

Huyệt thừa cân phòng trị chân đau, chuột rút.

Cuối cùng, dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân rồi lăn qua lăn lại từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên trong 2 phút, giúp lưu thông tuần hoàn máu chi, giãn cơ tốt, giảm đau hiệu quả.

Để phòng ngừa chuột rút ban đêm nên chú ý uống đủ nước và ăn đủ muối khoáng, nhất là khi bị mất mồ hôi nhiều. Trước khi đi ngủ nên dùng dầu nóng xoa bóp cẳng và bàn chân hoặc ngâm chân bằng nước muối nóng.

Khi ngủ không được để chân bị lạnh. Nếu bị chuột rút liên tục cần đi khám tại các cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân và tiến hành điều trị triệt để.

Chuột rút bắp chân là hiện tượng thường gặp khi cơ thể vận động quá sức khiến cơ bắp và hệ thần kinh vùng mệt mỏi, đặc biệt là tình trạng chuột rút bắp chân khi chơi thể thao trở nên rất phổ biến.

Chuột rút bắp chân là hiện tượng gì?

Chuột rút bắp chân là từ để chỉ những cơn đau do vùng cơ bắp chân bị co rút mạnh mẽ hoặc khi cơ bị căng cứng. Thông thường một cơn đau do chuột rút sẽ kéo dài từ vài giây đến vào phút đồng hồ, tuy nhiên vì một số nguyên nhân bệnh lý mà các cơn đau này có thể lâu đến 10 phút.

Chuột rút bắp chân khi ngủ và chuột rút bắp chân khi ngủ dậy là 2 trường hợp thường gặp nhất. Ngoài ra, khi đang vận động mạnh hoặc chơi thể thao cũng có thể xảy ra chuột rút chân.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chuot_rut_bap_chan_la_gi_nguyen_nhan_va_cach_xu_tri_khi_chuot_rut_bap_chan_1_1cdd7b89a5.jpg]

Chuột rút bắp chân là hiện tượng phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân

Nhiều người có suy nghĩ chuột rút chỉ diễn ra ở những người có cường độ vận động cao như vận động viên, người làm lao động nặng,… nhưng đây là một suy nghĩ chưa đúng. Tình trạng chuột rút bắp chân có thể xảy ra ở mọi đối tượng và nguyên nhân có thể đến từ chính những vấn đề sức khỏe của chúng ta.

Cơ thể không được bổ sung đủ nước

Cơ thể mất nước dẫn đến mất cân bằng chất điện giải sẽ dẫn đến nguy cơ bị chuột rút bắp chân xảy ra cao hơn. Các chất điện giải bị thiếu hụt sẽ làm giảm khả năng nhạy bén của các dây thần kinh khiến cơn đau co rút cơ bắp chân đến đột ngột. Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày và nhiều hơn nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi hoặc đang thực hiện chế độ luyện tập nặng.

Giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu

Điều này khiến cho các cơ bị căng cứng và ngay khi bạn đột ngột di chuyển, các cơ bắp không kịp thích nghi sẽ bị co rút gây ra những cơn đau không mong muốn. Bạn nên di chuyển vị trí, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân thường xuyên để phòng ngừa chuột rút.

Thiếu hụt canxi

Tình trạng thiếu hụt canxi dẫn đến chuột rút chân thường diễn ra ở phụ nữ mang thai do trong giai đoạn này, cơ thể cần nhiều hơn lượng canxi để nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời sự thay đổi hormone cũng khiến hiện tượng này thường xuyên xảy ra.

Bà bầu nên ăn uống hợp lý và sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung canxi để cơ thể và thai nhi luôn khỏe mạnh. Ngoài ra vận động nhẹ nhàng, tham gia các lớp học yoga bà bầu cũng giúp hạn chế chuột rút khi mang thai.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chuot_rut_bap_chan_la_gi_nguyen_nhan_va_cach_xu_tri_khi_chuot_rut_bap_chan_2_c627bfb9cd.jpg]

Chế độ ăn uống thiếu canxi gây ra chuột rút chân

Thiếu máu, tuần hoàn máu kém

Lượng máu đến phần chân, tay, bắp chân,… không đủ, thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân, gây ra những cơn đau kéo dài và thường xuyên, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bị. Tình trạng này có thể cải thiện bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng tăng tuần hoàn máu, bổ sung sắt qua đường ăn uống,…

Dây thần kinh bị đè ép quá mức

Một số bệnh lý có thể dẫn đến nguy cơ chuột rút chân cao hơn như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,... là do những bệnh này đè ép lên dây thầy kinh cột sống. Bạn có thể phòng ngừa bằng cách giữ cho lưng luôn thẳng ở mọi tư thế, hạn chế mang vác đồ nặng,…

Chuột rút bắp chân phải làm sao?

Nếu không biết chuột rút chân phải làm sao, bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

Căng cơ, thư giãn: Ngay khi cảm thấy những cơ co rút của cơ bắp, bạn hãy từ từ thả lỏng phần bị chuột rút, duỗi nhẹ chân ra và để các cơ bắp thư giãn, ổn định lại. Nếu được, bạn có thể làm vài động tác giãn cơ đơn giản để kéo giãn phần cơ bắp chân, nhanh chóng giảm chuột rút.

Massage nhẹ nhàng: Người bị chuột rút có thể dùng tay để massage nhẹ nhàng lên phần cơ bắp chân để thư giãn và giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm dầu gió hoặc cao xoa bóp để tăng hiệu quả lưu thông máu và giãn cơ.

Sử dụng thuốc điều trị chuột rút chân: Hiện nay trên thị trường đã có những loại thuốc điều trị chuột rút bắp chân. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần có những tham khảo từ bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này được áp dụng với những người thường xuyên bị chuột rút, còn đối với người chỉ gặp hiện tượng này do những lý do khách quan thì không cần sử dụng thuốc đặc trị.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chuot_rut_bap_chan_la_gi_nguyen_nhan_va_cach_xu_tri_khi_chuot_rut_bap_chan_3_b6fac7cf51.jpg]

Xoa bóp nhẹ làm giảm cơn đau do chuột rút chân

Chuột rút bắp chân không phải là tình trạng hiếm gặp hay nghiêm trọng và hoàn toàn có thể cải thiện cũng như phòng ngừa được bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Khi gặp tình trạng chuột rút chân thường xuyên trong một khoảng thời gian dài thì bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về chuột rút bắp chân và có những biện pháp xử lý, phòng ngừa hiệu quả.

Chuột rút bắp chân làm sao hết?

Vậy, chuột rút bắp chân làm sao hết?.

Bạn nhẹ nhàng ngồi dậy và hãy cố gắng kéo giãn cơ ở vùng bị đau..

Xoa bóp nhẹ nhàng khu vực bị chuột rút bằng tay hoặc con lăn massage..

Cố gắng đi lại hoặc vận động ở khu vực bị chuột rút..

Chân bị chuột rút nên ăn gì?

Ăn bơ thường xuyên làm giảm nguy cơ bị chuột rút. ... .

Dưa hấu chứa nhiều khoáng chất làm giảm nguy cơ chuột rút. ... .

Nước dừa giúp hỗ trợ phòng tránh chuột rút rất hiệu quả ... .

Khoai lang rất giàu khoáng chất ngăn ngừa chuột rút. ... .

Nước hầm xương giúp hồi phục và phát triển cơ bắp. ... .

Đu đủ chứa hàm lượng magie cao giúp ngăn ngừa chuột rút..

Tại sao bà bầu bị chuột rút ở bắp chân?

Những nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai gồm có: Thai nhi ngày càng lớn khiến trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng lên, gây áp lực lớn đến các cơ bắp chân. Tử cung to ra gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh. Trong tam cá nguyệt thứ hai, một nguyên nhân phổ biến của chuột rút là đau dây chằng tròn.nullPhòng ngừa chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối - Vinmecwww.vinmec.com › phong-ngua-chuot-rut-khi-mang-thai-3-thang-cuoinull

Chuột rút bàn chân là hiện tượng gì?

Chuột rút bàn chân là hiện tượng các cơ dưới bàn chân vì nguyên nhân nào đó bị co thắt mạnh, đột ngột dẫn đến những cơn đau và khiến người bị không khỏi khó chịu. Thực tế cho thấy, bàn chân là nơi dễ bị chuột rút nhất trên cơ thể, và điều này cũng tương tự đối với đùi và bắp chân.nullChuột rút bàn chân: Nguyên nhân và cách phòng tránh - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › chuot-rut-ban-chan-nguyen-nhan-v...null

Chủ Đề