Album nổi tiếng của nhạc sĩ văn phụng năm 2024

TTO - Saigon Vafaco vừa giới thiệu lại 10 ca khúc theo cả hai "kiểu" của Văn Phụng - một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tình miền Nam: tình ca và những ca khúc mang âm hưởng dân tộc trong CD album Tình khúc Văn Phụng. Mời bạn bấm vào đây để nghe CD.

Ngoại trừ Elvis Phương thuộc thế hệ ca sĩ trước [ca khúc Tôi đi giữa hoàng hôn], các ca sĩ trẻ trong album đều thể hiện mượt mà và "có hồn" các ca khúc "già" hơn tuổi đời của họ.

Nổi bật là Quỳnh Lan sâu lắng và say đắm trong Yêu. 5 Dòng Kẻ tươi tắn, sáng trong với Bức họa đồng quê. Nhóm ca nam mới tinh Belcalto mạnh mẽ, hào hùng với Giấc mộng viễn du. Ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Văn Phụng, Ô mê ly, đã được nhóm AC&M thể hiện đúng tinh thần trẻ, lạc quan của người viết thuở ấy: tươi vui, hăm hở, tràn đầy sức sống và niềm tin yêu vào cuộc sống.

Tuy là một ca khúc xưa nhưng Xuân họp mặt [Phi Thúy Hạnh thể hiện] đã kết lại album trong không khí rộn rã, tưng bừng và đầy khí thế cho những ngày xuân mới của đất nước.

Tuy được làm mới lại nhưng toàn bộ 10 ca khúc Bức họa đồng quên, Tôi đi giữa hoàng hôn, Yêu, Suối tóc, Giấc mộng viễn du, Trăng sơn cước, Trăng sáng vườn chè, Ô mê ly, Mưa, Xuân họp mặt đều giữ được cái "lõi" trong cách hòa âm để bạn yêu nhạc thấy được tài hòa âm phối khí xuất chúng của nhạc sĩ Văn Phụng.

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình tám anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà Hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm La Prière d’Une Vierge.

Thời đi học Văn Phụng là một học sinh xuất sắc, ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarrault. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.

Năm 1948, Văn Phụng gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm. Cũng trong năm này Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô mê ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội.

Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc với Ô mê ly vào năm 1948 và kết thúc với Chán nản vào năm 1972, Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như Trăng sơn cước, Yêu, Tôi đi giữa hoàng hôn, Suối tóc, Mưa, Tiếng dương cầm, Giấc mộng viễn du, Tình, Bức họa đồng quê...

Tuy được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái cổ điển Tây Phương, Văn Phụng cũng viết những bản nhạc giá trị với âm hưởng dân tộc như Trăng sáng vườn chè [thơ Nguyễn Bính], Các anh đi [thơ Hoàng Trung Thông], Đêm buồn [phổ ca dao], Nhớ bến Đà Giang... Ông còn hòa âm cho nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn khi đó.

Văn Phụng là một nhạc sĩ đến từ Việt Nam. Ông nổi tiếng với ca khúc Ô Mê Ly, Bức Họa Đồng Quê, Vui Đời Nghệ Sĩ,...

Tiểu sử[]

Nguyễn Văn Phụng sinh năm 1930 tại Nam Định, là người con thứ hai trong một gia đình có 4 người con trai. Thời nhỏ gia đình ông chuyển lên Hà Nội sinh sống. Ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Khi đi học, Văn Phụng là một học sinh xuất sắc. Năm 15 tuổi Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong cuộc tuyển lựa tại Nhà hát Lớn Hà Nội với nhạc phẩm La Prière d’Une Vierge.

Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông, nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc. Được biết, trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý.

Năm 1948, ông quay về Hà Nội. Theo lệnh tổng động viên, ông gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Chính ở đây, Văn Phụng đã quen với những người mà về sau cũng trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi, Vũ Thành... Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm. Năm này cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô Mê Ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè trong ban Quân nhạc. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội mà khách hàng hầu hết là những quân nhân người Pháp. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau Ô Mê Ly còn nổi tiếng cùng tiếng hát của ban Thăng Long với Thái Thanh và nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Vào năm 1952, chính nhạc sĩ cũng đã có cơ duyên gặp được Châu Hà, người mà sau này đã trở thành người vợ thứ hai của ông.

“Ngày xưa, ở Hải Phòng, ba của anh Phụng mướn nhà của ba tôi. Một hôm, anh Phụng đến thăm ông cụ. Lúc đó, tôi ngồi ở trên lầu vừa hong tóc vừa dạo đàn. Anh ấy nghe thấy tiếng đàn Piano ở trên lầu, mới tò mò bước lên cầu thang, và đứng ở ngưỡng cửa.
Tôi đang dạo đàn thì trông thấy bóng người đứng ở ngưỡng cửa, tôi quay ra thì ra là một chàng trai, không quen biết. Anh ấy cúi đầu chào và tự giới thiệu “Tôi là Văn Phụng, tôi đến thăm thày tôi ở dưới nhà mà tôi nghe thấy tiếng đàn ở trên này, tôi đánh bạo lên đây để làm quen. Thì ra cô đang đánh đàn." Anh ấy nhìn tôi kỹ hơn, khi thấy tóc tôi dài chấm đất thì anh ấy buột miệng nói: “Suối tóc”! Rồi anh ấy quay lại hỏi tôi là cô đang dạo bài gì đó mà sao nghe hay thế. Tôi trả lời là của Eddy Duchin thì anh ấy mới bảo “Xin phép cô cho tôi dạo thử một tí được không?” Tôi bảo “Vâng, mời anh ngồi”.
Anh ấy đàn thì tôi mới biết rằng tôi vừa mới múa rìu qua mắt thợ. Anh nhìn bản nhạc và đàn hay quá. Mặc dù lần đầu chơi cái bản nhạc này mà anh ấy đàn như mưa như gió, rất là hay! Thành đó là một cái kỷ niệm rất đẹp trong đời chúng tôi. Năm đó là năm 1952.” - hồi tưởng của Châu Hà về lần gặp gỡ đầu tiên với Văn Phụng. Lần gặp gỡ đó đã tạo nên cảm hứng để Văn Phụng viết nên ca khúc Tiếng Dương Cầm.

Ông từng ngỏ ý muốn kết hôn với Châu Hà nhưng vì gia đình của nữ ca sĩ nọ không cho phép nên hai người tạm xa nhau, và sau đó Văn Phụng cũng kết hôn lần thứ nhất với một người phụ nữ chưa rõ tên. Cuối năm 1954, Văn Phụng di cư vào Nam và trở thành nhạc trưởng của Đài Phát thanh Quân đội thuộc Nha Chiến tranh Tâm lý Việt Nam Cộng hòa, đồng thời phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.

Năm 1955 sau khi vào Sàigòn, Châu Hà được người anh nuôi là Đoàn Văn Cừu - tổng giám đốc Đài phát thanh Việt Nam Cộng hòa - dành cho 1 giờ mỗi ngày để trình diễn trên đài phát thanh khi đài tăng cường giờ phát sóng từ 8 tiếng lên thành 24 tiếng một ngày, và bà đã gặp lại nhạc sĩ Văn Phụng - theo lời kể của Châu Hà, lần thứ hai ông gặp lại Châu Hà cũng là lần thứ hai ông vô tình buông ra câu nói "Suối tóc!", vốn là cảm hứng để ông viết nên bài Suối Tóc sau này. Phải đến tám năm sau lần gặp gỡ ấy, tưc năm 1963, Văn Phụng và Châu Hà mới nên duyên vợ chồng, và dù ông đã kết hôn lần hai nhưng vẫn chu cấp đầy đủ cho những người con với người vợ đầu nên sau này những người con đó vẫn tôn trọng và yêu thương cha mình. Một năm trước đó, vì vẫn còn vướng phải sự ràng buộc của gia đình, ông viết nên ca khúc Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn.

Vào thập niên 1960, khi đĩa nhựa bắt đầu phổ biến, Văn Phụng trở thành nhạc sĩ hòa âm cho rất nhiều đĩa nhựa phát hành vào thời điểm đó. Nhiều nhạc công, nhạc sĩ hay ca sĩ vẫn còn nhớ tới tài hòa âm của Văn Phụng với lòng tri ân lớn. Ông không chỉ hòa âm cho ban nhạc mà còn soạn bè cho các ca sĩ trong các bài song ca, tam ca, tứ ca hay các ban hợp xướng, và chính vì thế nên ông được xem như là một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 - nhạc sĩ Văn Phụng còn được biết đến là từng cộng tác với nhạc sĩ Trường Sa trong việc phổ biến những tác phẩm để đời của vị nhạc sĩ kiêm Thiếu tá Hải quân Việt Nam Cộng hòa nọ.

Về phần sáng tác, ông đã sáng tác trên sáu mươi ca khúc vào giai đoạn này, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như: Bức Họa Đồng Quê, Trăng Sơn Cước, Yêu, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Suối Tóc, Mưa, Tiếng Dương Cầm, Giấc Mộng Viễn Du, Tình,... Năm 1972, ông viết nên ca khúc Chán Nản để mô tả cuộc sống khó khăn của ông vào thời điểm đó, và đó là một trong số hai nhạc phẩm ưa thích của ông, bên cạnh Suối Tóc.

Nhạc sĩ Văn Phụng xuất hiện trong PBN 27, năm đó ông 63 - 64 tuổi

Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến Malaysia. Sau 5 đến 6 tháng ở đây, gia đình ông định cư tại California, Hoa Kỳ. Năm 1994, Văn Phụng được trung tâm Thúy Nga mời xuất hiện trong chương trình Paris By Night 27 - Sacrée Soirée 2 - Văn Phụng - Tiếng Hát Với Cung Đàn để vinh danh dòng nhạc của ông, khi ấy ông đã 64 tuổi. Trong phần trình diễn ca khúc Suối Tóc do Châu Hà thể hiện, ông đã đệm đàn piano.

Vào những năm tháng cuối đời, Văn Phụng đã được chẩn đoán là mắc những di chứng của bệnh tiểu đường. Bệnh tình càng trở nặng và biết không thể sống được lâu hơn nữa, ông viết thêm ba ca khúc lần lượt có tên Vĩnh Biệt Châu Hà, Em Ở Lại và Anh Đi. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1999, nhạc sĩ Văn Phụng trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng dương 69 tuổi. Châu Hà, người ở bên cạnh ông vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời, khắc tên mình lên bia mộ ông và nỗi đau mất chồng đã khiến cho bà suy sụp tinh thần, và nhờ lời khuyên của cha xứ, tinh thần của bà hồi phục trở lại và bà tiếp tục sống trong vui vẻ với con cháu cho đến cuối đời.

Di sản để lại[]

Nhạc sĩ Văn Phụng đã để lại cho hậu thế hơn 60 sáng tác, bao gồm:

  • Ave Maria
  • Anh Đi
  • Ba Người Bạn [Lời Việt]
  • Ba Chàng Nhạc Sĩ
  • Bên Lưng Đèo
  • Bên Mái Tranh Hiền
  • Bóng Người Đi [lời: Hoài Linh]
  • Bức Họa Đồng Quê
  • Ca Khúc Mừng Xuân
  • Ca Vang Khúc Yêu Đời [viết lời Việt]
  • Các Anh Đi
  • Chán Nản
  • Chung Thủy
  • Có Ai Biết Chăng
  • Cùng Đón Mừng Xuân [Hát Mừng Xuân]
  • Dịu Dàng
  • Điệp Khúc Thanh Bình
  • Đêm Buồn
  • Đôi Bạn Tâm Tình [sáng tác với Văn Khôi]
  • Đóa Hồng Nhung
  • Em Mới Biết Yêu Đã Biết Sầu
  • Em Ở Lại
  • Kinh Thành Bừng Nắng
  • Khi Hết Tiền
  • Ghé Bến Sàigòn [lời: Huyền Linh]
  • Giã Từ Đêm Mưa
  • Giang Hồ
  • Giấc Mộng Viễn Du
  • Gió Chiều
  • Hát Lên Nào
  • Hình Ảnh Một Đêm Trăng
  • Hết Đêm Nay Mai Sẽ Hay
  • Hương Lúa Chiều Hôm [sáng tác với Thanh Nam]
  • Hoài Vọng
  • Lãng Tử
  • Lối Cũ
  • Lời Nhi Nữ
  • Mái Tóc Xanh
  • Mộng Hải Hồ
  • Mộng Viễn Du
  • Một Lần Cuối [phổ thơ Nguyễn Bính]
  • Mưa
  • Mưa Rơi Thánh Thót
  • Mưa Trên Phím Ngà [sáng tác với Thanh Nam]
  • Nắng Đẹp Đồng Xanh
  • Nhớ Bến Đà Giang [sáng tác với Chiêu Tranh]
  • Nỗi Buồn
  • Nỗi Lòng Chinh Phụ [sáng tác với Nhật Bằng]
  • Ô Mê Ly
  • Sóng Vàng Trên Vịnh Nha Trang
  • Suối Tóc
  • Sương Thu
  • Quán Cô Liêu
  • Quyết Chiến Thắng
  • Ta Vui Ca Vang [sáng tác với Chiêu Tranh]
  • Tàn Một Đêm Vui
  • Thu Thanh Bình
  • Thuyền Xưa Bến Cũ
  • Tiếng Dương Cầm
  • Tiếng Hát Đường Xa [lời: Hoài Linh]
  • Tiếng Hát Tâm Tình
  • Tiếng Hát Với Cung Đàn
  • Tiếng Vang Trên Đồi
  • Tiếng Vọng Chiều Vàng
  • Tình
  • Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn
  • Trăng Gió Ngoài Khơi [sáng tác với Văn Khôi]
  • Trăng Sáng Vườn Chè [phổ thơ Nguyễn Bính]
  • Trăng Sơn Cước [sáng tác với Văn Khôi]
  • Trong Đêm Vắng
  • Trở Về Cố Đô
  • Trở Về Huế
  • Vĩnh Biệt Châu Hà
  • Viết Trên Tà Áo Em
  • Vó Câu Muôn Dặm
  • Vui Bên Ánh Lửa
  • Vui Đời Nghệ Sĩ
  • Xuân Họp Mặt
  • Xuân Miền Nam [phổ thơ Tuấn Nghĩa]
  • Xuân Thôn Giã
  • Xuân Về Trên Non Sông Việt Nam
  • Xuân Vui Ca
  • Yêu
  • Yêu Và Mơ

Những lần nhạc của Văn Phụng được sử dụng trong các chương trình Paris By Night[]

Tính đến thời điểm hiện tại, trung tâm Thúy Nga đã có 54 lần sử dụng nhạc của Văn Phụng vào các chương trình PBN, trong đó đã tính 21 tiết mục trong chương trình PBN 27. Danh sách này không tính những lần nhạc của Văn Phụng trong chương trình PBN 27.

STT PBN số Tên phần trình diễn Ca sĩ thể hiện Ghi chú 1 4 Giã Từ Đêm Mưa Bích Loan Lần đầu tiên nhạc của Văn Phụng được trình bày trong các chương trình Paris By Night. 2 12 Lại Một Mùa Mưa Vân Thu Nằm trong LK Bolero. 3 20 Yêu Và Mơ Ý Lan 4 23 Yêu Ái Vân 5 Giã Từ Đêm Mưa Ngọc Huệ Nằm trong LK Đưa Nhau Vào Cõi Ân Tình. 6 24 Trăng Sáng Vườn Chè Ái Vân [phụ diễn: Chí Tài] Thơ: Nguyễn Bính. 7 Ô Mê Ly Ái Vân, Elvis Phương, Duy Quang, Phi Khanh, Ngọc Trọng, Chí Tài Brothers 8 42 Chán Nản Thanh Hà 9 57 Viết Trên Tà Áo Em Ý Lan Thơ: Hoàng Anh Tuấn. 10 73 Tình Loan Châu 11 75 Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn Trần Thái Hòa 12 Ghế Bến Sàigòn Như Quỳnh, Bảo Hân, Loan Châu, Minh Tuyết, Tâm Đoan, Hương Thủy, Hồ Lệ Thu, Như Loan 13 76 Xuân Họp Mặt Như Quỳnh, Bảo Hân, Loan Châu, Thủy Tiên 14 85 Xuân Miền Nam Hoàng Oanh, Hương Lan, Khánh Ly, Phương Hồng Quế 15 86 Ô Mê Ly Huy Tâm [PBN Talent] 16 90 Trăng Sáng Vườn Chè Quỳnh Vi Thơ: Nguyễn Bính. 17 91 Trở Về Huế Họa Mi, Ý Lan 18 93 Suối Tóc Phi Khanh 19 Mưa Hương Lan 20 97 Tình Tommy Ngô 21 101 Ca Khúc Mừng Xuân Don Hồ, Kỳ Phương Uyên 22 103 Yêu Như Loan, Diễm Sương 23 107 Ô Mê Ly Như Quỳnh, Thế Sơn, Thanh Hà, Don Hồ, Trần Thái Hòa, Ngọc Anh 24 111 Tình Ngọc Anh Xuất hiện trên nền nhạc trình diễn áo dài. 25 Suối Tóc Ý Lan 26 113 Tiếng Dương Cầm Anh Dũng 27 121 Giã Từ Đêm Mưa Mai Tiến Dũng, Hoàng Mỹ An 28 126 Trăng Sơn Cước Hoàng Nhung, Hà Thanh Xuân 29 128 LK Chán Nản, Nỗi Buồn Khánh Hà, Trần Thu Hà 30 131 Vui Đời Nghệ Sĩ Don Hồ 31 Điệp Khúc Thanh Bình Diễm Sương 32 132 Yêu Và Mơ Châu Ngọc Hà, Tâm Đoan, Lam Anh, Quỳnh Vi, Hoàng Nhung, Băng Tâm, Hương Thủy, Phương Yến Linh, Như Ý, Ngọc Anh, Hoàng Mỹ An, Diễm Sương 33 137 Tình Khánh Hà

Thông tin bên lề[]

  • Văn Phụng là nhạc sĩ đầu tiên từng cộng tác với trung tâm Thúy Nga thực hiện một chương trình Tác giả & Tác phẩm mà đã qua đời sau khi thực hiện chương trình đó.
  • Chiều cao của nhạc sĩ Văn Phụng là 165 cm [5 ft 5 in].
  • Nhạc sĩ thích khiêu vũ, mơ mộng, đùa vui và ăn những món ăn ngon, tuy nhiên ông lại không thích làm bếp.
  • Những món ăn ưa thích của nhạc sĩ bao gồm những món như đậu, phở và súp với thói quen luôn xịt thêm tương ớt và "Maggie".
  • Nhạc sĩ thích để cho vợ hớt tóc tại gia mà không bao giờ ra tiệm.

Chú thích[]

↑ //nhacxua.vn/chuyen-tinh-nhac-si-van-phung-danh-ca-chau-ha-va-hoan-canh-sang-tac-nhung-ca-khuc-bat-tu-suoi-toc-tieng-duong-cam-toi-di-giua-hoang-hon/

Chủ Đề