Có xét ngành nghề khi nhập khẩu hàng hóa năm 2024

Bà My hỏi, hàng hóa của công ty bà có được nhập khẩu nếu có giấy phép không, hay bị cấm nhập khẩu? Việc sử dụng 2 Danh mục nêu trên được hiểu như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật chuyên ngành, về nguyên tắc giải quyết thủ tục nhập khẩu hàng hóa văn hóa, cơ quan văn hóa có thẩm quyền xem xét trả lời việc nhập khẩu hàng hóa căn cứ trên hồ sơ nhập khẩu hàng hóa cùng với kiểm tra điều kiện, thẩm định nội dung văn hóa, vui chơi giải trí… của hàng hóa trên thực tế do tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xác định theo mã số HS hàng hóa quy định tại 6 Phụ lục [Danh mục] kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL ngày 23/8/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ sở để xác định mã hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nhập khẩu theo điều kiện hay xuất khẩu theo điều kiện thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa. Danh mục này đã được xác định thống nhất theo mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Còn về nguyên tắc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thủ tục thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với các hàng hóa thuộc Danh mục trên thì thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các văn bản pháp luật có liên quan.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, đối với câu hỏi của bà Trần My về mặt hàng nhập khẩu hàng hóa là "các máy và bộ điều khiển trò chơi video" xác định theo mã HS 9504 quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL, nếu hàng hóa có cài đặt, chứa nội dung, hình ảnh, âm thanh vui chơi giải trí, văn hóa… thì nguyên tắc xác định hàng hóa đó thuộc danh mục Phụ lục nào sẽ căn cứ vào loại hình và nội dung của hàng hóa đó. Cụ thể:

- Các mã hàng hóa chuyên ngành văn hóa có mã HS thuộc Phụ lục 2 [nhập khẩu theo giấy phép] khi thương nhân nhập khẩu vào Việt Nam để phổ biến, lưu hành và kinh doanh, căn cứ vào loại hình nội dung mặt hàng, hình ảnh, âm thanh vui chơi giải trí, các loại hình trò chơi điện tử, nghệ thuật biểu diễn, ca múa nhạc, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh hay các nội dung văn hóa khác để xác định nguyên tắc quản lý và thủ tục nhập khẩu tương ứng đối với mặt hàng đó đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau:

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình khi ban hành các quy định hoặc xem xét giải quyết các vấn đề có liên quan đến phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Hải quan và các quy định tại Nghị định này.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật xây dựng Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành gửi Bộ Tài chính. Chậm nhất 10 ngày làm việc, Bộ Tài chính thực hiện xác định về mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các hàng hóa này để các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện công bố ban hành.

Đối với Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đã ban hành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa có mã số hàng hóa hoặc có mã số hàng hóa nhưng chưa phù hợp thì trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính để có mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đối với danh mục các hàng hóa này.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan để quyết định việc phân loại hàng hóa đối với các trường hợp có sự khác biệt trong việc áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc có sự khác biệt giữa các Danh mục hàng hóa do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành trước ngày hiệu lực của Nghị định này với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 19 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Chủ Đề