36 tuần la được bao nhiêu tháng

Mang thai tuần 36 là một thời điểm khá bình yên của thai kỳ. Trong tuần lễ này, mẹ bầu vẫn không có gì thay đổi nhiều so với tuần 35. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thai phụ sẽ chủ quan mà không quan tâm đến bản thân. Vậy thì tuần mang thai thứ 36 này có gì đặc biệt hay không? Mẹ bầu nên chú ý những gì? Hãy cùng YouMed tham khảo qua bài viết sau đây để biết được câu trả lời nhé các bạn!

1. Mang thai tuần 36 có gì đặc biệt hay không?

Rồi cũng đến ngày mẹ bầu mang thai tuần 36. Gần 9 tháng cưu mang, chắc hẳn giờ đây, mẹ bầu rất háo hức đón chờ ngày em bé chào đời. Ngay cả khi các triệu chứng mang thai làm bạn khó chịu. Chẳng hạn như vội vã vào nhà vệ sinh mỗi 30 phút hoặc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy cố gắng tận hưởng tháng cuối cùng của thai kỳ nhé!

Mang thai tuần 36

Ngay cả khi bạn có kế hoạch mang thai trong tương lai, hoặc nếu đây là lần đầu tiên của bạn, mỗi lần mang thai là khoảng thời gian rất thiêng liêng. Vì vậy, mẹ bầu nên cố gắng trân trọng từng khoảnh khắc của nó.

Đối với phần lớn phụ nữ mang thai, tuần mang thai thứ 36 được xem là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Đây cũng chính là giai đoạn thai nhi dường như ngừng tăng trưởng. Vì vậy, thai phụ sẽ cảm thấy cân nặng của mình không tăng thêm. Đôi khi còn có thể giảm xuống.

>> Ở nữ giới, đôi khi vùng âm đạo có xuất một ít dịch. Dịch âm đạo khá đa dạng, về máu sắc, lượng và tính chất dịch. Vậy đối với dịch âm đạo màu đỏ, ra ít, liệu là dấu hiệu gì?

Điều quan trọng nhất mà các mẹ bầu nên biết là cố gắng giữ tâm lý thoải mái. Hơn nữa là giữ tinh thần lạc quan và sẵn sàng chào đón em bé ra đời. Bởi vì trong tuần lễ này, vẫn có nhiều khả năng cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra. Khi ấy, em bé của bạn được sinh sớm hơn so với ngày dự sinh.

2. Những thay đổi của người mẹ khi mang thai tuần 36

Cổ tử cung của người mẹ đang dần dần giãn nở trong những khoảng khắc cận kề thời điểm em bé được ra đời. Sự giản nở không giống nhau ở từng người thai phụ. Thậm chí là có thể khác nhau ở mỗi lần sinh nở.

Khớp cùng các cơ trong cơ thể thai phụ tiếp tục mềm và giãn ra khi mang thai tuần 36. Điều này càng quan trọng hơn đối với khu vực xương chậu của người mẹ. Bạn sẽ có thể vẫn tiếp tục cảm thấy đau bên hông hoặc vùng lưng ở phía dưới hay thắt lưng.

Các cơn co thắt Braxton-Hicks sẽ xuất hiện thường xuyên hơn vào những tháng ngày cuối cùng của thai kỳ. Bạn nên nhớ rằng các co thắt này không hề thừa. Nó giữ một vai trò rất cần thiết trong vấn đề giúp người mẹ tập quen dần với việc sinh nở.

Cơn co Braxton-Hicks

Cơn co thắt Braxton-Hicks thường xuất hiện sau những vận động toàn thân hoặc khi mẹ bầu uống không đủ nước hàng ngày. Khi mang thai tuần 36, mẹ bầu sẽ có cảm giác hơi chậm chạp, nặng nề. Và tuyệt nhiên, đó là một vấn đề hết sức bình thường nên bạn không cần phải bận tâm.

3. Những thay đổi của em bé trong bụng

Khi người mẹ mang thai 36 tuần, em bé có kích thước tương đương một quả đu đủ. Bé sẽ có chiều dài khoảng 47,5 cm từ đầu đến gót chân, và nặng khoảng 2,6 đến 2,7 Kg.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra xem đầu em bé có xoay về phía cổ tử cung hay không. Em bé trong bụng người mẹ sẽ chuyển đến vị trí này sau 36 tuần. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng nếu em bé vẫn chưa quay.

Thai nhi tuần 36

Phần lớn thai nhi sẽ quay về phía kênh sinh trong những tuần cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, 4% số lần mang thai, bé sẽ vẫn còn ngôi mông. Hoặc quay chân trước. Và hầu hết các trường hợp ngôi bất thường như vậy đều được chỉ định sinh mổ.

Nhiều cơ quan trong cơ thể em bé đã thực sự hoàn chỉnh. Bé sẽ sẵn sàng cho việc tồn tại trong môi trường bên ngoài bào thai. Sự lưu thông máu trong cơ thể đã thực sự hoàn thiện. Đồng thời, hệ thống miễn dịch của em bé đã phát triển đầy đủ. Nó đảm bảo có thể bảo vệ bé yêu khỏi bị nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài tử cung.

4. Những triệu chứng điển hình của mẹ bầu khi mang thai tuần 36

Trong khoảng thời gian tuần mang thai thứ 36, mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình sau:

  • Cơn co tử cung xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn.
  • Vú to hơn và mềm hơn, sẵn sàng tiết sữa.
  • Mẹ bầu dễ mệt mỏi.
  • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt.
  • Triệu chứng khó thở sẽ giảm. Thay vào đó là triệu chứng mắc tiểu cũng như muốn đi tiêu xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Áp lực vùng bụng dưới tăng lên. Điều này làm cho mẹ bầu khó khăn trong việc đi bộ và ngồi xổm.
  • Ợ nóng và khó tiêu.
  • Tiêu chảy, mót rặn [do tử cung to chèn ép vào trực tràng và đại tràng].
  • Âm đạo xuất hiện dịch tiết, đôi khi có lẫn máu.
  • Rạn da bụng, ngứa da vùng bụng.
  • Rối loạn giấc ngủ.
Rạn da khi mang thai

Bên cạnh những triệu chứng trên, mẹ bầu cũng nên chú ý những dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ. Mục đích là để đến cơ sở y tế kịp thời cho quá trình chuyển dạ. Những dấu hiệu ấy bao gồm: chảy nước ối, thành lập đầu ối, chảy nhớt hồng âm đạo, cơn co ngày một dài và dày.

5. Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa dành cho mẹ bầu

Khi mang thai tuần 36, các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên:

Chú ý những chuyển động của em bé trong bụng

Mẹ bầu ở tuần mang thai thứ 36 thường cảm thấy em bé không còn đạp mạnh như trước. Thay vào đó là những cử động rất nhẹ nhàng. Mặc dù vậy, thai phụ vẫn nên theo dõi cử động của bé hàng ngày. Nếu nhận thấy sự chuyển động giảm một cách rõ rệt, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Chú ý cử động của em bé trong bụng

Vận động nhẹ nhàng

Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu khi mang thai 36 tuần nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày. Sự vận động của thai phụ giúp máu huyết được lưu thông, kích thích tuần hoàn đến thai nhi tốt hơn. Đồng thời, theo quan niệm dân gian, việc vận động nhẹ và thường xuyên còn giúp mẹ bầu “dễ đẻ” hơn.

Tập thể dục khi mang thai

Chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi sinh

Lúc này, mẹ bầu nên chuẩn bị càng sớm càng tốt những vật dụng cần thiết khi sinh nở. Những vật dụng ấy có thể bao gồm:

  • Tã lót cho em bé.
  • Quần áo em bé.
  • Khăn tắm.
  • Khăn giấy ướt.
  • Băng đô.
  • Kẹp tóc, lược chải tóc.
  • Băng rốn.
  • Áo choàng giữ ấm.
  • Kem dưỡng ẩm, son dưỡng môi, sữa tắm cho mẹ và bé,…

Chọn bệnh viện phù hợp để chuẩn bị sinh nở

Lúc này sẽ là không quá sớm để bạn chọn một cơ sở y tế cho quá trình sinh nở mà bạn ưng ý nhất. Một số tiêu chí để chọn như:

  • Chất lượng dịch vụ tốt.
  • Khoảng cách gần nhà.
  • Chi phí phải chăng.
  • Cung cấp dịch vụ trọn gói.
  • Thủ tục đăng ký sinh nở đơn giản.
  • Bạn bè, người quen tín nhiệm và giới thiệu,…

Khi nào cần gặp bác sĩ ngay?

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Cơn co thắt rất mạnh và liên tục.
  • Chảy máu âm đạo từ trung bình đến nhiều.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Rò rỉ nước ối với số lượng trung bình đến nhiều.
  • Em bé giảm hẳn cử động hoặc không cử động.

6. Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tuần 36

Khi mang thai 36 tuần, mẹ bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu các dưỡng chất cần thiết. Nó không những giúp duy trì sức khỏe cho mẹ bầu mà còn giúp em bé khỏe mạnh, sẵn sàng ra đời.

Chế độ ăn của mẹ bầu nên đảm bảo các chất như:

  • Protein: Thịt, cá, sữa, trứng.
  • Chất xơ từ rau, củ, quả.
  • Vitamin từ trái cây.
  • Canxi từ tôm, cua, ghẹ, hải sản,…
  • Các loại hạt như: đậu xanh, đậu phộng, óc chó, bí, hạnh nhân,…
Dinh dưỡng khi mang thai

Nói tóm lại, khoảng thời gian mang thai tuần 36 rất cận kề với ngày sinh nở. Vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị mọi mặt từ sức khỏe đến tâm lý, nơi sinh,… để chào đón em bé ra đời. Mẹ bầu cũng nên chú ý đến sức khỏe của bản thân mình thường xuyên hơn. Mục đích là để có một quá trình chuyển dạ an toàn và lành mạnh nhất!

>> Mang thai tuần 37 chính là khoảng thời gian rất ý nghĩa. Đây là những tháng ngày cuối của thai kỳ. Mặc dù không có bất thường gì nhưng sự chuyển dạ sinh em bé có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy thì trong tuần lễ mang thai này, mẹ bầu nên chú ý những gì?

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Video liên quan

Chủ Đề