Ai đã đặt tên cho dòng sông Học văn chị Hiên

Giọng nói miền Bắc đánh thức người thanh niên đang mơ mơ màng màng . Anh vội vàng đứng dậy quay gót không quên nhoẻn miệng chào :

– Cám ơn đồng chí

– Biến !! ai đồng chí với mày ? Continue reading

Advertisement

Pages: 1 2 3 4

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của Việt Books 

MỤC LỤC


Lời ngỏ

1- Cuộc đời yên lặng và vô vị
2- Đi Chiêu-Nam-Đảo [Singapour]
3- Đi Băng-Cốc và về Sàigòn
4- Về Huế và lập chính phủ
5- Về Hà-Nội
6- Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước
7- Tôn chỉ và sự hành động của Cộng Sản đảng
8- Sự giao thiệp của chính phủ Việt Nam với nước Pháp
9- Đi sang Tàu
10-Cuộc Pháp-Việt chiến tranh
11- Về Sàigòn
12- Lên Nam-Vang
PHỤ LỤC:

a- Lời tuyên cáo của Nội Các Trần-Trọng-Kim
b- Vua Bảo Đại ban chiếu sau khi Nhật Bản đầu hàng
c- Hai tờ chiếu của Vua Bảo Đại thoái vị ban cho Quốc dân và Hoàng tộc

KIẾN VĂN LỤC

MẤY LỜI NGỎ CÙNG ĐỘC GIẢ

Tôi viết quyển kiến-văn-lục này là muốn đem những chuyện của tôi đã làm và biết trong 6 năm [1943-1949] vừa qua, mà thuật lại cho đúng sự thực. Song vì trong những chuyện ấy có lắm việc truân chuyên và lắm nỗi đoạn trường, cho nên tôi đề nhan là một cơn gió bụi để cho hợp cảnh.

Từ năm Quý Mùi [1883] tôi sinh ra đời cho đến ngày nay, đã trải biết bao những nỗi đau buồn khổ sở, làm cho tôi đã chán nản hết cả mọi điều, chỉ mong được yên tĩnh mà ngắm cảnh đời cho qua ngày qua tháng, chứ không muốn dính dáng đến cuộc hành động gì cả. Thế mà tự đâu nó bắt buộc tôi làm những việc tôi không muốn làm.

Hình như ngoài cuộc nhân sinh vật chất của người ta, có cái thế lực u uẩn, huyền bí, an bài hết cả mọi việc theo đúng cái nghiệp của từng người, giống một tấn tuồng sắp đem ra diễn, đã có người xếp đặt đâu đấy cả rồi, ai đóng vai trò nào là phải đóng cho hết trò, chứ không từ chối được.

Nhà triết học có thể nói đó là cái nhân quả tự nhiên của các sự vật, chứ không có gì lạ. Nói đúng lắm, song tìm cho ra cái nhân và biết được cái quả, không phải là việc dễ.

Tôi tin ở trong vũ trụ có cái linh quang bao hàm hết thảy vạn vật. Mà vạn vật sở dĩ có là vì có cái linh quang ấy. Cái linh quang ấy, ta gọi là Phật, là Trời, là Đạo, là Chúa; chỉ có cái tên khác nhau mà thôi, nhưng cái thực là một. Ở trong người ta, thì cái linh quang ấy gọi là tâm, là chủ sự hành động của ta. Ai ai cũng có cái tâm ấy song vì tình dục và sự thiên tư mà thành ra sai biệt khác nhau.

Nếu cái tâm ta mà chân thành ngay chính, thì tự khắc là Phật, Trời ở đó. Vậy nên bất cứ việc gì tôi cũng lấy cái tâm làm chủ. Nay tôi đưa những chuyện của tôi đã làm và đã biết theo đúng cái tâm của tôi mà nói ra, không kiêng dè, che đậy, không thêu dệt, thêm bớt, cốt để người ta biết sự thực.

Dù những sự thực ấy có động chạm đến ai, thì cũng xin thể tất cái tấm lòng thành thực của tôi mà đừng chấp trách. Ấy là tôi tin ở cái tâm công minh của mọi người vậy.

Viết tại Nam Vang, ngày mồng 4 tháng Tư năm Kỷ Sửu,
tức là ngày mồng 1 tháng Năm, 1949

LỆ THẦN TRẦN-TRỌNG-KIM

—> 1- Cuộc đời yên lặng và vô vị

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ sách

MỤC LỤC

VĂN:

  1. Về tuyển tập thơ văn H.O. [Kiêm Thêm]
  2. Hãy tưởng tượng [Nguyên Sa]
  3. Lối cũ chẳng sao quên [Bích Huyền]
  4. Người mới sang [Huy Phương]
  5. Chim hót ngoài song [Đỗ Quý Sáng]
  6. Con sói đơn độc và sợi xích [Nguyễn Tiến Đức]
  7. Những người ở lại [Hồ Đăng Định]
  8. Về một cái chết [Nguyễn Hữu]
  9. Kẻ xâm óc [Tê Đê]
  10. Những kẻ sống sót trở về [Quế Chi]
  11. Những kẻ đến sau [Lữ Tuấn]
  12. Nén nhang cho một H.O. [Chu Tất Tiến]
  13. Nội tướng miền Nam [Phạm Trọng Phúc]
  14. Chú Bình [Nguyễn Chí Thiệp]

THƠ

  1. Những con mắt bạc [Phùng Ngọc Ẩn]
  2. Có một ngày [ Chu Tất Tiến]
  3. Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết [Duy Lam]
  4. Người tù binh dũng liệt [Thái Tú Hạp]
  5. Nhìn nhau chợt thấy ra sông núi [Du Tử Lê]
  6. Khóc bạn [Nguyễn Mậu Quý]
  7. Đêm nhớ tiếng Từ Quy [Điềm Nguyên]
  8. Niềm tin trong tù [Điềm Nguyên]
  9. Quê hương và em [Huy Phương]
  10. Nấm mồ vô chủ [Phạm Tất Thắng]
  11. Thiếu phụ [Võ Văn Hà]

—>Về tuyển tập thơ văn H.O.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

Chương 23

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

[nguồn: Thân Hữu BVCV đánh máy từ bản PDF của tusachtiengviet.com]

HÒM ĐỰNG NGƯỜI, Lịch-sử Tiểu-thuyết, Tác-phẩm của NGUYỄN TRIỆU LUẬT.

Y bản của Nhà Xuất Bản TÂN DÂN in ở Hà Nội .

Năm 1937, tái-bản trong VIỆN VĂN NGHỆ HIÊN SÁNG TÁC
của Nhà Xuất Bản BỐN PHƯƠNG.

Nhà in riêng của BỐN PHƯƠNG ấn-loát xong tại Sàigòn tháng 10 năm 1955.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

I-Bức thư ở cõi chết gửi về

II- Đã tội tình gì?

III- Mẹ con gặp gỡ

IV- Thề xưa, Ước cũ

V- Oan xưa theo mãi

VI- Tại tòa Ngự-Sử

VII- Tòa Tam-Pháp

VIII- Vùi dập cánh hoa

LỜI NÓI ĐẦU

TIỂU-THUYẾT này nguyên báo Nhật-Tân đăng-tải, ký lẩn dưới bút-danh Phất-Văn nữ-sĩ. Khi ấy, con tầm rút ruột hồ xong, báo đã chuyển sang kỳ khác; ngòi bút còn đang chạy trên tờ giấy, chủ thợ in đã đến giục bài. Văn viết chạy theo đà ngựa phi nước gấp, còn sức đâu mà trau-truốt câu văn. Thế mà bạn làng văn duyệt đến, có người lại đem lời tán-thưởng thật-thà. Ý chừng để tưởng-lệ khuyến-khích cho ngày một hơn vậy.

Vì thế, nay duyệt lại tập sơ-cảo, sửa lại những chỗ rườm, đem in lại vào một tập Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San,[1] ngỏ hầu tạ những ai trước kia đã gia-công kiểm-điểm kỹ-càng.

Nhân dịp, soạn-giả muốn nói qua đến cái quan-niệm về lịch-sử tiểu-thuyết để phá một cái lầm chung.

Chép những chuyện thuộc sử, những dã-sử phụ-thuộc vào sử, việc ấy là việc thuộc sử-gia. Những cuốn truyện diễn nghĩa như Tam-Quốc-Chí , Tây-Hán-Chí, Đông-Chu Liệt-Quốc, những bộ bút-lục như Tùy-Ẩn-Mạn-Lục, Tang-Thương-Ngẫu-Lục, Vũ-Trung-Tùy-Bút-Lục đều chép những việc thuộc sử cả. Những bộ ấy, đều là những bộ «dã-sử», «tiểu-sử», «ngoại-sử», giống như những bộ «Récits des Temps Mérovingiens» của Augustin Thierry. Những bộ ấy, đều làm tài-liệu cho sử cả. Chép những chuyện ấy, ít nhiều phải theo phương-pháp của sử-gia mà Phương-pháp học đã định rõ.

Trái lại, viết «lịch-sử tiểu-thuyết» không cần theo phép của Sử-học, không cần có chuyện thật. Tác-giả chỉ phải tưởng-tượng ra một chuyện «có thể có» ở một thời-đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời-đại ấy. Mục-đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời-đại. Những tiểu-thuyết «Notre-Dame de Paris», «Quatre-vingt-treize » của Victor Hugo, «Les Filles d’autrefois» của Léon Daudet, đều là bịa-đặt cả, nhưng đọc truyện đó, ta thấy cả thời-đại hồi vua Louis XI và hồi Đại Cách-Mệnh sống lại.

Cuốn HÒM ĐỰNG NGƯỜI này là một lịch-sử tiểu-thuyết. Không biết soạn-giả có làm sống nổi thời-đại vua Lê chúa Trịnh hay không, nhưng bản-tâm sơ-ý là thế.

Du-Lâm, Juillet 1937
NGUYỄN TRIỆU-LUẬT

1- Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San số 11, ngày 1er-10-1937, Tân-Dân Hànội.

—>I

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Lê Thy đánh máy từ sách của TM tặng

MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu của Duyên Anh

1- Quê hương trong ngấn lệ

2- Vì con là lính

3- Vợ người tù cải tạo

4- Mái tóc lạc loài

5- Người đẹp năm xưa

6- Kẻ đại thắng

7- Nguyệt

8- Một chuyến thăm nuôi

GIỚI THIỆU

Đặng Thị Thanh Phương không xa lạ gì với độc giả nhật báo Sàigòn trước 1975. Cùng với các bà Tùng Long, Lan Phương, bà đã đều đặn, hàng ngày, gỡ rối những sợi tâm tình vướng mắc cho độc giả muôn phương của bà bằng lời văn đơn giản, chân phương. Như Tùng Long và Lan Phương, bà cũng viết tiểu thuyết. Không gây được những xúc động mãnh liệt của Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng, Nhã Ca hay sự táo bạo của văn chương phái nữ kiểu Trùng Dương, Lệ Hằng, tiểu thuyết của Đặng Thị Thanh Phương bình dị cơ hồ một đời sống phẳng lặng ít xáo trộn. Đừng tìm kiếm ở Thanh Phương những tàn nhẫn của tình yêu, những bão tố của xác thịt, những tiếng thét của cô đơn hay những ngậm ngùi của thân phận. Ngay cả nước mắt trong tiểu thuyết của bà vẫn chỉ là hương vị nồng nàn của hạnh phúc. Mỗi tình tiết éo le của các nhân vật tiểu thuyết Đặng Thị Thanh Phương đều được bà giải quyết ổn thỏa theo cung cách gỡ rối tơ lòng.

Tập truyện ngắn mới nhất của Đặng Thị Thanh Phương được hình thành sau mười năm bị kẹt lại quê hương. Người đàn bà cầm bút nay đã phải đương đầu với những nghịch cảnh. Hy vọng, những dồn nén, những ấm ức, những u hoài, những ước vọng, những gì bà đã được chứng kiến, những gì bà đã được tham dự, sẽ tạo bà trở thành một Đặng Thị Thanh Phương thật mới, thật lạ trong văn học Việt Nam hải ngoai.

Với ý nghĩ chân tình đó, tôi viết những dòng giới thiệu Đặng Thị Thanh Phương.

DUYÊN ANH
Paris, tháng 4 năm 1987

 —>1- Quê hương trong ngấn lệ

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Lê Thy đánh máy từ sách của TM tặng

MỤC LỤC   

12345678910111213

–>1

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

MỤC LỤC

1- Áo lụa vàng2- Ầu ơ…gió đưa bụi chuối sau hè3- Chiếc phao hạnh phúc4- Chờ mùa Xuân tới5-Cô Nam Kỳ đáng yêu6- Đàn ông năm bảy lá gan…7- Đời còn có nhau8- Đôi đũa so le9- Dưới cội sung già10- Đường nào em đi11- Duyên hay Nợ12- Hạnh phúc nơi nào13- Hoa hồng vườn cũ14- Hoài niệm15- Hương xuân16- Mẹ thương17- Mình ơi18- Mùa chinh chiến cũ19- Mùa Xuân trên cao20- Ngày đó chúng mình21- Ngủ yên nghe em22- Nước cuốn hoa trôi23- Phượng yêu24- Thu vàng25- Tiếng hót Vành Khuyên26- Xóm nhỏ

TIỂU SỬ:

TIỂU THU:

-Sanh năm 1947 tại làng Tân An, Cao Lãnh, Kiến Phong.

-Cùng gia đình định cư tại Montréal, Québéc, Canada năm 1975.

-Bắt đầu sáng tác năm 1987. Đã từng cộng tác:

* Báo Liên Hội Người Việt Canada,

* Báo Quốc Gia,

* Phụ Nữ,

* Người Việt,

* Cỏ Thơm,

* Tự Do,

*Miệt Vườn,

*Thời Báo Canada,

*Tự Do Houston…

Hiện là Chủ Bút Báo Phụ Nữ Việt Nam vùng Montréal và Tổng Thư ký Hội Văn Bút Việt Nam hải Ngoại, trung tâm Québec.

—>1- Áo lụa vàng

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

Lê Thy đánh máy từ sách của vietmessenger.com

Biết rằng không có ngày mai
Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương.

THẾ NẦY THÔI ANH NHÉ

Cảm đề tiểu thuyết
“ÁI-ÂN THÂU NGẮN CHO DÀI TIẾC THƯƠNG”
của Bình-Nguyên Lộc,
đăng trong nhựt-báo Thời-Báo
và do Thế Kỷ xuất bản

– Thế nầy thôi, anh nhé!
Em đến cùng anh đây.
Dù rằng trong giây phút,
Em, của anh từ nay.

– Thế nầy thôi, anh nhé!
Bàn tay trong bàn tay.
Dù rằng em không nói,
Em buồn, anh có hay ?

– Thế nầy thôi, anh nhé!
Đôi môi tìm đôi môi
Sau bình minh nắng ấm,
Lắm mưa buồn, anh ơi!

– Này, chiều em, anh nhé !
Ta hãy dừng nơi đây,
Em còn con nhỏ bé,
Anh còn nhiều tương lai.

– Vĩnh biệt nhau, anh nhé !
Đời dù không ngày mai,
Ái-ân càng thâu ngắn,
Tiếc thương nhau thêm dài….

Sàigòn, Xuân 1963
T. Luôn

Continue reading

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

[Đánh máy: Lê Thy]

ĐỜI CHIẾN BINH
của một Thiếu Tá Nhảy Dù
4 lần bị thương ngoài mặt trận.

MỤC LỤC

Lời trần tình của Tác Giả

Cảm nghĩ của Độc Giả về “ĐỜI CHIẾN BINH”

Thay lời tựa

Tiểu sử tác giả

Chương 1: Tây Nguyên khói lửa mịt mù

Chương 2: Trở về Quảng Trị

Chương 3: Đồi 1062 [Trận Thường Đức]

Chương 4: Trận Đèo Hải Vân

Chương 5: Màn cuối Đời Chiến Binh

Chương 6: Trở về Thánh địa La Vang

Chương 7: Thương về chiến sĩ Khủng Long

Phụ Lục: Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

—> Lời trần tình của Tác Giả

Pages: 1 2 3 4 5

[nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF do TM gởi]

MỤC LỤC

1-Về Tập Nhật Ký Này2-Lời Mở Đầu3-Những Ngày Đầu4-Căn Nhà Dưới Gốc Cây Đa5-Sửa Soạn6-Ngày 06-4-19727-Mất Lộc Ninh8-Lương Khô9-Cứu Trợ Dân Tỵ Nạn10-Kho Thuốc Vượt Biên11-Bác Sĩ Phúc Trở về12-Phối Hợp Làm Việc13-Tản Thương Khó Khăn14-Người Tù Binh15-Tiếp Tế Từ Trên Không16-Tấn Công Đợt Nhất17-Địa Ngục Trần Gian18-Di Chuyển Chỗ Ở19-Cơn Mưa Đầu Mùa20-Những Nét Buồn21-Tái Lập Phòng Mổ Dã Chiến22-Tấn Công Đợt Hai23-Người Ở Lại Bệnh Viện24-May Rủi Trong Cuộc Chiến25-Cô Bé Mang Tên An Bình26-Thăm Lại Chiến Trường27-Đi Phép Đợt Đầu28-Về Phép Thăm Nhà29-Giã Từ Bình Long30-Chiến Sĩ Xuất Sắc 197231-Một Sự Chịu Đựng Kỷ Lục32-Ba Mươi Năm Nhìn Lại

VỀ TẬP NHẬT KÝ NÀY Continue reading

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

[nguồn: tác giả gởi BVCV]

Tập truyện Dinh Độc Lập, Tiếng Súng Cuối Cùng.
Tác giả: Huy Văn Trương
In lần thứ hai có sửa chữa
Tác giả giữ bản quyền

Lời ngỏ.

Tình cờ, tôi đọc được một bài viết ký dưới bút hiệu Huy Văn. Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên tác giả của bài viết trên đã vô tình chọn bút hiệu trùng với bút hiệu tôi chọn.

Để tránh ngộ nhận cũng như hiểu lầm của độc giả, khi tái bản cuốn Dinh Độc Lập tiếng súng cuối cùng, tôi dùng bút hiệu: Huy Văn Trương. Kể từ hôm nay tháng 6-2016, Huy Văn Trương là bút hiệu mới của Huy Văn, tác giả tập truyện Dinh Độc Lập, Tiếng súng cuối cùng.

Kính báo,
Huy Văn Trương

MỤC LỤC

Thay lời tựa [Trúc Chi]

Dinh Độc lập, tiếng súng cuối cùng

Pierre

Chiến trường xa lắc

Tình đầu

Chuyện tình thế kỷ trước

Mưa Saigon

Giấc mơ sân cỏ

Vó câu khấp khểnh

Hoang tưởng

Bạt [Thạch Hãn]

—>Thay lời tựa

Pages: 1 2 3

Cái chết của một ngôn ngữ :
Tiếng Việt Sài Gòn cũ

Lỗi tại người đánh máy?

Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Continue reading

Văn Cao, người soạn ca khúc bậc thầy Việt Nam
[trích NGƯỢC DÒNG CHỮ NGHĨA, tác phẩm chót của Duyên Anh]

Những người đã tham gia kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc, năm 1945-1950, đều không bao giờ quên được kỷ niệm một đời chỉ có một lần. Kháng chiến chống Pháp của toàn dân Việt Nam. Mà những chiến công vĩ đại là của người tiểu tư sản. Người cộng sản chẳng thể nào làm nổi những chuyện lấp đá vá trời, thuở kháng chiến. Nói chiến thắng sông Lô và âm nhạc thôi. Các nhạc sĩ tiểu tư sản đã diễn tả bộ đội trung đoàn Ký Con, trung đoàn Thủ Đô, lính của mình, đầu trần, chân đất, quần áo nâu, như chiến sĩ “pháo binh Việt Nam ghi công”. Trong bài Du kích sông Thao, Đỗ Nhuận viết: “Hồng Hà trôi xuôi đưa nước trên ngàn về khơi. Sông Thao, ngoài bến Việt Trì, có những chàng áo nâu về say sưa giòng nước vui tràn trề”… Continue reading

HÓC MÔN

Mần văn nó khác mần ruộng. Mần ruộng là cứ lặp đi, lặp lại hoài, mùa nầy qua mùa khác, y chang hè̀. Mần văn là sáng tạo, là làm ra cái mới! Muốn viết văn là phải đọc, phải học. Ông Nguyễn Hiến Lê nói một câu chí lý cho những ai làm nghề văn là: “Cái gì biết mà biết không rõ thì̀ nên viết về cái đề tài đó”. Sao ổng nói vậy? Vì không rõ, mình phải bò vô thư viện, lục tung sách vở ra mà đọc, mà tìm cho nó rõ. Giờ thì̀ khỏe hơn nhiều, khỏi cần đi cho mỏi cẳng; cứ lên ‘google search’. Tuần rồi, đi nhậu tán dóc, một người đẹp ở Footscray cắc cớ hỏi tui về cái hóc? Một là hóc viết ‘o’ hay hốc viết ‘ô’. Sao em thấy CS viết lung tung, hồi ‘o’ hồi ‘ô’? Hai là: “Tại sao để chỉ những nơi xa xôi, vắng vẻ, đìu hiu [quạnh] dân Lục tỉnh Nam Kỳ của anh hay gọi là “Hóc Bà Tó”. Continue reading

Đôi điều về lương bổng, phụ cấp
của quân nhân – công chức miền Nam
trước tháng 4.1975

Trong bình luận ở một bài trước, bạn Nguyên My [và vài bạn khác qua điện thoại, Messenger, Zalo…] có gợi ý người viết nhắc lại về chế độ lương bổng, phụ cấp của công chức, quân nhân tại miền Nam trước tháng 4.1975. Theo thiển ý, đây cũng là một nhu cầu hiểu biết chính đáng, vì tuy chế độ VNCH không còn nữa, song sự tồn tại của nó ở phân nửa đất nước trong một thời gian dài cũng có những vấn đề cần được biết để bổ sung vào ký ức chung của xã hội Việt Nam thế kỷ XX.

Trong bài viết này, tác giả cố vận dụng những gì còn sót lại trong bộ nhớ còn hạn hẹp của một người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, với chút hi vọng cung cấp cho các bạn một tối thiểu hiểu biết về một số sự việc đã xảy ra dưới vĩ tuyến 17 từ năm 1954 đến ngày chế độ chính trị ở đó không còn nữa.

Vì những gì được viết ra dưới đây xuất phát hoàn toàn từ ký ức cá nhân nên những thiếu sót hoặc sai sót về tiểu tiết là điều không thể tránh khỏi, mong các bạn thể tình và tìm hiểu bổ sung ở các nguồn tư liệu khác.

Chủ Đề