Ai là người chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng cải cách tôn giáo của lu-thơ và sáng lập ra đạo tin lành

Mục lục

Tuổi trẻSửa đổi

Martin Luther sinh ngày 10 tháng 11 năm 1483 tại Eisleben, Đế quốc La Mã Thần thánh [nay thuộc lãnh thổ nước Đức], con của Hans và Margaretha Luther.[10] Cậu bé chịu rửa tội vào ngày lễ thánh Martin nên được đặt tên theo vị thánh này. Cha của Martin sở hữu một mỏ đồng gần Mansfeld. Xuất thân nông dân, Hans quyết tâm biến con trai của mình thành một công chức và gởi chàng Martin trẻ tuổi đến học tại các trường ở Mansfeld, Magdeburg và Eisenach.[11] Năm 1501, vào tuổi 17, Martin Luther đến học tại Đại học Erfurt, nhận văn bằng cử nhân vào năm 1502, và học vị thạc sĩ năm 1505.[12] Chiều theo ước muốn của cha, Martin theo học luật cũng tại Đại học Erfurt.[12] Song, do khao khát tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, Luther bị thu hút bởi thần học và triết học, đặc biệt thích Aristotle, William xứ Ockham, và Gabriel Biel.[12] Cậu cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm từ hai trợ giáo, Bartholomäus Arnoldi von Usingen và Jodocus Trufetter, từ họ Luther học biết cách tra vấn mọi điều, ngay cả những nhà tư tưởng vĩ đại nhất,[12] và kiểm tra mọi sự qua kinh nghiệm của chính mình.[13]

Nhưng mọi sự đã thay đổi khi Martin Luther bị mắc kẹt trong một cơn giông bão với sấm sét dữ dội vào mùa hè năm 1505. Trong kinh hoàng, Martin đã cầu Thánh Anna giải cứu và hứa nguyện trở thành tu sĩ.

Luther bỏ trường luật, bán hết sách vở, ngày 17 tháng 7 năm 1505, vào dòng tu kín Augustine tại Erfurt.[14] Hans Luther rất tức giận vì hành động này của con trai.[15]

Tìm kiếm Hoà giải với Thiên ChúaSửa đổi

Luther khi là tu sĩ dòng Augustine

Martin Luther hết lòng hiến mình cho cuộc đời khổ hạnh tại tu viện, tận tụy với mọi việc lành hầu làm vui lòng Thiên Chúa và phục vụ người khác bằng cách cầu nguyện cho sự cứu rỗi linh hồn của họ. Luther thường xuyên kiêng ăn, tự hành xác, dành nhiều thì giờ để cầu nguyện cũng như đi hành hương và thường xuyên xưng tội. Nhưng nỗ lực càng nhiều Luther càng cảm thấy mình tội lỗi nhiều hơn.[16]

Sau khi trở về từ chuyến hành hương đến Rôma năm 1511, Luther càng chìm sâu trong tuyệt vọng. Ông cảm nhận sâu sắc về tội lỗi và tình trạng bất xứng của mình, nhưng cùng lúc thấy mù mịt vì không tìm ra lối thoát. Lòng sùng tín theo kiểu cách thời Trung Cổ trở thành nỗi niềm cay đắng cho Luther, ông bỏ lễ misa và ngưng đọc kinh. Ông căm giận Thiên Chúa và oán hận ngài.[17] Luther miêu tả giai đoạn này là tràn đầy sự thất vọng tâm linh. Ông nói, "Tôi không chịu đến với Chúa Kitô như là Cứu Chúa và Đấng An ủi, nhưng xem ngài như là cai tù và đao phủ của linh hồn tôi."[18]

Cha bề trên của Martin Luther, Johann von Staupitz, tin rằng chàng tu sĩ trẻ tuổi cần được giải thoát khỏi trạng thái trầm tư u uất, ra lệnh cho Martin tập chú vào nghiên cứu học thuật.

Năm 1507, ông được thụ phong linh mục. Năm 1508, ông bắt đầu học thần học tại Đại học Wittenberg.[19] Ông nhận bằng cử nhân về nghiên cứu Kinh Thánh năm 1508 và cử nhân tu từ học [môn học bắt buộc cho ngành thần học vào thời Trung Cổ] vào năm 1509.[20] Đại học Wittenberg cấp bằng tiến sĩ thần học cho ông năm 1512.[21] Ông cũng được phong chức giáo sư dạy về Kinh Thánh [Lectura in Biblia] và đã giữ ghế này suốt cuộc đời mình.

Khám phá Ân sủng của Thiên ChúaSửa đổi

Những yêu cầu trong thời gian học tập cũng như khi chuẩn bị giáo trình giảng dạy sau này đã dẫn Martin Luther vào việc nghiên cứu Kinh Thánh cách chuyên sâu. Chịu ảnh hưởng học thuyết nhân văn [humanism] phải đi đến tận gốc rễ của vấn đề đang nghiên cứu, ông đắm mình trong lời dạy của Kinh Thánh và các giáo phụ.

Tôn giáo không phải là "kiến thức thần học", mà là sự thông tuệ sản sinh từ trải nghiệm cá nhân.

Martin Luther[22]

Martin Luther thuật lại rằng bước đột phá sâu sắc đến với ông vào năm 1513, lúc đang giảng dạy sách Thi thiên [Thánh vịnh]. Khi đang chuẩn bị bài giảng cho học kỳ sắp tới, ông bắt gặp câu này trong Thi thiên 31: 1, "Xin hãy lấy sự công chính Ngài mà giải cứu tôi". Đây là một câu Kinh Thánh quen thuộc, nhưng vào thời điểm ấy nó đến với Luther như một vết dao cắt. Ông cảm thấy sự công chính của Thiên Chúa thật đáng kinh khiếp: luôn nhắc nhở ông về tội lỗi của mình, khiến ông nghĩ về Chúa như một đấng khắc nghiệt, chực chờ đoán phạt con người dựa trên một sự công chính mà con người không bao giờ với tới. Luther quay sang những luận giải của Phao-lô chép trong thư La Mã 3: 23-24[23] để thấy mình bị cuốn sâu hơn vào tình trạng căng thẳng và tuyệt vọng. Đức tin đặt vào Chúa Cơ Đốc càng nâng cao những chuẩn mực đạo đức của Thiên Chúa, theo cách hiểu của Luther vào lúc ấy, là đấng sẵn sàng ra tay trừng phạt con người đang đắm chìm trong tội lỗi.

Trong nhiều ngày, Luther cố tra xem, tìm kiếm từ những câu chữ của Phao-lô hầu có thể tìm thấy ý nghĩa chân xác của kinh văn, cho đến khi ánh sáng soi rọi tâm trí ông để nhận ra rằng sự công chính của Thiên Chúa không phải là động lực thúc đẩy ngài trừng phạt tội nhân, nhưng là sự công chính dẫn đến sự tha thứ tội lỗi, bởi đó chúng ta được xưng công chính trước mặt Thiên Chúa, nhờ ơn thương xót của ngài thể hiện qua sự cứu chuộc trong Chúa Giê-xu. Chỉ bởi đức tin mà chúng ta được xưng công chính. Sự xưng công chính ấy là sự ban cho từ Thiên Chúa, không phải bởi công đức của chúng ta.[24]

Ông nhận ra rằng mệnh đề "sự công chính của Thiên Chúa" trong La Mã 1: 17[25] không có nghĩa là sự công chính chủ động, theo đó con người được xưng công chính bởi Thiên Chúa dựa trên công đức của chính họ, nhưng là sự công chính thụ động, theo đó con người nhận lãnh sự công chính từ Thiên Chúa qua công đức trọn vẹn, sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Chỉ bởi sự công chính này mà con người mới được Thiên Chúa chấp nhận. Những thuật ngữ như sám hối và công chính chỉ nên được hiểu theo nghĩa ấy. Càng nghiên cứu Kinh Thánh, Martin Luther càng tin rằng giáo hội đã đánh mất khả năng nhận biết những chân lý căn cốt này. Và đối với Luther, quan trọng hơn hết thảy là giáo thuyết được xưng công chính chỉ bởi đức tin.[26] Ông viết,

Vầng đá nền vững chãi này mà chúng ta gọi là giáo lý xưng công chính, là trọng tâm của toàn bộ nền thần học Cơ Đốc mà mỗi người yêu kính Thiên Chúa cần phải thấu suốt.[26]

Luther hiểu rằng sự xưng công chính hoàn toàn là công việc của Thiên Chúa. Trái với giáo huấn thời đó dạy rằng hành vi công chính của người tín hữu là những hành động cùng thực thi với sự hợp tác của Thiên Chúa, Luther viết rằng người tín hữu nhận lãnh sự công chính như một sự ban cho, không phải tự mình hoàn thiện; sự công chính không chỉ đến từ Chúa Cơ Đốc, nhưng đó chính là sự công chính của ngài, và ngài dành cho chúng ta khi chúng ta lấy đức tin để nhận lãnh.[27] "Đó là lý do tại sao chỉ có đức tin mới có thể khiến chúng ta trở nên công chính và làm trọn luật pháp", Luther viết. "Đức tin khiến chúng ta nhận lãnh Chúa Thánh Linh qua công đức của Chúa Cơ Đốc."[28] Đức tin, theo Luther, là món quà đến từ Thiên Chúa. Ông luận giải về sự xưng công chính:

Trước tiên và quan trọng hơn hết: Chúa Giê-xu, Thiên Chúa và Chúa của chúng ta, đã chết vì tội lỗi chúng ta, đã sống lại để chúng ta được xưng công chính [La Mã 3: 24, 25[29]]. Chỉ mình Ngài là Chiên con của Thiên Chúa, là đấng cất bỏ tội lỗi của thế gian [Phúc âm John 1:29[30]], và Thiên Chúa đặt trên Ngài mọi sự vi phạm của chúng ta [Isaiah 53:6[31]]. Chúng ta đều đã phạm tội, và được xưng công chính, không phải bởi công đức và việc làm của mình, bèn là bởi ân điển của Chúa, qua sự cứu chuộc trong Chúa Giê-xu, trong huyết Ngài [La Mã 3: 23-25[32]]. Đây là điều cần thiết cho đức tin. Không thể đạt được điều này qua việc làm hay công đức. Như vậy, thật rõ ràng và chắc chắn rằng chúng ta được xưng công chính chỉ bởi đức tin…. Chúng ta không được xem nhẹ hay chối bỏ những tín lý này, ngay cả khi trời, đất và mọi sự đều qua đi.[33][34]

Với niềm vui tìm ra chân lý, Martin Luther khởi sự giảng dạy niềm xác tín rằng cứu rỗi là sự ban cho bởi ân điển của Thiên Chúa, được nhận lãnh bởi đức tin và lòng tin cậy vào lời hứa của Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, dựa trên sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá.

Nguồn gốc ra đời của đạo tin lành

Đạo tin lành cùng với Công giáo vốn là hai nhánh nhỏ của đạo Kitô giáo. Đây là một trongcác tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị [tiếng Hy Lạp: hypostasis] gọi làBa Ngôi.

Tuy nhiên trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Thế kỷ XVI là mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Máctin Luthơ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản. Phản kháng lại những quy định khắc nghiệt của của Công giáo.

Bạn có biết Kol là gì? tìm hiểu chi tiết về Kol

Ông thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những nghi lễ phiền toái, cải cách lại ngày phục sinh của chúa, chủ trương cho phép các mục sư lấy vợ… Những tư tưởng cải cách này đã dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Toà thánh Vaticăng. Và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành.

Về nội dung cơ bản của đạo Tin lành vẫn giữ nguyên như Công giáo. Nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi. Từ đó ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân.

Tin Lànhđược truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam.

Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh.

Đề bài

Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của Lu - thơ và Can - vanh.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 9 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Tư tưởng củaLu - thơ làlên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

- Can-vanh:Chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu- thơ, hình thành một giáo phái mới gọi là đạo Tin lành.

=>Nội dung tư tưởng của cải cách Lu – thơ và Can – vanh chính là đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki – tô nguyên thủy. Đồng thời ông cũng lên án phê phán những hành vi tham lam của giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của giáo hội.

Loigiaihay.com

  • Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?

    Giải bài tập 1 trang 10 SGK Lịch sử 7

  • Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ ?

    Giải bài tập 2 trang 10 SGK Lịch sử 7

  • Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 10 SGK Lịch sử 7

  • Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 9 SGK Lịch sử 7

  • Vì sao giai cấp tư sản đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 9 SGK Lịch sử 7

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn

    Tóm tắt mục 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy

  • Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?

    - Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt

Video liên quan

Chủ Đề