Andersen là ai

Hans Christian Andersen [1805–1875] là nhà văn danh tiếng nhất của nước Đan Mạch. Các truyện của ông được phổ biến rộng rãi trong nền văn chương thế giới bởi vì các tác phẩm này đã làm cho giới độc giả trẻ tuổi tin tưởng và say mê qua nhiều thế hệ. Andersen sinh ra đời tại Odense, Đan Mạch, là con trai của một người thợ đóng giầy nghèo khó, qua đời lúc cậu mới 11 tuổi. Vào thuở thiếu thời, cậu bé này đã phải sống trong khu nhà tồi tàn, phải tranh đấu để vươn lên trong một xã hội có nhiều giai cấp gò bó. Sau khi theo học tại một ngôi trường dành cho các trẻ em nghèo, Andersen rời bỏ Odense vào tuổi 14 để theo nghề nghệ sĩ tại thủ đô Copenhagen. Mặc dù cố gắng kiếm ăn bằng các công việc như kịch sĩ, ca sĩ, diễn viên múa, Andersen vẫn nằm trong cảnh túng thiếu. Tại Copenhagen, Andersen được ông Jonas Collin, một trong các giám đốc của Rạp Hát Hoàng Gia giúp đỡ và ông này trở thành người bạn thâm niên.Nhờ ông Jonas Collin, Andersen nhận được một học bổng để theo đại học Copenhagen vào năm 1828. Năm sau, Andersen viết ra vở kịch đầu tiên, có tên là “Tình Yêu trong Tháp của Nhà Thờ Thánh Nicolai” [Love in St. Nicolai Church Tower]. Andersen cũng viết các tiểu thuyết và các vở kịch nhưng các sáng tác này ít khi được đọc bên ngoài miền đất Scandinavia. Cuốn tiểu thuyết danh tiếng nhất của ông là “Ứng Tác” [Improvisation, 1835].Vào năm 1835, Hans Christian Andersen cho xuất bản tập truyện thần tiên đầu tiên và ông tiếp tục viết tới tập thứ 156 trước khi qua đời. Tập thứ nhất gồm các câu chuyện như “Chiếc Hộp dễ cháy” [The Tinder Box], “Claus nhỏ và Claus lớn” [Little Claus and Big Claus], “Nàng Công Chúa và Hạt Đậu” [The Princess and the Pea], “Các Bông Hoa của Bé Ida” [Little Ida’s Flowers]... Các truyện của Andersen trở nên phổ biến vào đầu thập niên 1840.Các tác phẩm của Hans Christian Andersen đã mở ra một đường hướng mới về nội dung và thể văn bởi vì ông là một nhà cải cách thực sự trong phương pháp kể chuyện. Các câu chuyện của ông hấp dẫn trẻ em lẫn người lớn do tác giả đã đưa vào trong truyện các cảm xúc và ý tưởng ngoài tầm hiểu biết tức thời của trẻ em, trong khi những yếu tố này vẫn còn nằm trong tầm nhìn của lớp thiếu niên. Andersen đã khéo léo phối hợp khả năng kể chuyện tự nhiên và trí tưởng tượng dồi dào, đã dùng các đặc tính phổ thông trong các truyền thuyết nhân gian để sáng tạo ra những câu chuyện liên quan tới nhiều nền văn hóa.Do là một nhà văn danh tiếng, Hans Christian Andersen đã quen với nhiều nhân vật trong hoàng gia Đan Mạch, thân với các nghệ sĩ lừng danh như nhà soạn nhạc Franz Liszt [1811-1886], nhà thơ Heinrich Heine [1797-1856], các tiểu thuyết gia như Victor Hugo [1802-1885] và Charles Dickens [1812-1870]. Ông Andersen cũng từng du lịch khắp châu Âu và viết ra nhiều cuốn sách liên quan đến các kinh nghiệm của ông, trong số này đáng kể nhất là cuốn “Tạp Ghi của Nhà Thơ” [A Poet’s Bazaar, 1842] và “Tại Thụy Điển” [In Sweden, 1851]. Một cuốn sách tự thuật khác của ông là cuốn “Chuyện Thần Tiên của Đời Tôi” [The Fairy Tale of My Life, 1855].Hans Christian Andersen là một nhân vật thành công và danh tiếng do các tác phẩm nhưng ông không lập gia đình. Ông đã từng yêu ba phụ nữ trong đó có nữ ca sĩ người Thụy Điển Jenny Lind và cô ái nữ của ông Jonas Collin, nhưng không người đẹp nào đáp lại tình yêu của ông.Loại truyện trẻ em của ông bao gồm những chuyện thần tiên, chuyện nhân gian, thường hàm chứa các đức tính tốt, các sự việc cao đẹp, mô tả các đời sống đơn giản hơn thông thường, với các điều lành và điều dữ dễ dàng nhận rõ. Loại truyện này cũng liên quan tới các con vật biết nói, với phần kết có những người tốt, người thiện được tưởng thưởng và các kẻ xấu, kẻ gian bị trừng phạt. Trong cốt truyện cũng kể tới các cuộc đi xa, các biến động, nhiều vấn đề rắc rối... nhưng cuối cùng, đời sống tiếp tục tươi sáng với tương lai nhiều hứa hẹn.

Có nhiều truyện trẻ em danh tiếng được nhiều người biết tới, chẳng hạn như chuyện Bạch Tuyết, Cô Bé Lọ Lem, Nàng Công Chúa Ngủ Trong Rừng... Các nhà văn viết truyện trẻ em lừng danh như Charles Perrault người Pháp, anh em Grimm người Đức, đã tạo nên những câu chuyện rất phổ thông, gây ảnh hưởng tới nền văn chương của phương Tây. Một bậc thầy khác về nghệ thuật viết truyện thần tiên hay truyện trẻ em là nhà văn Hans Christian Andersen. Các truyện của Andersen có nguồn gốc từ các truyền thuyết nhân gian, lại hàm chứa bên trong thể văn cá nhân và các yếu tố tự thuật hay tính châm biếm xã hội đương thời.

Nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen nổi tiếng trên toàn thế giới vì những câu chuyện thiếu nhi được bao thế hệ độc giả yêu thích như “Vịt con xấu xí”, “Cô bé bán diêm”, “Công chúa và hạt đậu”, “Chú lính chì dũng cảm”… Tuy nhiên, ít người biết rằng, cha đẻ của những câu chuyện đó có một cuộc đời kì lạ, và phải chịu nhiều nỗi đau. Các nhà nghiên cứu về Andersen sau này cho rằng, ông đã biến chính những nỗi đau đó thành chất liệu để sáng tác nên những câu chuyện tuyệt vời. Dưới đây là 5 sự thật kì lạ ít người biết về nhà văn thiếu nhi nổi tiếng này.

1. Một số câu chuyện cổ tích của Hans Christian Andersen xuất phát từ đời thực

Theo các nhà nghiên cứu về Andersen, câu chuyện “Vịt con xấu xí” bắt nguồn từ chính cảm giác của ông.

Khi còn nhỏ, Andersen thường bị bạn bè trêu chọc vì ngoại hình và giọng nói the thé của mình. Điều đó khiến nhà văn cảm thấy bị cô lập, và sau đó đã viết câu chuyện về một cậu bé tên là Hans, người thường xuyên bị đem ra làm trò cười.

Giống như vịt con xấu xí, Andersen sau này đã trở thành “thiên nga” khi đến tuổi trưởng thành: ông trở thành một nhà văn nổi tiếng thế giới, kết bạn với những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Andersen từng thừa nhận, câu chuyện “Vịt con xấu xí” là sự phản ánh cuộc sống của chính ông.

Cũng có bằng chứng cho rằng, Andersen thường đặt các nhân vật của mình vào tình huống tuyệt vọng để phản ánh những tổn thương tâm lý của chính ông, chẳng hạn như việc lớn lên trong cảnh nghèo khó, cha mất sớm và mới 11 tuổi đã phải làm việc trong một nhà máy để đỡ đần mẹ.

2. Phiên bản gốc truyện “nàng tiên cá” của Andersen buồn hơn rất nhiều so với phiên bản phim hoạt hình Disney

Câu chuyện “Nàng tiên cá” ra đời năm 1837 của Andersen u ám hơn nhiều so với bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em của Disney sau này.

Câu chuyện gốc "Nàng tiên cá" u ám hơn rất nhiều so với phiên bản hoạt hình của Disney.

Trong bản gốc, cái giá để nàng tiên cá có được hình dạng con người là phải cắt lưỡi và sống trong đau khổ. Mục tiêu của nàng tiên cá - ngoài tình yêu - là có một linh hồn bất tử, với điều kiện hoàng tử yêu và đồng ý kết hôn với cô. Sau đó, khi hoàng tử kết hôn với người khác, nàng tiên cá đành chấp nhận số phận, ném mình xuống đại dương và tan biến thành bọt biển. Nàng được chào đón bởi các linh hồn, họ nói rằng sẽ giúp nàng lên thiên đường nếu làm việc tốt trong 300 năm. Đó là yếu tố tươi sáng duy nhất của câu chuyện gốc.

3. Andersen có rất nhiều nỗi ám ảnh

Andersen có rất nhiều nỗi ám ảnh. Ông sợ chó. Ông không ăn thịt lợn vì lo sẽ bị nhiễm một loại ký sinh trùng trên loài vật này. Ngoài ra, khi đi du lịch ông thường mang theo một sợi dây thừng để phòng khi cần thoát thân khỏi đám cháy. Ông thậm chí còn lo sợ mình sẽ bị tuyên bố đã chết khi đang ngủ và bị chôn sống. Vì vậy mỗi đêm trước khi đi ngủ, ông viết một tờ giấy để trên bụng mình ghi rằng “Tôi chỉ trông như có vẻ đã chết thôi chứ thực ra tôi còn sống đấy”.

4. Andersen sống độc thân cả đời

Andersen luôn gặp rắc rối với những mối quan hệ tình yêu và không bao giờ có cái kết cổ tích cho riêng mình.

Trong suốt cuộc đời, ông từng yêu một số phụ nữ nhưng tình cảm của Andersen đều không được đáp lại. Nhà văn chuyên viết tiểu sử Bente Kjoel tin rằng, Andersen chưa từng quan hệ tình dục trong đời. Năm 61 tuổi, lần đầu tiên Andersen đến một nhà thổ ở Paris và trả tiền chỉ để xem một cô gái thoát y mà không làm bất cứ điều gì.

Bức tượng Andersen ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch.

5. Andersen được xem là “báu vật quốc gia” ở Đan Mạch

Chính phủ Đan Mạch công nhận Andersen là “báu vật quốc gia” khi ông gần 70 tuổi, đó cũng là thời điểm ông bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh ung thư gan sau này cướp đi mạng sống của ông. Chính phủ trả cho ông một khoản tiền trợ cấp và trong dịp sinh nhật lần thứ 70 đã xây dựng một bức tượng Andersen đặt trong khu vườn Hoàng Gia ở Copenhagen.

Ngày nay, bạn có thể bắt gặp các di sản về Andersen ở nhiều địa điểm tại thủ đô Copenhagen, chẳng hạn như bức tượng bán thân thứ 2 đặt tại con phố mang tên ông, hay tác phẩm điêu khắc Nàng tiên cá ở Bến tàu Langelinje. Du khách cũng có thể đến thăm ngôi nhà thời thơ ấu của ông ở thành phố Odense, tại đó còn có một bảo tàng trưng bày các tác phẩm của ông./.

1. Tiểu sử

- An-đéc-xen [1805 – 1875] là nhà văn Đan Mạch.

- Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

- Đời sống tình duyên gặp nhiều trắc trở và đau khổ khi không được đáp trả tình cảm. Nhiều ý kiến cho rằng ông là người đồng tính luyến ái.

2. Sự nghiệp văn học

- Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX, là danh nhân văn hóa thế giới.

- Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.

a. Tác phẩm chính: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu…

b. Phong cách sáng tác

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.

Sơ đồ tư duy về nhà văn An-đéc-xen:

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề