Anh chỉ rút ra được bài học gì từ bài thơ của Nguyễn Khuyến

Bạn đang làm bài văn với đề tài Anh chị rút ra được bài học gì từ bài thơ của Nguyễn Khuyến, bài viết này là dành cho bạn. Tri thức là một tài sản quý giá và không thể thiếu đối với bất kỳ ai muốn thành công trong cuộc sống. Mình sẽ chia sẻ cho bạn một số gợi ý và bài văn mẫu hay nhất

Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến bàn về “danh” và “thực” trong học tập của học sinh hiện nay. 

  1. Bài học về “danh” và “thực” rút ra từ bài thơ

– Tam nguyên Yên Đổ muốn nói đến những kẻ bể ngoài mang danh của người có học thức cao nhất nhưng thực chất bên trong lại không tương xứng với cái nhãn mà mình đang mang.

– Sự mâu thuẫn giữa “danh” và “thực”.

  1. Bàn luận về “danh” và “thực” trong học tập của học sinh hiện nay

. – Thế nào là “danh” và “thực”? Mối quan hệ giữa “danh” và “thực”? Biểu hiện của thói háo danh của học sinh ngày nay:

  •  Bệnh ưa thành tích.
  •  Bệnh gian lận. 

– Hậu quả:

  •  Quá đề cao “danh”, coi thường thực chất, thực lực nên nhiều bạn đang biến mình thành những ông “tiến sĩ giấy” đáng thương như trong bài thơ của Nguyễn Khuyến.

– Biện pháp khắc phục:

  •  Để chấm dứt tình trạng này, hơn cả vẫn là ý thức, nhận thức của học sinh,
  •  Cách tốt nhất để không bị loại bỏ chính là nỗ lực học tập thật tốt, bằng lòng với những gì mình đạt được.

 Bài làm văn mẫu

Khao khát công danh là giấc mộng của muôn đời sĩ tử. Để giấc mộng đó trở thành hiện thực, rất nhiều học trò đã luôn cố gắng, nỗ lực học tập hết mình nhưng cũng có không ít kẻ bằng dùng mọi thủ đoạn để có được hư danh Tiến sĩ giấy:

Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

 Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh thế mới hời

Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi.

Viết bài thơ này, trước hết Nguyễn Khuyến muốn vịnh về một thứ đồ chơi dân gian của con trẻ trong dịp tết Trung thu thời xưa. Nhưng ngắm “ông” tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ thấy có điều gì đó thật bất thường. Nhân vật này cũng có đủ cờ, biển, cân, đai, lọng xanh, ghế chéo đích thị là một tiến sĩ oai phong mới được ghi danh đỗ đầu trên bảng rồng. Bề ngoài giống hệt như tiến sĩ thật nhưng thực chất bên trong lại rỗng tuếch chẳng có gì. Cái chất liệu làm nên con người “ông” chỉ là từ mấy mảnh giấy và một ít son diêm dúa. Ông nghè tháng Tám có diện mạo bề ngoài giống hệt như tất cả các ông tiến sĩ thật nhưng cái thực học chỉ nhẹ tênh như mảnh giấy, vết son và hoá ra, đó chỉ là một thứ “đồ chơi” – con rối chịu để kẻ khác giật dây mà thôi. Mượn hình ảnh của ông tiến sĩ giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời, Nguyễn Khuyến đã vạch trần bộ mặt giả dối của đối tượng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bể ngoài lộng lẫy, hào nhoáng được che giấu hết sức tỉnh vi và cái thực chất bên trong sáo rỗng, đáng thương hại của nhân vật.

Điều đáng nói là tiến sĩ giấy không chỉ có ý nghĩa nhất thời, chỉ diễn ra trong thời đại của Tam nguyên Yên Đổ mà còn là hình tượng nghệ thuật mang giá trị phổ biến, chỉ những kẻ bề ngoài mang danh của người có học thức cao nhất nhưng thực chất bên trong lại không tương xứng với cái nhãn mà mình đang mang, nói một cách ngắn gọn, đó là sự mâu thuẫn giữa “danh” và “thực”. 

Trong tương quan đối lập, có thể hiểu “danh” là cái bề ngoài, cái hình thức còn “thực” là nội dung thực chất bên trong. Thực tế có những người hữu danh hữu thực, tức là có cả danh và thực, cả tiếng tăm và thực chất, cũng có những người hữu thực vô danh, có thực lực, thực chất nhưng chưa có danh phận, danh tiếng; có cả loại người hữu danh vô thực, “có tiếng nhưng không có miếng”. Nhân cách thứ ba là một thói xấu bấy lâu nay vẫn tồn tại trong đời sống con người. Đáng tiếc là ngày nay, thói xấu đấy đã len lỏi cả trong học đường, trở thành một tệ nạn đáng phê phán: háo danh.

Thói háo danh của học sinh ngày nay biểu hiện ở hai căn bệnh trầm kha đang diễn biến hết sức phức tạp: bệnh ưa thành tích và bệnh gian lận.Chính vì ưa thành tích [danh tiếng] mà nhiều học sinh đã không thể dũng cảm đối diện với thực lực, thực tài học tập của mình. Các bạn không dám thừa nhận rằng mình kém cỏi, chưa đủ học tài, học hạnh. Thế nên trong đầu các bạn mới nảy sinh câu hỏi: “Làm thế nào để phủ nhận điều đó?”. Và thế là không ít người, chỉ vì ham hố thành tích đã thực hiện hành vi gian lận quay cóp trong giờ kiểm tra để đạt được kết quả cao hơn khả năng của mình. Trót lọt, thành công, điểm số của các bài kiểm tra quả rất cao, các bạn nhận được lời khen từ phía thầy cô, cha mẹ, các bạn có thể ngẩng đầu kiêu hãnh với bạn bè nhưng đó là niễm kiêu hãnh giả tạo, đáng coi thường. Vì nhiều lí do, tình trạng gian lận trong thi cử vẫn diễn ra thường xuyên phổ biến trong một bộ phận không nhỏ  học sinh hiện nay. Hiện tượng này phản ánh sự sa sút trong ý thức học tập, đồng thời thể hiện cái nhìn lệch lạc của các bạn đối với vấn đề “danh” và “thực”. Chính vì quá để cao “danh”, coi thường thực chất, thực lực nên nhiều bạn đang biến mình thành những ông “tiến sĩ giấy” đáng thương như trong bài thơ của Nguyễn Khuyến.

Để tình trạng này chấm dứt, cần nhiều yếu tố tác động nhưng tôi nghĩ rằng quan trọng hơn cả vẫn là ý thức, nhận thức của học sinh chúng ta. Trong thời đại xã hội mà nền kinh tế tri thức lên ngôi như hiện nay, nếu không có năng lực thực sự, chúng ta sẽ bị đào thải. Và cách tốt nhất để mình không bị loại bỏ chính là nỗ lực học tập thật tốt, bằng lòng với những gì mình đạt được.

Đừng biến mình thành những ông nghè tháng Tám thời nay, bạn nhé

 

Câu hỏi: Bài học rút ra từ bài thơ “Từ ấy” là gì?

Trả lời:

Bài thơ gợi lên trong chúng ta nhiều bài học đáng suy ngẫm về lí tưởng sống, về mục đích sống và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân.

  • Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng trong bài thơ “Từ ấy” ?

  • Trong bài “Từ ấy”, khi thấy được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

  • Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao trong bài “Từ ấy” ?

  • Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật được dùng trong bài thơ “Từ ấy”.

  • Bài thơ “Từ ấy” giúp anh chị nhận thức gì về lí tưởng sống của bản thân?

  • Vì sao bài thơ “Từ ấy” có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả?

  • Bài học rút ra từ bài thơ “Từ ấy” là gì?

  • Bài thơ “Từ ấy” ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • Trong bài thơ “Từ ấy”, khổ thơ nào em cho là đặc sắc nhất? Nêu cảm nghĩ của bản thân về khổ thơ ấy.

  • Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." [Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987]

  • Mạch vận động của tâm trạng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ “Từ ấy” diễn ra như thế nào?

  • Trình bày ý nghĩa nhan đề bài thơ “Từ ấy”.

  • Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Mặt trời chân lí chói qua tim” trong bài thơ “Từ ấy” đối với người chiến sĩ và nhà thơ Tố Hữu.

  • Trong bài thơ “Từ ấy”, ánh sáng của lí tưởng cộng sản đã giúp Tố Hữu giác ngộ được điều gì mới mẻ? Vì sao có sự giác ngộ ấy?

  • Anh [chị] có nhận xét gì khi tác giả sử dụng các từ “là con”, “là em”, “là anh” trong khổ thứ ba của bài thơ “Từ ấy”? Ý nghĩa của việc sử dụng các từ ấy ?

  • Nhận xét và phân tích đặc điểm của giọng thơ và nhịp thơ trong bài “Từ ấy”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ Đề