Bài tập - bài 1,2 mục i trang 51 vở bài tập sinh học 9

Khi các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường [số lượng NST là n] của cơ thể mẹ [hoặc bố] sẽ tạo thành hợp tử có số lượng NST trong bộ NST lần lượt là [2n+1] và [2n-1], từ đó phát triển thành các thể dị bội [2n+1] và [2n-1] NST.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài tập 1
  • Bài tập 2

Bài tập 1

Quan sát hình 23.1 SGK và cho biết: quả của 12 kiểu cây dị bội [2n+1] khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả ở cây lưỡng bội bình thường như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Sai khác của 12 kiểu cây dị bội so với cây lưỡng bội:

+ Về kích thước: so với quả ở cây lưỡng bội, các quả ở cây dị bội II, III, VI, IX có kích thước lớn hơn, các quả ở cây dị bội IV, V, VII, VIII, X, XI, XII có kích thước nhỏ hơn.

+ Về hình dạng: so với quả ở cây lưỡng bội, hình dạng quả ở cây dị bội II, III, V, IX, X thiên về dạng tròn hơn, quả ở cây dị bội IV, VI, VII, VIII, XI, XII, XIII thiên về dạng bầu dục hơn.

+ Quả của cây ở 12 dạng dị bội khác biệt nhau hoàn toàn về kích thước và hình dạng

Bài tập 2

Quan sát hình 23.2 SGK và giải thích sự hình thành các thể dị bội có [2n+1] và [2n 1] NST.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình phát sinh giao tử, một cặp NST ở cơ thể bố [hoặc mẹ] không phân li trong giảm phân, hình thành nên 1 giao tử có thừa 1 NST là [n+1] và 1 giao tử thiếu 1 NST là [n-1].

Khi các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường [số lượng NST là n] của cơ thể mẹ [hoặc bố] sẽ tạo thành hợp tử có số lượng NST trong bộ NST lần lượt là [2n+1] và [2n-1], từ đó phát triển thành các thể dị bội [2n+1] và [2n-1] NST.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề