Bài tập kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ THU – CHITình huống 1:Kiểm toán hoạt động thu chi của khách hàng A, KTV phát hiện:1. Tiền thu được của khách hàng nhưng không nộp ngay vào quỹ hoặc gửi vào ngânhàng.2. Tình hình thu nợ có vấn đề, tỷ lệ nợ phải thu quá hạn tăng cao bất thường.3. Tiền mặt tồn quỹ quá nhiều, gấp 6 lần chi tiêu của tháng tiếp theo.Yêu cầu:a. Trình bày các kỹ thuật kiểm toán mà KTV thực hiện để thu được kết quả trên?b. Đề xuất các biện pháp khắc phục và cải tiến tình hình.ĐÁP ÁNTrường hợp 1: Tiền thu được của khách hàng nhưng không nộp ngay vào quỹ hoặcgửi vào ngân hàng.Các kỹ thuật kiểm toán mà KTV thực hiện để thu được kết quả trên là: Kiểm tra số tiền thu được cuối mỗi ngày so với hóa đơn bán hàng. Kiểm tra hóa đơ bán hàng, hằng ngày. Kiểm tra số lượng hàng xuất trong ngày số lượng bao nhiêu, mặt hàng gì. Xác định ai là người thu tiền bán hàng.Giải pháp: Khuyến khích khách hàng khi mua hàng phải lấy hóa đơn, chứng từ. Qui định nhân viên bán hàng phải lập hóa đơn cho khách hàng, quy định rõ vềsố lượng phẩm chất quy cách hàng hóa. Kiểm tra số tiền cuối mỗi ngày. Phân công phân nhiệm giưa người thu tiền bán hàng. Đối chiếu sổ sách với số tiền thực tế nhận tiền với mỗi ngày hay mõi tháng.Trường hợp 2: Tình hình thu nợ có vấn đề, tỷ lệ nợ phải thu quá hạn tăng cao bấtthường.Các kỹ thuật kiểm toán mà KTV thực hiện để thu được kết quả trên là: Tính số vòng quay, số ngày thu tiền, của kỳ này so với kỳ trước. Xem xét sổ sách nợ thu quá hạn, nợ khó đòi, có được quan tâm đến việc điđòi nợ hay không. Phỏng vấn kế toán nợ phải thu về vấn đề, tình hình nợ của công ty.Giải pháp: Đưa ra chính sách bán chịu, đối với khàng của công ty, giảm thời gian bánchịu và đưa ra chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán được hưởngchiết khấu thanh toán. Xem xét nên bán chịu cho những khách hàng uy tín nếu có yêu cầu mua nợ. Thay đổi nhân viên bán hàng và tìm hiểu nguyên nhân khi có.Trường hợp 3: Tiền mặt tồn quỹ quá nhiều, gấp 6 lần chi tiêu của tháng tiếp theo.Các kỹ thuật kiểm toán mà KTV thực hiện để thu được kết quả trên là: Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ của tháng này. Kiểm tra sổ sách với số tiền thực cóGiải pháp Công ty nên đem tiền đi đầu tư. Phải có kế hoạch chi tiêu từng tháng. Nên gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, và an toàn trong bảo quản và vậnchuyển.Tình huống 2:Tình hình thu chi tại DN A như sau:1. Bộ phận văn phòng gửi về phòng kế toán tờ trình xin thanh toán khoản chi 10 triệutiền bồi thường cho các đại biểu dự hội nghị, kế toán đã lập phiếu chi có chữ ký xác nhậncủa mình và của người nhận tiền, đồng thời phản ánh vào sổ sách kế toán.2. Kế toán lập phiếu chi vào ngày 20/n/201X trả tiền cho Công ty A vào ngày 15/nvới số tiền 20 triệu [biên bản thanh lý ngày 15/n ghi rõ Công ty A đã nhận đủ tiền].3. Ngày 25/n/201X bộ phận bán hàng gửi hoá đơn bán hàng 100 triệu đồng về phòngkế toán, kế toán đã hạch toán vào khoản mục doanh thu và khoản thu tiền từ khách hàng.Đến ngày 27/n bộ phận bán hàng mới chuyển số tiền 100 triệu về phòng kế toán.4. Thanh toán chi phí tiếp khách của BGĐ qua thẻ Mastercard có kèm theo sao kêcủa ngân hàng.Yêu cầu:1. Hãy chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong vấn đề thu chi của công ty A.2. Hãy liệt kê một số rủi ro thường gặp tron hoạt động thu chi của kế toán về chứng từ,sổ sách và hạch toán.ĐÁP ÁNTình huống 3:Một KTV thực hiện việc kiểm toán hoạt động thu chi tại một doanh nhiệp. KTV đã đưara các tiêu chí cho cuộc kiểm toán bao gồm:1. Tính liên tục của các phiếu thu – chi.2. Tính cập nhật của các thông tin về thu – chi, thanh toán.3. Hiệu năng quản lý qua thực hiện định mức về tiền mặt tồn quỹ [50 triệu].4. Sai sót của các định khoản kế toán và các đề xuất điều chỉnh.5. Tính chính xác của các thông tin về thu – chi và thanh toán cùng đề xuất điềuchỉnh chênh lệch nếu có.6. Mức đầy đủ của các chứng từ gốc về nghiệp vụ phát sinh.7. Xác định mức thu nhập hoặc tổn thất từ hoạt độngt ính theo lãi suất hiện hành là15%.Khi tiến hành kiểm toán KTV đã phát hiện: Kế toán không thường xuyên đối chiếucông nợ với nhà cung cấp dẫn đến thực tế một số khoản thanh toán bị trả thừa tiền vàphải đòi lại. Đồng thời tỷ trọng các khoản thanh toán chậm hơn thời hạn trong tổng giá trịcác khoản phải trả NCC tăng mạnh trong năm.Yêu cầu: Nêu các thủ tục kiểm toán để phát hiện những tồn tại trên và đề xuất giải phápkhắc phục.ĐÁP ÁN Thủ tục kiểm toán Thu thập các giấy tờ liên quan như hóa đơn bán hàng [liên 2] của nhà cung cấp,hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ vận chuyển. Kiểm tra việc phân bổ khoản chi tiêu vào TK có liên quan. Kiểm soát trên sổ cái TK phải trả chi tiết cho nhà cung cấp. Đối chiếu giữa số tiền thực tế đã thanh toán và số tiền phải thanh toán [trong hợpđồng] cho các nhà cung cấp. Tập hợp các tài liệu: các giấy tờ về mua hàng [Hoá đơn mua hàng, giấy báo nhậnhàng, bản danh mục hàng được tập hợp] và kiểm tra sự trùng khớp giữa các chứngtừ này. Kiểm tra các yêu cầu khấu trừ bằng cách kiểm soát các thủ tục, giấy tờ nhằm phânbiệt các yêu cầu đối với các chủ nợ về các khoản phải được khấu trừ trong thanhtoán. Rà soát các khoản thanh toán chậm hơn thời gian dựa trên ngày ghi trong hợpđồng mua hàng giữa 2 bên và ngày thanh toán thực tế trong sổ chi tiết. Giải pháp Xử lý các khoản thanh toán bị trả thừa tiền: Xác định trách nhiệm của kế toán thanh toán với các khoản phải thu và nhữngngười có liên quan. Có biện pháp cụ thể trong trường hợp khoản thu trở nên khó đòi VD: trừ lương kếtoán. Lập kế hoạch cho hoạt động thanh toán: Doanh nghiệp cần phải quản lý về: Thờigian trả nợ, phương án trả nợ tối ưu cho Doanh nghiệp. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của kế toán thanh toán bằng các khóa học ngắn hạn. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của kế toán thanh toán, tăng tính thanh khoản cho tàisản ngắn hạn của doanh nghiệp như thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạnđến ngày đáo hạn nhằm tăng lượng tiền luân chuyển trong doanh nghiệp. Đào tạo nghiệp vụ kế toán, xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên để cập nhậtkịp thời tình hình tài chính các khoản nợ. Xây dựng lại kế hoạch đầu tư quay vòng tiền và tiền tồn quỹ.Tình huống 4:Một chi nhánh bán hàng của công ty bao gồm 1 cửa hàng trưởng và 2 nhân viên. Chinhánh được mở một tài khoản giao dịch tại ngân hàng địa phương. Các khoản tiền thucủa chi nhánh được nộp vào đây. Các séc rút tiền của tài khoản này phải có chữ ký củacửa hàng trưởng, ông này sẽ đối chếu với sổ sách và lưu sổ phụ. Định kỳ, cửa hàngtrưởng sẽ lập một bảng kê khai các khoản chi trong kỳ nộp về công ty. Hãy cho biết điểmyếu kém của KSNB và loại gia lận, sai sót có thể xảy ra, sau đó cho biết thủ tục kiểmtoán nào có thể điều chỉnh những yếu kém này.ĐÁP ÁNKhông ai giám sát Quản lý trưởng. Rủi ro trong việc giao nộp tiền có thể rút hết tiềnbỏ trốn, thất thoát hoặc lợi dụng số tiền đó QLT có thể lấy đem đi gửi lãi suất, gian lận.Công ty cần phân công 1 người giám sát cách làm việc, thái độ, tính trung thực để báocáo lại cho Giám đốc công ty hoặc cuối mỗi ngày Quản lý trưởng cần phải có báo cáo vềhoạt động bán hàng và thu tiền từ việc bán hàng cho Giám đốc công ty2 nhân viên không được giao công việc một cách cụ thể có thể dẫn đến cách xử lýcông việc không hiệu quả, thái độ làm việc không tốt . Cần phân chia công việc một cáchcụ thể, hợp lý, có sự kiểm tra chéo lẫn nhau.Cuối ngày thu ngân và 2 nv kia tổng kết và nộp lại số tiền thu được. Có sự thôngđồng, gian lận, biển thủ số tiền đó vì mục đích tư lợi cho cá nhân. Đề nghị nhân viên thungân khi nộp tiền phải kèm theo danh sách hóa đơn thanh toán cho khách hàng [trích từmáy tính] trong ngày để đối chiếu.Vào cuối tuần QLT mới nộp tất cả số tiền vào TK, rủi ro gian lận, thất thoát. Toàn bộsố tiền thu được phải nộp ngay vào NH khi cuối ngày và có sự kiểm tra của nv giám sát.Tất cà các séc rút tiền phải có 2 chữ ký trở lên để đảm bảo tính trung thực và hợp lý.Người lập phiếu và người ký séc phải tách bạch.Tất cả các nội dung ghi trên séc phải khớp với sổ phụ, cùi lưu.Cần phải lập phiếu thu về toàn bộ số tiền thu đượcĐể tránh sự thất thoát, gian lận, kê khống, chi cho những việc không cần thiết thì sổphụ phải gửi về công ty. Định kỳ, nv kế toán sẽ xuống chi nhánh cùng với QLT lập bảngkê.Tình huống 5:Thủ quỹ Phát vừa được công ty Hoàng Anh tuyển dụng vào tháng 12/201X, đượcgiao nhiệm vụ giữ sổ séc, phát hành séc và lập bảng chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng vàocuối tháng. Số séc của đơn vị là quyển sổ đã có sẵn chứ ký của chủ tài khoản nhưng chưaghi tên người thụ hưởng số tiền, mỗi khi được phê chuẩn thanh toán, Phát sẽ để tên ngườithụ hưởng và số tiền vào tờ séc đã được ký.Ngay trong tháng làm việc đầu tiên, Phát đã trì hoãn phát hành séc chi trả cho NCCđã được giám đốc phê chuẩn thanh toán và chi phí phát hành séc vào mỗi cuối tháng, vớimục đích là làm cho các séc này trở thành séc thanh toán [Công ty Hoàng Anh đã pháthành nhưng người thụ hưởng chưa lĩnh] vào cuối tháng.Yêu cầu: Chỉ ra những khiếm khuyết và biện pháp ngăn chặn gian lận trên.ĐÁP ÁNCác khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ: Sử dụng nhân viên không liêm chính. Không tuân thủ nguyên tắc phân chia trách nhiệm đầy đủ: Nhân viên Phátkiêm nhiệm các chức năng: phát hành séc, lập sổ đăng ký séc đã phát hành,lậpbảng chỉnh hợp ngân hàng và giữ sổ séc. Nguyên tắc ủy quyền và xét duyệt không được tuân thủ: ký khống vào cuốnséc.Những thủ tục kiểm soát cần áp dụng: Tuân thủ đầy đủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm; Không ký trước vào séc, chỉ ký vào séc khi nào chứng từ thanh toán đã đượcxét duyệt. Xét duyệt chứng từ thanh toán trước khi ký duyệt; đánh dấu vào hóa đơn ngaykhi xét duyệt.Tình huống 6:Giả sử bạn đáng kiểm toán khoản mục tiền cho BCTC của niên độ kết thúc vào ngày31/12. Hãy cho biết những mục tiêu kiểm toán có liên quan đến các khoản mục kiểm toánsau:a. Đếm, liệt kê các loại tiền mặt tồn quỹ vào ngày 31/12.b. Dựa trên sổ phụ của ngân hàng để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ tiền gửingân hàng trên sổ kế toán từ ngày 25/12/200X đến ngày 09/01/200X+1.c. Kiểm toán các nghiệp vụ chuyển tiền phát sinh vào tuần lễ cuối cùng của niên độkế toán trước và tuần đầu tiên của niên độ kế toán sau.ĐÁP ÁNa. Doanh nghiệp có khả năng kê khai cao tiền vào cuối thời khóa [các khoản thu tiềncủa tháng 1 được ghi nhận vào tháng 12].b. Động cơ của sai phạm trên là nhằm cải thiện khả năng thanh toán của doanhnghiệp.c. Kiểm toán viên cần kiểm tra các chứng từ có lien quan đến séc số 345. Nếu pháthiện việc ghi nhận sai niên độ, cần đề nghị các bút toán điều chỉnh.Tình huống 7:Ông Quang là giám đốc một công ty tư nhân quy mô nhỏ. Ông thường tự mình đảmnhiệm các công việc trong kinh doanh. Ông thuê thêm một nhân viên làm kế toán làm cáccông việc văn phòng khác. Các công việc đó bao gồm: ghi chép các sổ sách kế toán, lậpcác báo cáo về kế toán, thuế, soạn thảo các hợp đồng, các đơn hàng và các văn bản hànhchính khác, theo dõi việc chấm công và thanh toán lương cho người lao động. Cô tự mìnhhoàn thành tốt các công việc được giao và không phải thường xuyên báo cáo cho ôngQuang.Yêu cầu: Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ và đề xuấtcác giải pháp cải thiện nếu có.ĐÁP ÁNĐiểm yếu của Hệ thống KSNB: Vi phạm nguyên tắc phân chia trách nhiệm đầy đủ: Cả ông Quang và nhân viên kếtoán đều kiêm nhiệm quá nhiều công việc  Rủi ro xảy ra là: lạm dụng công việc,chức quyền làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Nhân viên kế toán thu tiền – chi tiền không ghi vào sổ sách, bỏ sót các nghiệp vụ,xoá sổ các khoản thu và chi tiền khống đê biển thủ tiền. Lập các báo cáo thuế: rủi ro sửa đổi các báo cáo thuế để biển thủ tiền. Lập các hợp đồng khống hoặc thổi phồng số tiền trong hợp đồng để chiếm dụng. Lập các đơn hàng không cần thiết hoặc đặt quá nhiều số lượng theo yêu cầu đểhưởng riêng chính sách khuyến mãi, thông đồng với NCC để tăng giá mua nhằmchia hoa hồng. Lập các đơn hàng khống để biển thủ số tiền mua hàng. Thông đồng với nhân viên khác để tăng giảm ngày công, tính sai lương nhằm biểnthủ số tiền lương phải trả.Giải pháp cải thiện: Xem xét các chính sách và các quy định bổ sung tại công ty. Tuyển thêm hân viên mới và phân công lại công việc cho các nhân viên một cáchhợp lý. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các công việc của các bộ phận. Định kỳ các bộ phận phải đối chiếu sổ sách lẫn nhau và báo cáo lên cho ôngQuang để kiểm soát.Tình huống 8:KTV Hùng được giao trách nhiệm phụ trách kiểm toán khoản mục chi phí của côngty Đồng Tiến cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/200X. Thông qua phỏng vấn giám đốcvề vấn đề lập dự phòng chi phí, KTV Hùng được biết chỉ có một nhà quản lý của công tysoạn thảo dự toán này và công ty xem đây là tài liệu mật. KTV có thể xem bảng dự toánnày [nếu cần] nhưng không được cho bất kỳ nhân viên nào trong Công ty xem.Yêu cầu: Bạn hãy nhận xét các quy định này?ĐÁP ÁNMục đích của dự toán chi phí là để kiểm soát chi phí nhằm tránh lãng phí và đạt đượclợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất.Dự toán thông thường được các nhà quản trị hoạch định cho từng bộ phận vào đầunăm để ước tính chi phí phát sinh trong năm kế hoạch .Hàng tháng, từng bộ phận tiến hành đối chiếu giữa chi phí thực tế với chi phí dựtoán, nhằm xác định các chênh lệch [nếu có], lập báo cáo gửi cho nhà quản trị cấp cao vàgiải thích các chênh lệch.Tính hiệu quả của thủ tục này phụ thuộc vào việc sử dụng các báo cáo và xử lýnhững chênh lệch giữa chi phí thực tế và dự toán. Vì thế, dự toán cần được phổ biến rộngrãi cho các nhân viên trong doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các nhân việc thực thi. Tóm lại, do bị bảo mật nên việc lập và sử dụng dự toán ở công ty Đồng Tiếnkhông đúng nguyên tắc nêu trên. Bởi lẽ, cấp dưới không biết dẫn đến không thể thực hiệnđối chiếu hàng tháng, không thể lập báo cáo về các khoản chênh lệch cho nên dự toán sẽkhông thể phát huy tác dụng kiểm soát chi phí vì các bộ phận và nhân viên trực tiếp thựchiện công việc sẽ không biết khung giới hạn của chi phí, các hình thức xử lý nếu vi phạm[ví dụ nếu sử dụng nguyên vật liệu vượt định mức, công nhân có thể bị phạt]Tình huống 9:Dưới đây là các sự kiện xảy ra trong thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến ngày pháthành báo cáo kiểm toán [ngày 2/02/20X1] tại công ty Đông Dương. Là KTV phụ tráchkiểm toán BCTC cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/20X0 của công ty Đông Dương,bạn hãy xác định ảnh hưởng của từng sự kiện trên đến BCTC và phương pháp xử lý trongtừng trường hợp:1. Ngày 15/01/20X1, công ty chi trả khoản tiền bồi thường cho một nhân viên bịthương trong vụ tai nạn lao động xảy ra vào tháng 3/20X0. Công ty chưa ghi nhận khoảntiền bồi thường trên vào chi phí 20X0.2. Ngày 2/01/20X1, Đông Dương đồng ý mua lại một lượng lớn hàng tồn kho củacông ty Nhật Quang bằng tiền mặt. Theo dự báo, việc mua hàng này có thể làm doanh thutháng 2/20X1 tăng gấp đôi so với doanh thu tháng 01/20X1.3. Ngày 01/02/20X1, công ty phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi trị giá là 200triệu đồng.4. Ngày 05/02/20X1, Đông Dương nhận một lô nguyên vật liệu từ Canada. Công tyđã đặt số NVL này vào tháng 10/20X0 và hàng đã được bốc lên tàu vào tháng 11/20X0[hàng mua theo phương thức FOB cảng đi].ĐÁP ÁN1. Tuy đến cuối năm 200X công ty chưa trả tiền bồi thường nhưng khoản tiền nàyphát sinh do tai nạn xảy ra trong năm 200X, vì thế phải được ghi nhận như là một khoảnchi phí và nợ phải trả của năm 200X.2. Sự kiện này hoàn toàn thuộc niên độ 200X+1 và không ảnh hưởng đến báo cáo tàichính của năm 200X.3. Sự kiện này xảy ra sau ngày kết thúc niên độ nên không ảnh hưởng đến Báo cáotài chính năm 200X+1. Tuy nhiên, nếu số tiền huy động từ trái phiếu có giá trị lớn so vớiNợ phải trả thì việc phát hành này có thể sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến các chỉ tiêu tàichính như tỷ số nợ, khả năng thanh toán… Do đó, lúc này cần khai báo việc phát hànhtrái phiếu trên thuyết minh Báo cáo tài chính.4. Do hàng đã được bốc lên tàu vào tháng 11/200X và hàng mua theo phương thứcFOB cảng đi, nên quyền sở hữu và rủi ro đối với nguyên vật liệu đã chuyển sang ngườimua khi bốc hàng lên tàu vào tháng 11/200X. Kiểm toán viên nên kiểm tra sổ sách hàngtồn kho xem số hàng này đã được ghi nhận chưa. Nếu công ty chưa ghi nhận, kiểm toánviên yêu cầu họ lập bút toán ghi tăng hàng đang đi đường cho năm 200X.Tình huống 10:KTV Lân được giao kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng cho Công ty ÁnhSao cho niên độ kết thúc vào ngày 31/12/200X. Tài khoản Phải thu khách hàng có số dư2.050.000.000đ. Tổng số khách hàng còn nợ vào cuối niên độ là 60 khách hàng. Lân đãchọn 20 khách hàng để gửi thư xác nhận chủ yếu dựa vào khách hàng có giao dịchthường xuyên [có số phát sinh lớn].Khi nhận thư hồi âm, Lân nhận thấy có 15 thư có số dư phù hợp với số dư trên sổsách kế toán, 4 thư xác nhận có sự khác biệt và 1 thư không được trả lời. Số dư trên sổsách kế toán của bốn thư xác nhận có khác biệt về số liệu như sau:Khách hàng An Phước: 20.500.000đKhách hàng Tây An: 16.800.000đKhách hàng Biệt Lệ: 64.000.000đKhách hàng Bình Tây: 7.000.000đCác khách hàng này đã giải thích trên thư hồi âm về khoản chênh lệch đó như sau:Khách hàng An Phước: Số dư 20.500.000đ đã được chúng tôi thanh toán bằng uỷnhiệm chi vào ngày 29/12/200X. Vì vậy chúng tôi không nợ Công ty bất cứ khoản nàovào ngày 31/12/200X.Khách hàng Tây An: Số dư trên sổ sách chúng tôi là 0. Số dư 16.800.000đ là giá trịcủa lô hàng theo hoá đơn số 832, nhận vào ngày 4/1/200X+1. Vì vậy chúng tôi không nợCông ty bất cứ khoản nào vào ngày 31/12/200X.Khách hàng Biệt Lệ: Chúng tôi chỉ còn nợ 17.000.000đ vào ngày 31/12/200X. Số dư47.000.000đ là giá trị của Hoá đơn số 834 ngày 30/12/200X nhưng hàng nhận được vàongày 5/1/200X+1.Khách hàng Bình Tây: Số dư 7.000.000đ là trị giá của lô hàng theo Hoá đơn số 811ngày 21/12/200X. Lô hàng này chúng tôi đã gửi trả lại vào ngày 28/12/200X vì hàng giaokhông đúng phẩm chất.Riêng đối với khách hàng không trả lời, KTV đã kiểm tra các khoản lưu của hoá đơn.Yêu cầu:1. Nhận xét về phương pháp làm việc của KTV Lân. Việc lựa chọn các khách hàngcó giao dịch thường xuyên để gửi yhw xác nhận có phải là biện pháp hữu hiệu nhấtkhông? Những cơ sở nào cần xem xét khi chọn lựa khách hàng để gửi thư xác nhận?2. Hãy cho biết nguyên nhân đưa đến sự khác biệt trên và các thủ tục kiểm toán bổsung cần thực hiện để làm rõ sự khác biệt cho mỗi trường hợp nêu trên.ĐÁP ÁN1. Việc lựa chọn khách hàng có giao dịch thường xuyên để gửi thư xác nhận không phảilà biện pháp hữu hiệu nhất vì sẽ không giúp phát hiện việc khai khống hay các kháchhàng không có thực nhưng có số dư lớn. Khi chọn lựa khách hàng để gửi thư xác nhận,kiểm toán viên nên: Lựa chọn các khách hàng có số dư lớn. Các khách hàng không gửi bảng đối chiếu công nợ Các khách hàng mà khoản nợ còn tồn đọng qua nhiều năm nhưng không đượcthanh toán. Đối với khách hàng không trả lời, ngoài việc kiểm tra hóa đơn, kiểm toánviên còn cần phải kiểm tra các tài liệu khác như hợp đồng, phiếu gửi hàng…2. Nguyên nhân và các thủ tục kiểm toán bổ sung Nguyên nhân có thể đưa đến sự khác biệt:Khách hàng An Phước: Khách hàng thanh toán nhầm Vào ngày kết thúc niên độ tiền đang được chuyển từ tài khoản người muasang tài khoản người bán.Khách hàng Tây An: Khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu giữa bên bán và thờiđiểm ghi nhận tài sản hay chi phí của bên mua.Khách hàng Biệt Lệ: Khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu của bên bán và thờiđiểm ghi nhận tài sản hay chi phí của bên mua.Khách hàng Bình Tây: Khác biệt về thời điểm ghi nhận hàng bán bị trả lại giữa haibên hay do ghi sổ kế toán sai. Các thủ tục kiểm toán bổ sung:Khách hàng An Phước: Kiểm tra phiếu giao hàng, sổ phụ ngân hàng trước và saungày kết thúc niên độ để xem ngày ghi nhận trên sổ phụ về ủy nhiệm chi mà khách hàngđã phát hành vào ngày 29/12/200X.Khách hàng Tây An: Kiểm tra phiếu giao hàng để xem ngày nhận hàng của kháchhàng có hợp lý hay không và thời điểm ghi nhận doanh thu của đơn vị có đúng không?Khách hàng Biệt Lệ: Kiểm tra phiếu giao hàng để xem ngày nhận hàng của kháchhàng có hợp lý không và thời điểm ghi nhận doanh thu của đơn vị có đúng không?Khách hàng Bình Tây: Kiểm tra hợp đồng, điều kiện giao hàng, chứng từ gửi hàngxem trên hợp đồng có cho phép trả lại hàng. Xem xét sổ kế toán năm sau để xem có ghinhận lô hàng bị trả lại không?Tình huống 11:Khi kiểm toán khoản mục doanh thu của 1 công ty thu mua hạt điều, được cung cấpthông tin như sau:Công ty thu mua hạt điều từ vườn của người nông dân với giá trung bình2.500.000đ/tấn. Hạt điều sau khi mua được phân loại để bán cho các nhà máy chế biến, tỷlệ hao hụt tự nhiên là 20% trong tổng số, hạt điều sau khi thu mua được phân loại bánvới giá trung bình 5.000.000đ/tấn, không có hàng tồn kho đầu năm và cuối năm. Số hạtđiều đã mua trong năm trị giá 45.800.000.000đ, doanh thu bán được trong năm82.500.000.000đ.Hãy xem xét tính hợp lý của doanh thu với mức trọng yếu là 0,2%DTĐÁP ÁNSố lượng hạt điều trước khi phân loại:45.800.000.000 / 2.500.000 = 18320 tấnDoanh thu bán hạt điều thực tế:[18320 – [18320*20%]] * 5.000.000 = 73.280.000.000 đMức chênh lệch giữa kế toán và kiểm toán:82.500.000.000 – 73.280.000.000 = 9.220.000.000 đMức trọng yếu: 0.2%DT = 165.000.000đ Tính doanh thu không hợp lýTình huống 12:Khi kiểm toán về hoạt động cung ứng vật tư tại một DN, KTV thu thập được các sốliệu sau:Số lượng hàng hoá tồn kho đầu kỳ là 5.000.000đSố lượng hàng hoá mua vào trong kỳ là 10.000.000đDoanh thu trong kỳ là 15.000.000đKTV đã không chứng kiến kiểm kê vào cuối kỳ. Vậy số liệu hàng tồn kho bằng baonhiêu thì hợp lý nếu như DN kỳ vọng một mức lợi nhuận gộp là 20%.ĐÁP ÁNGiá vốn:15.000.000 – [15.000.000 x 20%] = 12.000.000 đồngTrị giá HTK cuối kỳ:5.000.000 + 10.000.000 – 12.000.000 = 3.000.000 đồngTình huống 13:Công ty An Bình là 1 công ty nhỏ chuyên sản xuất đồ dùng văn phòng. Công ty có60 nhân viên làm việc trong phân xưởng, số người làm việc trong văn phòng gồm có: ôngAn chủ DN, 1 kế toán viên Minh, 1 thư ký Quân, 1 kế toán công nợ Trân, anh Hoàng làmghi sổ viên. Anh Hoàng đã làm cho công ty hơn 7 năm và đượ ông An rất tín nhiệm vìlàm việc có hiệu quả và thái độ làm việc tốt. Vì số lượng công việc rất nhiều nên ôngđịnh thuê thêm người giúp anh Hoàng vid trong giai đoạn này anh đang làm việc quá tải.Một số thông tin liên quan đến nghiệp vụ trả tiền của công ty như sau:1. Tất cả những khoản dùng cho văn phòng đều do anh Hoàng đặt hàng, công ty chỉcó 1 số lượng nhỏ NCC. Nếu nhận được Đơn đặt hàng nào chuyển tới mà anh Hoàngkhông nhớ thì sẽ thông báo lại cho ông An kiểm tra.2. Các séc thanh toán cho các khoản nợ đã tới hạn được anh Hoàng viết bằng tay, tấtcả các séc đều được ông An ký. Hoá đơn được đánh dấu là đã trả tiền và ngày trả, sau đótất cả các séc và hoá đơn được lưu vào hồ sơ theo thứ tự ABC.3. nghiệp vụ trả tiền được ghi vào một nhật ký và được anh Hoàng lưu vào máy tính,được đánh dấu đã vào sổ.4. Cuối mỗi tháng anh Hoàng làm bảng liệt kê những khoản nợ phải trả, làm bảngđối chiếu với ngân hàng cho ông An.Yêu cầu: Hãy nêu điểm mạnh và hạn chế của công ty đối với nghiệp vụ trả tiền. Đối vớinhững hạn chế hãy đưa ra ý kiến.ĐÁP ÁNTrường hợp 1.Tất cả những khoản dùng cho văn phòng đều do A.hoàng đặt vậy sẽ có TH đặt nhữngmặt hàng không cần thiết hoặc quá số lượng cần để hưởng riêng chính sách khuyến mạihoặc hoa hồng vì chỉ có 1 số ít NCC nên a.hoàng sẽ là khách quen.A.Hoàng xuất phát là một ghi sổ viên dẫn đến rủi ro trình độ và năng lực chuyênmôn không đủ trong việc làm quá nhiều phần công việc.Trường hợp 2:Các séc thanh toán cho các khoản nợ tới hạn được a.hoàng viết bằng tay. Anh hoàngvà kế toán công nợ Trấn thông đồng thanh toán sớm để hưởng riêng phần chiết khấuthanh toán [ a.hoàng sẽ liên hệ trực tiếp với NCC để hưởng phần chiết khấu này].Trường hợp 3:Phân công công việc cho a.hoàng quá nhiều có thể dẫn đến rủi ro sai sót, nhầm lẫnhoặc ghi chép không chính xác.Trường hợp 4:Rủi ro thông đồng giữa A.hoàng và kế toán công nợ, số liệu trong bảng đối chiếu đãđược làm khớp trước khi đưa ông An [ giả sử trường hợp anh Hoàng gặp riêng NCC đểlấy tiền chiết khấu nên không ảnh hưởng đến số TGNH]. Giải phápPhân công lại nhiệm vụ cho các nhân viên trong phòng cho hợp lý không cần phảituyển thêm nhân viên mới.Có thể phân chia công việc như sau: anh Hoàng đảm trách việc mua hàng/ kế toánviên thực hiện việc chi tiền, viết séc/ anh Trấn theo dõi công nợ. Định kỳ các bộ phận đốichiếu lẫn nhau và báo cáo cho ông An biết để kiểm soát.Cần phải có các biện pháp như: lắp thêm hệ thống máy tính trong việc luân chuyểnhàng hóa… tránh rủi ro đặt những mặt hàng không cần thiết hoặc thiếu hàng mà khôngbiết.Tình huống 14:Tại một Công ty sản xuất có các thủ tục hoạt động được mô tả như sau:a. Mỗi ngày có hàng trăm nhân viên chấm vào thẻ chấm công để điểm danh có mặt,người bấm giờ sẽ thu thập các phiếu này mỗi tuần một lần và nộp cho phòng máy tính.Thông tin này làm cơ sở để tính và trả lương. Bà kế toán C nhìn trên phiếu trả lương vàtrả toàn bộ tiền lương cho ông trưởng phòng máy tính và ông này sẽ trả lương cho nhânviên.b. Khi bà A đặt hàng mua NVL cho việc sản xuất sản phẩm, bà đã chuyển 1 bản saođơn đặt hàng cho bộ phận nhận hàng. Khi nhận hàng, ông B – nhân viên bộ phận nhậnhàng sẽ ghi vào đơn hàng số thực nhận và chuyển đơn đặt hàng này cho bộ phận kế toánđể làm thủ tục ghi NVL đã mua và số phải thanh toán với người bán. NVL sau đó sẽđược nhập vào kho.Yêu cầu: Đối với mỗi tình huống kể trên, hãy cho biết điểm yếu của KSNB và loại gianlận hoặc sai sót nào có thể xảy ra. Đề xuất các thủ tục kiểm soát cần thiết để điều chỉnhnhững điểm yếu đó.ĐÁP ÁNTrường hợp a.Mỗi ngày nhân viên bấm vào thẻ chấm công điểm danh.Thu thập các phiếu mỗi tuần một lần và nộp cho phòng máyĐiểm yếu của Hệ thống KSNB: Người bấm giờ và nhân viên có thể thông đồng với nhau. Nhân viên tự gian lận giờ giấc khi bấm vào thẻ hoặc chấm thẻ xong rồi đi về. Quy trình quản lý nhân sự còn lỏng lẻo. Không kiểm soát giờ ra vào của nhân viên. Kế toán trả lương không kiểm tra kỹ phiếu lương. Ông trưởng phòng máy tính có thể biển thủ số tiền trả lương cho nhân viên hoặcgian lận số giờ công cùng nhân viên để được trả lương và ăn chia với nhau.Đề xuất giải pháp:Thiết kế máy chấm công tự động bằng dấu vân tay, nhân viên khi vào và khi ra về đềuphải bấm vào máy chấm công để chấm công nhân viên. Đồng thời cử 1 nhân viên theodõi việc chấm công.Hàng tháng kiểm tra, thu thập tài liệu về tình hình nhân sự tại công ty.Kế toán cần phải xem xét, kiểm tra sổ sách và các giấy tờ liên quan đến tình hình chấmcông và trả lương cho nhân viên.Cần tách biệt người chấm công và người trả lương, không nên kiêm nhiệm.Cuối kỳ, các phòng ban cùng nhau đối chiếu số lượng nhân viên và báo cáo cho nhà quảnlý để kiểm toán số lượng nhân sự.Trường hợp b:Điểm yếu và rủi ro: Bà A mua hàng mà không hỏi bộ phận quản lý kho để xem số lượng hàng dự tínhđặt mua còn không? Đồng thời, bà A cũng chưa hỏi bộ phận sản xuất về việc sửdụng NVL trong sản xuất  Bà A có thể mua hàng nhằm hưởng số tiền chiếtkhấu, chia hoa hồng. Ông B chỉ dựa vào bản sao Đơn đặt hàng đã ghi thực nhận, chuyển cho kế toán ghinhận số NVL đã mua và chi tiền thanh toán  NVL sau đó có thể không đượcnhập kho, số lượng mua ảo nhằm biển thủ số tiền. Có sự thông đồng giữa bà A, ông B và kế toán  ghi khống số lượng hàng mua đểbiển thủ số tiền mua hàng hoặc hưởng hoa hồng từ lượng hàng mua về.Biện pháp đề xuất: Cần phái xem xét lại quy trình mua hàng và thanh toán. Việc mua hàng cần được sự xét duyệt của bộ phận sản xuất, nhân viên kho và nhàquản lý. Đơn đặt hàng cần phải đi kèm với phiếu yêu cầu mua của bộ phận sản xuất thì mớiđược duyệt mua. Khi ghi nhận NVL, kế toán cần phải thu thập đầy đủ chứng từ và hoá đơn muahàng từ NCC Hàng tháng phải tiến hành kiểm kê lượng hàng tồn kho và báo cáo với nhà quản lýđể kiểm soát.BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNGCUNG ỨNGTình huống 1:Công ty An Phát là công ty mới bắt đầu sản xuất giày dép xuất khẩu. Trong quá trìnhtìm kiếm nhà cung cấp NVL đầu vào, bộ phận mua hàng đã tìm ra hai nhà cung cấp tiềmnăng và đang trong quá trình chờ quyết định của giám đốc.Nhà cung cấp 1 là công ty có nhiều danh tiếng trong việc cung cấp NVL mà công tyđang cần. Tuy nhiên giá cả cao hơn so với thị trường và phải thanh toán toàn bộ ngay saukhi giao hàng.Nhà cung cấp 2 là một công ty mới trong lĩnh vực này, chất lượng sản phẩm ở mứctrung bình, giá cả thấp hơn so với thị trường, chính sách ưu đãi khi mua số lượng nhiều.Nếu bạn là giám đốc công ty An Phát, bạn sẽ chon nhà cung cấp nào để có lợi nhấtcho công ty của mình? Việc lựa chọn dựa theo những tiêu chí nào?ĐÁP ÁNTình huống 2:Hoạt động mua NVL đầu vào của công ty Bình Minh được KTV miêu tả lại sau quá trìnhkiểm toán tại Công ty như sau:Tuyên là nhân viên bộ phận mua hàng trình duyệt phiếu yêu cầu mua NVL lêntrưởng phòng bộ phận mua hàng. Bộ phận mua hàng luôn đặt hàng từ một nhà cung cấpquen thuộc mà không có bất cứ hoạt động sàng lọc thay đổi NCC nào. Hoạt động nhậnhàng được được thực hiện sơ sài mà không qua một công tác kiểm định nào [số lượng,chất lượng]. Chi phí vận chuyển cao làm tăng chi phí NVL nhập kho mà không có bất kỳcông tác bảo quản nào. Nếu bạn là KTV hãy chỉ ra tiêu chí đánh giá, nguyên nhân bất cậptrong việc mua NVL và giải pháp của hoạt động cung ứng.ĐÁP ÁNTình huống 3:Bình Minh là công ty thương mại chuyên bán hàng điện tử, trong năm công ty đãmua hàng và dự trữ trong kho. Số dư HTK trên BCTC là 1 khoản mục trọng yếu. Trongnăm hiện hành niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/200x, KTV Lân [thực hiện kiểm toáncho Công ty Bình Minh từ nhiều năm nay] tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán chocông ty này. KTV Lân không chứng kiến kiểm kê trong vòng 3 năm gần đây với lý doviệc kiểm kê của công ty luôn được tiến hành rất tốt và qua chứng kiến kiểm kê các nămtrước, KTV Lân đã không phát hiện được sai sót nào về hàng tồn kho.Yêu cầu:1. Nhận xét về cách làm việc của KTV Lân.2. Ngân hàng ABC dựa vào BCTC đã kiểm toán của Bình Minh để cho vay. Sau này,ABC không đòi được nợ và phát hiện BCTC của Bình Minh đã khai khống HTK hàngtrăm triệu đồng mà KTV Lân không phát hiện được vì không chứng kiến kiểm kê HTK.ABC đã kiện công ty kiểm toán X&T [nơi Lân làm việc]. Hãy phân tích tất cả các trườnghợp có thể xảy ra về trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán X&T đối với ABC.ĐÁP ÁNĐể xác định kiểm toán viên đó bất cẩn hay không, cần xem kiểm toán viên có tuânthủ các chuân mực kiểm toán hay không? Vì thế căn cứ trên các thông tin sẵn có là : Hàng tồn kho hư hỏng và bị khai khống đáng kể nhưng kiểm toán viên khôngphát hiện được: Nếu tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên có thể đãphát hiện được khi chứng kiến kiểm kê. Kiểm toán viên tập sự Bảo được giao kiểm tra hai khoản mục trọng yếu nhấtlà hàng tồn kho và nợ phải thu: công ty kiểm toán đã không tuân thủ VSA 220– Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Cuộc kiểm toán kết thúc nhanh chóng và sau khi được kiểm tra sơ lược bởingười quản lý KTV Lân, công ty kiểm toán đã phát hành báo cáo chấp nhậntoàn phần, như vậy họ đã không tuân thủ VSA 220 – Kiểm soát chất lượnghoạt động kiểm toán.Từ đó cho thấy: các kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã không tuân thủ đầy đủchuẩn mực nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán.Còn việc không ký kết hợp đồng với ngân hàng không thể là phương tiện bảo vệ chokiểm toán viên khỏi trách nhiệm của mình đối với ngân hàng, bởi vì kiểm toán viên đãđược đơn vị thông báo về mục đích kiểm toán là để ngân hàng xem xét việc đơn vị chovay tiền. Như vậy, kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm ngoài hợp đồng đối với người sửdụng mà kiểm toán viên đã thấy trước được.Riêng những gian lận nào thuộc về lỗi của khách hàng thì họ phải chịu trách nhiệmvới ngân hàng.Tóm lại, vì không tuân thủ đầy đủ chuẩn mực nghề nghiệp , kiểm toán viên đãkhông phát hiện được những gian lận có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính , nênkiểm toán viên có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với ngân hàng.Tình huống 4:Kiểm toán hoạt động ở bộ phận cung ứng sản phẩm đầu vào của siêu thị k như sau:Bộ phận cung ứng ở siêu thị K lỏng lẻo trong cơ chế nhập kho hàng hoá dẫn đến việcmua hàng bị chậm trễ, đơn hàng sai ngày nhận, đơn vị cung ứng giao hàng muộn, nhânviên tại bộ phận cung ứng trình độ năng lực còn yếu kém, giá mua hàng cao hơn so vớicác siêu thị khác. Do đó, giám đốc siêu thị K yêu cầu kiểm toán hoạt động về sản phẩmđầu vào của siêu thị K.Yêu cầu:1. Nêu nguyên nhân và giải pháp cải thiện tình hình trên.2. Nhận xét hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý hoạt động cung ứng của siêuthị.ĐÁP ÁNTình huống 5:Công ty kiểm toán H&H thực hiện kiểm toán cho công ty Gia Lễ trong nhiều nămnay. Ở năm hiện hành, KTV Toàn được giao kiểm toán khoản mục mục Nợ phải trả. Hồsơ kiểm toán năm trước cho thấy là KTV tiềm nhiệm đã gửi 100 thư xác nhận nợ phải trảtrong tổng số 1000 nhà cung cấp của công ty. Việc lựa chọn các nhà cung cấp để gửi thưxác nhận chủ yếu là nhà cung cấp có số dư lớn. KTV tiền nhiệm và kế toán viên của côngty Gia Lễ đã mất nhiều thời gian để giải quyết những chênh lệch giữa số liệu trên sổ kếtoán và số liệu theo thư xác nhận đã nhận được [dù chênh lệch rất nhỏ].Yêu cầu: Hãy cho biết:1. Vì sao việc lựa chọn các nhà cung cấp có số dư lớn để gửi thư xác nhận khôngphải lúc nào cũng là thủ tục hữu hiệu và hiệu quả nhất. Những vấn đè nào cần xem xétkhi chọn lựa nhà cung cấp để gửi thư xác nhận?2. Trong những tình huống nào KTV Toàn cần mở rộng cỡ mẫu thư xác nhận gửi nhàcung cấp?ĐÁP ÁN1. Việc lựa chọn nhà cung cấp để gửi thư xác nhận dựa trên số dư lớn của các khoảnnợ phải trả không phải luôn là biện pháp hữu hiệu và hiệu quả nhất vì: Chỉ thỏa mãn mục tiêu hiện hữu của những khoản nợ phải trả được gửi thưxác nhận. Có thể tồn tại những khoản nợ phải trả lớn nhưng không được ghi chép, nênnếu chỉ gửi thư xác nhận dựa trên số dư lớn của nợ phải trả đã được ghi chép,kiểm toán viên không thể phát hiện ra những khoản khai thiếu. Việc lựa chọn nhà cung cấp có số dư lớn để gửi thư xác nhận có thể dẫn đếnviệc bỏ sót những khoản nợ phải trả có số dư nhỏ nhưng số phát sinh trong kỳlại lớn. Số phát sinh trong kỳ này có thể có ảnh hưởng lớn đến các khoản mụckhác trên Bảng cân đối kế toán hay Báo cáo kết quả kinh doanh. Nếu có saiphạm xảy ra sẽ ảnh hưởng đến các khoản mục khác trên Bảng cân đối kế toánhay Báo cáo kết quả kinh doanh.Khi chọn lựa nhà cung cấp để gửi thư xác nhận,kiểm toán viên nên: Chọn các nhà cung cấp chính và gửi thư xác nhận, dù số dư cuối kỳ có thểkhông lớn. Gửi thư xác nhận đến những nhà cung cấp mới. Gửi thư xác nhận cho khoản nợ phải trả bất thường, ví dụ nợ phải trả chonhững mặt hàng tồn kho cuối kỳ lớn hơn so với năng lực sản xuất bìnhthường, các mặt hàng không phù hợp với mục đích kinh doanh của công tynhằm xác định xem đơn vị có khai báo đầy đủ các khoản phải trả, hay có thổiphồng hàng tồn kho và nợ phải trả hay không?2. Kiểm toán viên nên mở rộng cỡ mẫu thư xác nhận trong những trường hợp: Kiểm soát nội bộ đối với khoản nợ phải trả yếu kiém. Khi nhà cung cấp không gửi bảng kê các hóa đơn hàng tháng và cũng khôngthực hiện việc đối chiếu công nợ vào cuối tháng. Tính đến thời điểm kiểm toán, công ty chưa thanh toán khoản nợ phải trả còntồn kho trên báo cáo tài chính đối với những nhà cung cấp chủ yếu. Một số nhà cung cấp có số dư cuối kỳ nhỏ trong khi số phát sinh trong kỳ lạirất lớn.Tình huống 6:Khi kiểm toán quy trình mua hàng ở DN A, KTV Nam đã đặt ra các vấn đề sau:1. Nhân viên thực hiện nghiệp vụ mua hàng có độc lập với hoạt động nhận hàng, vậnchuyển hàng, thanh toán?2. Tất cả các hoá đơn của nhà cung cấp từ phòng nhận thư có được chuyển thẳng đếnphòng kế toán không?3. Tất cả các báo cáo nhận hàng có được đánh số trước và trật tự số học có đượckiểm tra bởi một nhân viên độc lập với việc thanh toán không?4. Các thông tin trên hoá đơn của nhà cung cấp [khối lượng, chiết khấu, cộng dồn] cóđược kiểm tra vè tinh chính xác hay không?Yêu cầu:1. Hãy cho biết mục tiêu kiểm toán đạt được là gì và các sai phạm có thể xảy ra nếuthủ tục kiểm toán không tồn tại?2. Các thủ tục mà KTV sử dụng?ĐÁP ÁNTình huống 7:KTV A thực hiện kiểm toán cho siêu thị Ánh Sao năm 20X1, kết thúc cuộc kiểm toán,KTV phát hiện được như sau:1. Số lượng hàng nhập về cao bất thường so với các tháng khác. Ngoài ra, qua quátrình kiểm kê, số lượng hàng hoá nhập không đúng với phiếu nhập kho.2. Số lượng hàng hoá không đủ để cung ứng cho việc mua bán do mua hàng bị muộn.3. Mức giá bán hàng hoá cao hơn hẳn các đơn vị cùng ngành.Yêu cầu: Hãy xác định nguyên nhân và giải pháp cải thiện tình hình.ĐÁP ÁNTình huống 8:1. Trong quá trình cung ứng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, hãy đề ra các kiểmsoát hoạt động cung ứng để giảm thiểu sai sót xảy ra?2. Các tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá hiệu năng quản lý qua mức độ đạt đượccủa các mục tiêu cung ứng?3. Trong việc lựa chọn nhà cung ứng, siêu thị J mua hàng với giá cao hơn có thể dođơn vị cung ứng ép giá siêu thị J do nguồn hàng khan hiếm. Cách khắc phục?ĐÁP ÁNTình huống 9:1. Để kiểm toán hoạt động cung ứng thì KTV cần thu thập những bằng chứng gì?2. Tiêu chí KTV đưa ra để lựa chọn nhà cung cấp khi mua hàng?3. Những rủi ro có thể xảy ra khi lựa chọn nhà cung cấp?ĐÁP ÁNTình huống 10:Anh Đào là một công ty sản xuất gạch men tại TP.HCM. Do tình hình cạnh tranh nênthị trường ngày càng căng thẳng, trong một vài năm trở lại đây thị trường tiêu thụ củacông ty bắt đầu suy giảm. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của doanh thu, công ty bắtđầu thay đổi chính sách bán chịu cho khách hàng. Các khách hàng mua với số lượng lớnsẽ được bán chịu nhiều hơn và cho trả chậm lâu hơn các khách hàng mua với số lượng ít.Bên cạnh đó công ty còn khuyến khích bộ phận kinh doanh thông qua chính sách thưởngrất lớn dựa trên doanh thu bán được trong năm [tiền thưởng tăng dần đều theo doanh thu]trong khi đó để tiết kiệm chi phí, công ty đã cho nghỉ việc một số nhân viên kế toán lâunăm. Một số nhân viên kế toán dôi khi phải kiêm nhiệm cả việc thu và giữ tiền từ bộ phậnkinh doanh. Ngoài ra vào những tháng cuối năm, do khối lượng công việc lớn công ty đãbỏ qua thủ tục gửi thư thông báo cho khách hàng về tình hình công nợ đối với công ty.Yêu cầu:Nếu bạn là KTV chính trong cuộc kiểm toán BCTC của công ty Anh Đào, nhữngthông tin trên sẽ giúp bạn đánh giá các rủi ro như thế nào?ĐÁP ÁNTình huống 11:Tài liệu của một công ty về kiểm toán HTK và giá vốn như sau:HTK ngày 01/01/201X: 300.000.000 đMua hàng trong năm 2012: 4.995.000.000 đDoanh thu trong năm: 6.000.000.000 đTỷ lệ lãi gộp: 20%KTV đã chứng kiến kiểm kê HTK ngày 31/12/201X và xác định HTK ở thời điểm này là450.000.000đ.Yêu cầu: Xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho cuối năm biết mức trọng yếu là20.000.000đĐÁP ÁN

Video liên quan

Chủ Đề