Bài tập vật lý 8 bài 1

1. Chuyển động cơ học

- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác [vật mốc] gọi là chuyển động cơ học [gọi tắt là chuyển động].

– Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

2. Tính tương đối của chuyển động

Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.

– Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.

– Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

3. Các dạng chuyển động thường gặp

- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
- Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.

II – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

1. Chuyển động cơ học

Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật [làm mốc] nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu: – Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.

– Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.

2. Tính tương đối của chuyển động

Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.

Xem thêm Giải bài tập Vật lý 8: Bài 1. Chuyển động cơ học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vật Lí Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 8
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 8
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 8
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 8
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 8

Soạn Lý 8 trang 4, 5, 6

Vật lý 8 Bài 1: Chuyển động cơ học giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí  8 chương I trang 4, 5, 6.

Việc giải bài tập Vật lí 8 bài 1 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời... đang chuyển động hay đứng yên?

Lời giải:

Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên, trước hết chọn một vật cố định nào đó làm mốc [có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông] và kiểm tra xem vị trí của ô tô, thuyền hoặc đám mây có thay đổi so với vật mốc đó hay không.

+ Ta nói chúng đứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc.

+ Ta nói chúng chuyển động nếu vị trí thay đổi so với vật làm mốc.

Bài C2 [trang 5 SGK Vật lí 8]

Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc.

Lời giải:

Chuyển động của các vật trong câu C1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật là mốc.

Bài C3 [trang 5 SGK Vật lí 8]

Khi nào vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Gợi ý đáp án:

Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.

Ví dụ: Người ngồi trên đoàn tàu đang chuyển động, vị trí của người trên tàu không đổi nên so với tàu thì người ở trạng thái đứng yên.

Bài C4 [trang 5 SGK Vật lí 8]

So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

Gợi ý đáp án:

So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của người này thay đổi so với nhà ga.

Bài C5 [trang 5 SGK Vật lí 8]

So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

Gợi ý đáp án:

So với toa tàu thì hành khách đang đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi

Bài C6 [trang 5 SGK Vật lí 8]

Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các nhận xét sau đây :

Vật thể có thể là chuyển động .......[1]........ nhưng lại là......[2]........ đối với vật khác.

Gợi ý đáp án:

[1] đối với vật này

[2] đứng yên.

Bài C7 [trang 5 SGK Vật lí 8]

Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận xét trên.

Gợi ý đáp án:

Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng lại đứng yên so với toa tàu.

Bài C8 [trang 5 SGK Vật lí 8]

Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài: Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không?

Gợi ý đáp án:

Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất.

Bài C9 [trang 6 SGK Vật lí 8]

Hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.

Gợi ý đáp án:

Chuyển động thẳng của một ôtô trên đoạn đường thẳng; chuyển động cong của quả cầu lông, chuyển động tròn của toa xe, của đu quay ở công viên nước Hồ Tây.

Bài C10 [trang 6 SGK Vật lí 8]

Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?

Gợi ý đáp án:

Ôtô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.

Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người bên đường và cột điện.

Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ô tô và người lái xe.

Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ô tô và người lái xe.

Bài C11 [trang 6 SGK Vật lí 8]

Có người nói: "Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc". Theo em, nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.

Gợi ý đáp án:

Khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên, nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật làm mốc như trường hợp chuyển động của đầu cánh quạt máy [lấy mốc là trục quay của cánh quạt]. Trường hợp này tuy khoảng cách từ đầu cánh quạt tới trục quay là không đổi, nhưng cánh quạt vẫn chuyển động quanh trục quay.

Cập nhật: 14/09/2021

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SBT Vật Lý Bài 1: Chuyển động cơ học trang 3, 4, 5 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Vật Lý.

Bài 1.1 [trang 3 Sách bài tập Vật Lí 8]

Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?

A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.

B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.

C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.

D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.

Lời giải:

Chọn C

Vì ô tô đang chạy trên mặt đường nên ô tô chuyển động so với mặt đường và cây bên đường, còn so với người lái xe thì ô tô đứng yên nên đáp án C sai.

Bài 1.2 [trang 3 Sách bài tập Vật Lí 8]

Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Lời giải:

Chọn A

Vì người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước nên người lái đò đứng yên so với dòng nước và chiếc thuyền còn chuyển động so với bờ sông.

Bài 1.3 [trang 3 Sách bài tập Vật Lí 8]

Một ôtô trở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói:

A. Ôtô đang chuyển động.

B. Ôtô đang đứng yên.

C. Hành khách đang chuyển động.

D. Hành khách đang đứng yên.

Lời giải:

A. Ô tô đang chuyển động so với cây cối bên đường

B. Ô tô đang đứng yên so với hành khách.

C. Hành khách đang chuyển động so với đường

D. Hành khách đang đứng yên so với Ôtô.

Bài 1.4 [trang 3 Sách bài tập Vật Lí 8]

Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc? Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc?

Lời giải:

Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn Mặt Trời làm mốc. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn Trái Đất làm mốc.

Bài 1.5 [trang 3 Sách bài tập Vật Lí 8]

Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên đoàn tàu. Cây cối ven đường và tàu là chuyển động hay đứng yên so với:

a] Người soát vé.

b] Đường tàu.

c] Người lái tàu.

Lời giải:

a] Cây cối ven đường và tàu là chuyển động so với người soát vé.

b] Cây cối ven đường là đứng yên so với đường tàu, còn tàu là chuyển động so với đường tàu.

c] Cây cối ven đường là chuyển động so với người lái tàu, còn tàu là đứng yên so với người lái tàu.

Bài 1.6 [trang 3 Sách bài tập Vật Lí 8]

Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên những chuyển động sau đây:

a] Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

b] Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.

c] Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

d] Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang.

Lời giải:

a] Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là chuyển động tròn.

b] Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi là dao động.

c ] Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động tròn.

d] Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang chuyển động cong.

Bài 1.7 [trang 4 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng?

A. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu.

B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu.

C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu.

D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu.

Lời giải:

Chọn B

Vì nếu lấy toa tàu làm mốc thì đầu tàu đứng yên chứ không chuyển động so với toa tàu.

Bài 1.8 [trang 4 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật, thì vật được chọn làm mốc phải là

A. Trái Đất

B. Vật đang đứng yên

C. Vật gắn với Trái Đất.

D. Có thể là bất kì vật nào.

Lời giải:

Chọn D

Trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối, nghĩa là vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại có thể chuyển động so với vật khác. Do vậy, vật được chọn làm mốc có thể là bất kì vật nào.

Bài 1.9 [trang 4 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Câu nào sau đây mô tả chuyển động của một vật nặng được thả rơi từ đỉnh cột buồm của một con thuyền đang chuyển động dọc theo bờ sông, là không đúng?

A. Cả người đứng trên thuyền và đứng trên bờ sông đều thấy vật rơi dọc theo cột buồm.

B. Người đứng trên bờ thấy vật rơi theo đường cong.

C. Người đứng trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng.

D. Người đứng trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng.

Lời giải:

Chọn D

+ Đối với người đứng trên bờ thì vật vừa rơi thẳng đứng dưới tác dụng của trọng lực, vừa chuyển động dọc theo dòng sông cùng với thuyền nên quỹ đạo rơi của vật không thể là đường thẳng đứng mà phải là đường cong.

+ Cả vật và thuyền đều chuyển động dọc theo dòng sông nên cả người trên bờ và người trên thuyền sẽ thấy vật rơi dọc theo cột buồm.

+ Vật và người trên thuyền cùng chuyển động dọc theo dòng sông nên người trên thuyền sẽ thấy vật rơi thẳng đứng.

Bài 1.10 [trang 4 Sách bài tập Vật Lí 8]

Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì

A. Máy bay đang chuyển động

B. Người phi công đang chuyển động

C. Hành khách đang chuyển động.

D. Sân bay đang chuyển động

Lời giải:

Chọn D

Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì sân bay đang chuyển động còn máy bay, người phi công hay hành khách khách đang đứng yên đối với hành khách đang ngồi trên máy bay.

Bài 1.11 [trang 4 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta thấy cầu như bị “trôi” ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó?

Lời giải:

Khi ta nhìn xuống dòng nước lũ, khi đó ta lấy dòng nước lũ làm mốc, ta có cảm giác cầu như bị “trôi” ngược lại.

Bài 1.12 [trang 4 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Minh và Nam đứng quan sát một em bé ngồi trên vòng đu quay ngang. Minh thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay là không đổi nên cho rằng em bé đứng yên. Nam thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai? Tại sao?

Lời giải:

Nam đúng, Minh sai. Mặc dù khoảng cách từ em bé đến tâm đu không đổi nhưng vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm quay.

Bài 1.13 [trang 5 Sách bài tập Vật Lí 8]

Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát một tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy. Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bến tàu và nói rằng tàu mình đang đứng yên.

Ai nói đúng? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau?

Lời giải:

Cả Vân và Long đều nói đúng. Hai người có nhận xét khác nhau là vì hai người chọn các vật làm mốc khác nhau để xét chuyển động.

Bài 1.14 [trang 5 Sách bài tập Vật Lí 8]

 Chuyện hai người lái tàu thông minh và quả cảm.

Năm 1935, trên chặng đường sắt nối giữa hai ga En-nhi-cốp và O-li-san-tra thuộc nước Nga, anh lái tàu Boóc-xép phát hiện từ xa một dãy các toa tàu của đoàn phía trước tuột móc nối, đang lăn ngược về phía mình do tụt dốc. Thật là khủng khiếp nếu cả hai dãy toa kia băng băng xuống dốc lao thẳng vào đoàn tàu của anh.

Trong giây phút nguy hiểm đó, Boóc-xép liền hãm tàu mình lại rồi cho chạy lùi, nhanh dần cho tới khi nhanh bằng các toa tàu đang tụt dốc. Nhờ vậy, anh đã đón cả dãy toa kia áp sát vào tàu của mình một cách êm nhẹ, không bị hư hại gì. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của cách xử lí thông minh của người lái tàu Boóc-xép.

Lời giải:

Cở sở khoa học của cách xử lí thông minh của người lái tàu Boóc-xép là: Boóc-xép hãm tàu mình lại, rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho tới khi nhanh bằng các toa tàu nên mặc dù các toa tụt dốc rất nhanh nhưng nếu so với tàu của Boóc-xép thì các toa tàu gần như không chuyển động. Do đó, các toa tàu áp sát vào con tàu một cách êm nhẹ, không bị hư hại gì.

Bài 1.15 [trang 5 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Hai ôtô chuyển động cùng chiều và nhanh như nhau trên một đường thẳng. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của hai xe?

A. Hai xe cùng chuyển động so với cây cối ven đường.

B. Hai xe cùng đứng yên so với các người lái xe.

C. Xe này chuyển động so với xe kia

D. Xe này đứng yên so với xe kia.

Lời giải:

Chọn C

Vì khi hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh như nhau trên một đường thẳng nếu lấy một trong hai xe làm mốc thì xe còn lại sẽ đứng yên so với xe kia nên đáp án C là đáp án không đúng.

Bài 1.16 [trang 5 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Chọn câu đúng. Một vật đứng yên khi:

A. Vị trí của nó so với một điểm mốc luôn thay đổi.

B. Khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi.

C. Khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi,

D. Vị trí của nó so với vật mốc không đổi.

Lời giải:

Chọn D

Một vật đứng yên khi vị trí của nó so với vật mốc không đổi.

Bài 1.17 [trang 5 Sách bài tập Vật Lí 8] 

Có thể em chưa biết

Máy bay thử nghiệm: trong các phòng thí nghiệm về khí động học [nghiên cứu về chuyển động và tác dụng của không khí lên vật chuyển động], để nghiên cứu các hiện tượng xảy ra khi máy bay đang bay, người ta tạo ra những mô hình máy bay có kích cỡ, chất liệu hoàn toàn như thật, rồi thổi luồng gió vào mô hình này.

Hãy giải thích vì sao cách làm trên vẫn thu được kết quả đúng như máy bay đang bay.

Lời giải:

Dựa vào tính tương đối của chuyển động: thổi luồng gió vào máy bay đang đứng yên theo chiều ngược với chiều chuyển động thực của máy bay nên nếu lấy luồng gió làm mốc thì máy bay sẽ chuyển động ngược lại. Do đó vẫn thu được kết quả như trong thực tế.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Vật lý Bài 1: Chuyển động cơ học trang 3, 4, 5 SBT lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề