Bản chất pháp luật của nhà nước ta được thể hiện ở nội dung nào

11/10/2020 0 Quản lý nhà nước

4.8 / 5 [ 118 bình chọn ]

Pháp luật được xem là một trong những nhân tố giúp điều chỉnh về các mối quan hệ trong xã hội. Vậy bạn đã hiểu rõ bản chất của pháp luật nhà nước? Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của pháp luật chưa? Nếu chưa hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau. Chúng tôi sẽ mang tới những thông tin hữu ích nhất về pháp luật.

Xem thêm:

Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của nhà nước

Khái niệm hợp tác xã là gì? Ưu và nhược điểm của hợp tác xã

1. Khái niệm pháp luật của nhà nước

Pháp luật là một hệ thống bao gồm các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được nhà nước ban hành, thừa nhận và đảm bảo thực hiện, giúp thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Đồng thời là nhân tố điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

  • Như vậy khái niệm pháp luật sẽ được thể hiện qua 4 ý cơ bản đó là:
  • Thứ nhất:  Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung.
  • Thứ hai: Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.
  • Thứ ba: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
  • Thứ tư: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là một yếu tố giúp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội sao cho phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp.

2. Nguồn gốc của pháp luật

Nguồn gốc của pháp luật chính là các nguyên nhân, điều kiện kinh tế – xã hội phát sinh ra pháp luật. Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, khi cuộc sống cộng đồng, những mối quan hệ giữa con người với con người hình thành nên các nhu cầu. Chúng được điều chỉnh thông qua những quy tắc đạo đức, phong tục và tập quán tôn giáo khác nhau. 

Xã hội cũng xuất hiện sự phân chia giai cấp giữa người giàu và người nghèo, giai cấp bị trị và giai cấp thống trị… Sự phân chia giai cấp này đòi hỏi phải có các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung giúp đảm bảo thực hiện sức mạnh cưỡng chế đối với những thành viên trong xã hội và trong tổ chức.

Chính vì điều này cũng dẫn tới sự ra đời của pháp luật. Pháp luật được hình thành thông qua 3 con đường chủ yếu. Đó là:

  • Nhà nước thừa nhận các tập quán đã được hình thành từ trước đó sao cho phù hợp với lợi ích của mình và giúp nâng lên thành pháp luật. Thông qua con đường này nhà nước sẽ tạo ra hình thức pháp luật đầu tiên và được gọi là tập quán pháp luật.
  • Nhà nước thừa nhận những quyết định có từ trước thông qua từng vụ việc cụ thể của các cơ quan xét xử hay cơ quan hành chính cấp trên giúp hình thành khuôn mẫu cho cơ quan cấp dưới tương ứng để giải quyết những vụ việc tương tự có thể xảy ra. Con đường này sẽ được gọi là án lệ pháp.
  • Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật giúp điều chỉnh những mối quan hệ xã hội mới phát sinh do nhu cầu quản lý và duy trì trật tự xã hội. Con đường này gọi là các văn bản quy phạm pháp luật.

3. Bản chất của pháp luật Nhà nước Việt Nam

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc của pháp luật cũng phần nào sẽ giúp các bạn hiểu được bản chất của pháp luật nhà nước Việt Nam. Cụ thể dưới đây là một số thông tin liên quan tới bản chất của pháp luật nhà nước, đó là:

3.1. Pháp luật mang tính giai cấp

Bản chất của pháp luật nhà nước Việt Nam mang tính giai cấp thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh về ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Về nội dung của ý chí này được quy định thông qua điều kiện sinh hoạt vật chất trong giai cấp thống trị. 

Nhờ việc nắm trong tay quyền lực, giai cấp thống trị sẽ thông qua nhà nước nhằm thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hóa về ý chí của nhà nước. Đồng thời sẽ được nhà nước bảo hộ thực hiện nhờ vào sức mạnh của nhà nước.

Tính giai cấp của pháp luật còn biểu hiện ở mục đích điều chỉnh. Mục đích điều chỉnh của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh về các mối quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. Do đó pháp luật được xem là yếu tố giúp điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự thích hợp nhất với ý chí của giai cấp thống trị.

3.2. Pháp luật mang tính xã hội

Tính xã hội chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên trong xã hội. Mọi quy phạm của pháp luật dù được cơ quan nhà nước nào ban hành đều nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. 

Tuy nhiên chỉ với các quy phạm phù hợp với vấn đề thực tiễn thì mới được thực hiện giữ lại thông qua quyết định của phía nhà nước. Nó được xem là những quy phạm hợp lý, khách quan và được phần đa trong xã hội chấp nhận, đảm bảo phù hợp với mục đích của đại đa số trong xã hội.

4. Đặc điểm, vai trò của pháp luật Nhà nước

4.1. Đặc điểm của pháp luật

Pháp luật nhà nước Việt Nam có 3 đặc điểm cơ bản như sau:

  • Pháp luật do nhà nước ban hành và nhà nước đảm bảo thực hiện

Pháp luật do nhà nước ban hành được thực hiện thông qua các trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy pháp luật sẽ có tính khoa học, đảm bảo chặt chẽ và chính xác đối với việc điều chỉnh mối quan hệ trong xã hội.

Pháp luật đã được nhà nước đảm bảo thực hiện nhờ nhiều biện pháp khác nhau. Đặc biệt là biện pháp cưỡng chế cực kỳ nghiêm khắc… Với sự đảm bảo thực hiện của nhà nước đã giúp cho pháp luật được các cá nhân, tổ chức tôn trọng, thực hiện một cách có hiệu quả và nghiêm chỉnh.

  • Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến bao gồm các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung

Pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự chung và được thể hiện qua các hình thức xác định. Chúng có kết cấu logic, chặt chẽ và đã được đặt ra từ sự khái quát hóa nhiều trường hợp mang tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã giúp cho các quy định của pháp luật có tính khái quát hóa cao và là một khuôn mẫu điển hình giúp các chủ thể có thể thực hiện được khi gặp phải tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

Các quy định của pháp luật được thực hiện mang tính bắt buộc chung. Nó không phải dành cho 1 tổ chức hay cá nhân nào đó mà cho tất cả các tổ chức và các cá nhân có liên quan.

  • Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức

Pháp luật được thể hiện bởi các hình thức nhất định. Các quy định của pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật cụ thể như phong tục, tập quán, tiền lệ pháp, các văn bản quy phạm…

4.2. Vai trò của pháp luật

Pháp luật giữ một vai trò quan trọng và cần thiết trong đời sống xã hội. Nó được xem là một công cụ giúp đảm bảo cho sự tồn tài và vận hành bình thường trong xã hội và là nền đạo đức chung của cả xã hội.

Bên cạnh đó pháp luật còn giúp tạo ra một môi trường thuận lợi đối với sự phát triển của ý thức đạo đức, góp phần bồi đắp nên các giá trị mới cho đời sống xã hội.

Xem thêm: 

Bản chất của nhà nước là gì? Đặc trưng và các mối quan hệ

Cơ quan hành chính Nhà nước là gì? Đặc điểm và phân loại

Bài viết trên là một số thông tin liên quan tới nguồn gốc, đặc điểm, vai trò và bản chất của pháp luật nhà nước. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập ngay vào website trực tiếp của Khóa Luận Tốt Nghiệp nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề