Bánh trôi trong Tết Hàn thực có ý nghĩa gì

Vương Trần   -   Thứ ba, 13/04/2021 20:06 [GMT+7]

Nhà nghiên cứu văn hoá TS Nguyễn Ánh Hồng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh T.Vương

Theo quan niệm dân gian, ngày 3.3 âm lịch gọi là Tết Hàn thực. Vào ngày này, người dân thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên. Đây là dịp để con cháu hướng về cội nguồn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Những ngày này, trên các tuyến phố và các chợ trên địa bàn Hà Nội, các tiểu thương đã bày bán rất nhiều bánh trôi, bánh chay cũng như nguyên liệu làm bánh để phục vụ người dân.

Liên quan tới phong tục này, trao đổi với PV Lao Động, nhà nghiên cứu văn hóa - TS. Nguyễn Ánh Hồng [Học viện Báo chí và Tuyên truyền] lý giải ý nghĩa của Tết Hàn thực.

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” có nghĩa là “lạnh”, “thực” là ăn, Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh. Ngày Tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay.

Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi. Cũng từ đó, ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực.

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, phong tục này lại có những thay đổi phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt.

“Tết Hàn thực đã hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt.

Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc - thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường”, TS Nguyễn Ánh Hồng nói.

Cũng theo TS Nguyễn Ánh Hồng, việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thứ nhất, nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Ngoài ra, điều này còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.

Cũng theo TS Nguyễn Ánh Hồng, bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường. “Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống. Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc, tuy nhiên điều này không đúng với ý nghĩa nguyên gốc của ngày lễ Hàn thực” – TS Hồng nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng cho rằng, vào ngày lễ này, các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Tết Hàn thực [tức 3/3 âm lịch] năm 2021 rơi vào thứ Tư ngày 14/4 dương lịch. Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình thường chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để dâng lên bàn thờ để cầu mong tổ tiên.

Nguồn gốc Tết Hàn thực

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, Tết Hàn thực của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc, liên quan đến điển tích về một nhân vật mang tên Giới Tử Thôi.

Chuyện kể rằng vào thời Xuân Thu, vua Văn Công nước Tấn gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Lúc bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Tấn Văn Công ăn xong hỏi ra mới biết, lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân, nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công với mình trong thời kỳ lưu vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Bị bỏ quên, Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Mãi về sau, Tấn Văn Công nhớ ra, cho người đi tìm, nhưng Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh. Rốt cục, cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh dân gian phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm [khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 hằng năm]. 

Ở Việt Nam, món đồ nguội truyền thống của Tết Hàn thực là bánh trôi bánh chay, tuy nhiên ngoài việc dâng bánh thắp hương, các gia đình vẫn ăn đồ nóng trong các bữa cơm như bình thường.

Tại sao phải có bánh trôi bánh chay?

Tục cúng Bánh trôi bánh chay của người Việt gợi nhớ đến tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.

 Bánh trôi, bánh chay gợi sự tích mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, phù hợp với văn hoá người Việt

Theo các chuyên gia văn hoá, khi bước sang tháng 3, thời tiết bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh, rất phù hợp cho những ngày nóng nực.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên. 

Tết Hàn thực vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt thường chuẩn bị bánh trôi bánh chay để cúng lễ Hàn thực.

Trong tiếng Hàn thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.

Theo truyền thuyết thì vào thời xa xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ đi lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc ở nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi luôn ở bên cạnh vua để phò tá, bày mưu tính kế.

Có hôm trên đường đi lánh nạn, đã hết lương thực Giới Tử Thôi đã cắt một phần miếng đùi của mình để cho vua ăn. Sau khi nhà vua ăn xong mới biết sự hi sinh của Giới Tử Thôi nên rất cảm kích.


Giới Tử Thôi phò tá vua tận mười chín năm trời, sau quãng thời gian khổ cực cũng khổ luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công đoạt lại ngôi vương nước Tấn, ông đã phong chức cũng như thưởng chức tước cho những ai có công tòng vua nhưng lại quên Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cho rằng nghĩa vụ của bề tôi là phò tá vua là trách nhiệm của bề tôi nên không hề oán trách. Ông về quê rồi cho mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống cuộc sống thanh bình.

Vua Tấn Văn Công nhớ ra ông rồi sai người quay về tìm Tử Thôi. Giới Tử Thôi không màng danh vọng nên không quay về lĩnh thưởng. Nhà vua thấy vậy bèn ra lệnh đốt rừng để ông xuất hiện. Tuy nhiên, ông lại cùng mẹ chết cháy trong rừng, nhất quyết không ra ngoài.

Lúc này nhà vua đã hối hận cho hành động của mình. Ngài đã lập miếu thờ Tử Thôi tại núi rồi đổi tên núi là Giới Sơn. Vua hạ lệnh cho người dân không đốt lửa 3 ngày từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch và chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn.

Đối với các định nghĩa khác, xem Tết [định hướng].

Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Ngày tết truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.

Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay [ở Trung Quốc nấu chè trôi nước], nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân.

Ở Việt Nam, ngày 3 tháng 3 âm lịch ăn tết Hàn thực "phỏng theo người phương Bắc, kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi chết cháy".[1] Hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc, được biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm [khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm].

 

Bánh trôi

Ở Việt Nam hiện nay, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, và có ít liên hệ đến Giới Tử Thôi và những kiêng kỵ khác.[2] Vào ngày này, người Việt thường "làm bánh trôi nước, bày cỗ bàn, cúng gia tiên"[1], cho nên bánh trôi còn được gọi là bánh Hàn thực[3].

Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tục ăn bánh trôi vào ngày Hàn thực ở Việt Nam nhiều khả năng được du nhập vào thời Lê, thịnh hành vào giai đoạn Lê Trung Hưng - Nguyễn. Năm 1773, Lê Quý Đôn cho biết: "Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy. Người phương Bắc cũng có, gọi là Thủy đoàn".[4] Theo giải thích của Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa [viết vào khoảng thế kỷ 16 thời Lê] giải thích: "Trôi nước có hiệu Thủy đoàn, trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh".

Tục ăn bánh cuốn

 

Bánh cuốn ngày nay

Theo ghi chép của Lê Tắc, người thời Trần "tiết Hàn Thực, đem bánh cuốn tặng nhau" [5]. Qua bài thơ "Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh", làm năm 1291, Trần Nhân Tông viết: "Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh Xuân thái, đây là phong tục cũ của An Nam xưa nay." [5] Theo Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, bánh Xuân thái cũng chính là tên gọi khác của bánh cuốn. Sách này đồng thời cho biết: "Quyển bính [bánh cuốn] nhiều nhân càng ngon, hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay" .

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết: Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tiết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau. Bánh cuốn còn được gọi là bánh Xuân thái [thái: rau], trong có nhân [có thể gồm cả rau lẫn thịt], được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay.

Nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Văn hóa Phát triển [Học viện Báo chí và Tuyên truyền] cho biết ngày tết này ở Việt Nam thực ra bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa nên được lưu truyền cho đến ngày nay: "Tên gọi của Tết Hàn thực nghe có vẻ bắt chước từ Trung Quốc nhưng không phải, mà khi vào Việt Nam, nó đã hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt. Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc - thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường" [6] Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức [tác giả cuốn "Ngàn năm áo mũ" và nhiều bài nghiên cứu về văn hóa dân tộc] cũng cho biết trong "An Nam phong tục sách" có ghi tục này "phỏng theo người phương Bắc, kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi chết cháy"[1].

Tuy nhiên, các bài phân tích của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương luôn khẳng định, tết Hàn Thực không phải của người Trung Quốc, mà nó hoàn toàn liên quan tới nền văn minh của người Việt.[7][8] Tuy nhiên, phân tích của Trung tâm này có nhiều điểm đáng ngờ. Ví dụ: coi tết Hàn thực chính là tết Đoan ngọ diễn ra vào mồng 5/5 âm lịch. Báo Thanh Niên dẫn theo các phân tích của trung tâm này, trên Hà Đồ Lạc Thư thì số 3 thuộc Dương Mộc. Tháng 3 là tháng Thìn, thuộc ngũ hành Thổ và là tháng thứ năm [theo lịch Kiến Dần]. Ngày 3/3 là đánh dấu ngày kết thúc của Mộc Khí. Còn Hàn Thực tức là ăn món lạnh mong cho mùa Hạ bớt nóng và Tổ tiên chúng ta sáng tạo ra món bánh trôi bánh chay để thắp hương và dâng lên hương linh gia tiên là hoàn toàn dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành chứ không hề liên quan tới Phật giáo hay Đạo giáo.[8] Tuy nhiên, trung tâm cũng chưa dẫn được những sử liệu khoa học xác đáng và có nhầm lẫn về mặt lịch sử[9].

  • Tết Thanh minh
  • Tấn Văn công
  • Tết Đoan ngọ

  1. ^ a b c "Tiểu học Bản quốc phong tục sách" [còn gọi "An Nam phong tục sách"]
  2. ^ Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2004
  3. ^ Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, trong "Tạp thảo tập" và "Xuân Hương thi sao" được chép với tên "Vịnh Hàn thực bính" [Vịnh bánh Hàn thực]
  4. ^ Vân đài loại ngữ
  5. ^ a b An Nam chí lược
  6. ^ Vương Trần [7 tháng 4 năm 2019]. “Chuyên gia lý giải về Tết Hàn thực [3.3 âm lịch] tại Việt Nam”. Báo Lao Động.
  7. ^ Nguyễn Vũ Tuấn Anh [8 tháng 6 năm 2008]. “GIẢI MÃ NGÀY MÙNG 5 THÁNG 5 TRONG DI SẢN VĂN HIẾN VIỆT”.
  8. ^ a b Vũ Phượng [26 tháng 3 năm 2020]. “Tết Hàn Thực, tiết Thanh Minh: Nguồn gốc và ý nghĩa việc cúng bánh trôi, bánh chay”. Báo Thanh Niên.
  9. ^ Nhầm lẫn về mặt lịch sử: Trung tâm nghiên cứu lý học Phương Đông phân tích tại sao ngày 10/3 được tổ tiên Việt chọn làm lễ giỗ tổ Hùng Vương để "chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước". Trên thực tế, ngày này chỉ mới được chọn từ năm 1917 triều vua Khải Định, khi Bộ Lễ chính thức gửi công văn lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm.

  • Sổ tay văn hoá Việt Nam, Đặng Đức Siêu, Nhà Xuất bản Lao động, 2006

  Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tết_Hàn_thực&oldid=68446102”

Video liên quan

Chủ Đề