Bao lâu đê mo c răng khê nh

Đối với những người không may mắn sở hữu hàm răng quá nhiều khiếm khuyết như răng khấp khểnh, niềng răng trở thành phương pháp hữu ích giúp khắc phục tối đa những khuyết điểm, tái tạo thẩm mỹ cho hàm răng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải kiên trì suốt quá trình chỉnh nha tương đối dài.

Vậy cụ thể, thời gian niềng răng khấp khểnh mất bao lâu, khi nào được tháo mắc cài, cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

1. Thế nào gọi là răng khấp khểnh?

Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc không đều, mọc theo chiều hướng chen chúc, chồng chéo lên nhau, răng mọc thò ra hoặc thụt vào gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ gương mặt. Không chỉ vậy, tình trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến các sai lệch khớp cắn, gây trở ngại trong việc ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.

Tình trạng răng khấp khểnh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

– Mất răng sữa quá sớm so với độ tuổi bình thường khiến khoảng trống dành cho răng không đủ, răng cũng vì thế mà mọc lệch so với bình thường.

– Răng sữa lâu rụng dẫn đến không có đủ chỗ cho răng thay thế mọc đúng vị trí, thay vào đó, răng thường có chiều hướng mọc lệch ra ngoài hoặc lệch hẳn vào trong.

– Một số thói quen xấu của trẻ như: Mút tay, thở bằng miệng, đẩy lưỡi… làm cung hàm bị biến dạng, răng cũng mọc khấp khểnh, sai vị trí.

– Thiếu hụt canxi, vitamin C hoặc D gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành cấu trúc xương và răng, lúc này quá trình thay răng của trẻ cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, khiến cho răng mọc không đều.

Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc không đều, mọc theo chiều hướng chen chúc, chồng chéo lên nhau

2. Niềng răng – phương pháp điều trị tối ưu dành cho hàm răng khấp khểnh

Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn phương pháp niềng răng để cải thiện khiếm khuyết ở răng miệng như: Răng khấp khểnh, răng hô, móm… Theo các chuyên gia, niềng răng là giải pháp vô cùng hiệu quả đối với tình trạng răng mọc không đều.

Giới thiệu khái quát về phương pháp này, niềng răng hay còn được biết đến với tên gọi chỉnh nha là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài tạo lực kéo lên răng nhằm giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Không chỉ mang lại diện mạo mới cho hàm răng, niềng răng còn điều chỉnh khớp cản chuẩn, cải thiện tối đa chức năng ăn nhai cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng trước những nguy cơ bệnh lý.

Hiện nay, khi công nghệ nha khoa ngày càng phát triển, khách hàng có sự lựa chọn đa dạng giữa các loại mắc cài. Với những khách hàng có yêu cầu cao về thẩm mỹ, bạn có thể lựa chọn những phương án niềng răng như mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi hoặc hiện đại nhất là phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign. Ngược lại, nếu như có mong muốn niềng răng hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Nhìn chung, mặc dù khác nhau về đặc điểm và cấu tạo, tuy nhiên các loại mắc cài niềng răng đều hướng đến mục đích chung là nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Bên cạnh đó, ngoài nhu cầu và sở thích cá nhân, việc lựa chọn phương pháp niềng răng cũng phụ thuộc lớn vào tình trạng răng miệng của từng trường hợp. Do đó, để có quyết định phù hợp nhất, trước tiên bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ sau khi thăm khám và kiểm tra răng.

Niềng răng trở thành giải pháp tối ưu cho những trường hợp răng khấp khểnh

3. Thời gian niềng răng khấp khểnh kéo dài bao lâu?

Niềng răng vốn là kỹ thuật khá phức tạp, do đó, phải mất một quá trình dài để bác sĩ có thể đưa răng về đúng vị trí sao cho đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như sự ổn định sau khi niềng. Do đó mà thời gian niềng răng cũng khá dài, với trường hợp răng khấp khểnh, trung bình bạn sẽ cần mất khoảng từ 14 đến 28 tháng để kết thúc quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên trên thực tế, con số kể trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo bởi thời gian chỉnh nha ở mỗi trường hợp là khác nhau. Đối với những trường hợp sai lệch răng ở mức độ nặng, thời gian có thể kéo dài lên đến hơn 3 năm.

4. Yếu tố tác động đến thời gian niềng răng bị khấp khểnh

Sở dĩ, khó có thể xác định thời gian chỉnh nha chính xác bởi con số cụ thể còn phụ thuộc phần lớn vào một số yếu tố như:

– Thời điểm chỉnh nha

Theo chuyên gia, giai đoạn lý tưởng nhất để bắt đầu quá trình chỉnh nha đó là giai đoạn từ 8 đến 18 tuổi. Bởi ở giai đoạn này, xương hàm và răng chúng ta chưa phát triển hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các khí cụ chỉnh nha dễ dàng tác động, tạo lực kéo để đưa răng về đúng vị trí. Nếu như niềng răng vào độ tuổi này, bạn sẽ rút ngắn được khá nhiều thời gian niềng so với những thời điểm khác.

– Mức độ lệch lạc của ca niềng

Với trường hợp răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ thì thời gian niềng răng sẽ diễn ra tương đối nhanh, đôi khi chỉ mất tối thiểu là 14 tháng. Ngược lại, nếu như răng khấp khểnh ở mức độ nặng thì thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài hơn rất nhiều. Ngoài ra, ở những trường hợp cần tiến hành một số biện pháp hỗ trợ như nhổ răng hay nong hàm thì thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn.

– Loại mắc cài chỉnh nha mà bạn lựa chọn

Thông thường, với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc thì thời gian chỉnh nha sẽ nhanh hơn so với các phương pháp khác bởi thiết kế chính xác và khả năng bám dính vô cùng tốt. Do đó, khi sử dụng phương pháp này, người dùng có thể hạn chế được việc bị bung tuột dây cung, giúp quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn.

– Tay nghề, trình độ của bác sĩ niềng răng

Đây có thể nói là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng của bạn. Với những bác sĩ có tay nghề và trình độ cao, đưa ra những phán đoán và điều chỉnh chính xác thì quá trình chỉnh nha của bạn sẽ diễn ra đúng lộ trình, thậm chí là kết thúc sớm hơn so với kế hoạch dự tính.

– Tuân thủ lịch hẹn tái khám định kỳ với bác sĩ

Như đã đề cập ở trên, quá trình niềng răng tương đối dài và khách hàng cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ điều trị đã đưa ra. Trong một số trường hợp, khách hàng nếu như không tuân thủ theo lịch hẹn tái khám, bác sĩ không kịp thời

– Sự phối hợp của khách hàng

Niềng răng là một quá trình dài đòi hỏi khách hàng phải kiên nhẫn tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ điều trị đã đưa ra. Ở một số trường hợp khách hàng không tuân thủ lịch hẹn hoặc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ đã phải mất thời gian niềng lâu hơn.

Khách hàng hoàn toàn hài lòng với quy trình niềng răng khấp khểnh hiệu quả, an toàn tại Thu Cúc TCI

Trên đây là những thông tin quan trọng về phương pháp niềng răng khấp khểnh. Khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI đã và đang trở thành một trong những địa chỉ chỉnh nha được đông đảo khách hàng lựa chọn. Nhờ việc áp dụng kỹ thuật chỉnh nha hiện đại được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành, khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ niềng răng tại Thu Cúc TCI có thể hoàn toàn an tâm về hiệu quả đạt được sau khi chỉnh nha.

Mọc răng sữa là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình trẻ phát triển, đây cũng là thời gian vất vả với các bậc phụ huynh vì trẻ hay quấy khóc do đau, biếng ăn và dễ mắc bệnh hơn. Vậy trẻ mọc răng mất bao lâu? Dấu hiệu gì để nhận biết và cách chăm sóc khi trẻ mọc răng như thế nào?

1. Trẻ mọc răng mất bao lâu - băn khoăn của nhiều cha mẹ

Trẻ mọc răng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển quan trọng của hệ xương và răng đáp ứng nhu cầu ăn nhai của trẻ sau này. Thông thường, ở tháng thứ 6 sau khi sinh, trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, sau đó các răng sẽ tiếp tục mọc cho đến khi lấp đầy hai hàm răng.

Mọc răng là giai đoạn phát triển răng và xương quan trọng ở trẻ nhỏ

Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng cũng như thời gian để trẻ mọc đủ răng sữa là khác nhau phụ thuộc vào yếu tố thể chất, dinh dưỡng,… Có nhiều trẻ mọc răng sớm và kết thúc sớm hơn bình thường hoặc ngược lại, đây thường không phải là dấu hiệu quá mức gây lo lắng.

Song cha mẹ cần lưu ý và theo dõi những mốc thời gian trẻ mọc răng như sau:

  • Trẻ từ 5 - 8 tháng tuổi: Thông thường trẻ đã mọc hoàn thiện 4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới.

  • Trẻ từ 7 - 10 tháng: Trẻ tiếp tục mọc 4 răng cửa bên.

  • Trẻ từ 12 - 16 tháng tuổi: 4 chiếc răng hàm đầu tiên sẽ được mọc lên.

  • Trẻ từ 14 - 20 tháng tuổi: là thời điểm để 4 chiếc răng nanh của trẻ mọc.

  • Trẻ từ 20 - 32 tháng tuổi: Mọc 4 chiếc răng hàm thứ 2 còn thiếu.

Trẻ đến 2 tuổi thường đã mọc đủ 2 hàm răng sữa

Thông thường khi trẻ 2 tuổi sẽ có đầy đủ một hàm răng sữa 20 chiếc răng chia đều ở hai hàm trên và dưới. Trẻ sẽ có một lần thay răng vĩnh viễn nữa và mọc thêm các răng hàm khi trưởng thành để hoàn thiện.

2. Các dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị mọc răng

Quá trình mọc răng là một trong những quá trình quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, song giai đoạn này việc chăm sóc cho trẻ sẽ khó khăn hơn vì trẻ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe. Cha mẹ nên nắm rõ và nhận biết các dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng để chăm sóc tốt hơn.

2.1. Trẻ bị chảy nước dãi

Trẻ nhỏ thường hay chảy nước dãi, nhưng ở giai đoạn chuẩn bị mọc răng hoặc đang mọc răng, nước dãi trong khoang miệng sẽ chảy ra nhiều hơn. Điều này có thể khiến trẻ khó chịu, hãy dùng khăn thấm nước dãi ở cằm trẻ để tránh gây bẩn quần áo. Ngoài ra nên hạn chế cho trẻ mút tay, tay trẻ kéo theo nhiều bụi bẩn vi khuẩn đưa vào miệng dễ gây viêm nhiễm nướu khi đang mọc răng.

2.2. Trẻ bị đau và sưng lợi

Răng sữa đẩy lên khi mọc sẽ khiến lợi sưng lên, đỏ và đau khó chịu nên trẻ dễ quấy khóc hoặc đưa tay vào ngậm miệng. Chiếc răng sữa đầu tiên mọc là lúc khiến trẻ đau nhất, nên tránh để trẻ gặm tay hoặc vật dụng cứng. Có thể dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc các biện pháp giảm đau tự nhiên như chườm ấm, chườm đá cho trẻ.

Trẻ mọc răng thường bị đau nên chán ăn

2.3. Trẻ thích cắn

Cảm giác bứt rứt khi răng chồi lên khỏi lợi gây ra cảm giác vô cùng bứt rứt khó chịu. Đây là lí do khiến trẻ thích cắn mọi thứ xung quanh để giảm khó chịu, cha mẹ có thể cho trẻ cắn các núm vú mềm để tránh gây tổn thương răng và lợi.

2.4. Bú ít, bỏ ăn

Cơn đau răng và lợi thường xuyên khiến trẻ dễ cáu kỉnh quấy khóc hơn, ngoài ra trẻ cũng sợ bú và bú ít hơn. Việc này kết hợp với hệ miễn dịch thay đổi ở trẻ độ tuổi 6 tháng tuổi trở lên khiến trẻ dễ bị ốm sốt, tiêu chảy hơn. Cha mẹ cần lưu ý bổ sung đủ dinh dưỡng, cho trẻ bú và ăn dặm nhiều bữa để đảm bảo sức khỏe.

2.5. Sốt

Mọc răng thường chỉ gây sốt nhẹ, nếu trẻ sốt cao kèm các triệu chứng khác thì thường do nguyên nhân bệnh lý kết hợp như sốt virus, viêm đường hô hấp,… Nếu trẻ sốt cao và kéo dài, cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm để theo dõi và hạ sốt kịp thời.

2.6. Trẻ mất ngủ

Cơn đau răng không những khiến trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ đêm. Trẻ dễ giật mình tỉnh giấc và quấy khóc hơn, lúc này hãy vỗ về để trẻ an tâm và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Thời gian trẻ mọc mỗi răng thường từ 5 - 7 ngày kể từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện

Thông thường các triệu chứng mọc răng trên của trẻ sẽ xảy ra trước khi răng nhú lên từ 3 - 5 ngày. Khi răng nhú lên hẳn khỏi lợi, nghĩa là sau 5 - 7 ngày triệu chứng sẽ giảm và thường không còn gây khó chịu nghiêm trọng, trẻ sẽ sinh hoạt và vui chơi bình thường. Cha mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng và hỗ trợ trẻ bằng việc chăm sóc răng miệng, vệ sinh, cho trẻ bú và ăn đủ dinh dưỡng,… Các trường hợp trẻ sốt cao, có dấu hiệu viêm nhiễm vùng nướu cần đưa trẻ đi khám nha khoa để điều trị, giảm triệu chứng.

3. Làm gì để giảm đau do mọc răng cho trẻ?

Các chuyên gia nhi khoa gợi ý một số biện pháp giảm đau và khó chịu do mọc răng của trẻ nhỏ mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà như:

3.1. Dùng khăn lạnh

Dùng khăn ẩm nhúng nước lạnh hoặc bọc đá viên để lau miệng cho trẻ, nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm sưng đau rất tốt ở vùng nướu. Ngoài ra có thể cho trẻ ngậm kẹo lạnh để quên đi cảm giác đau do mọc răng, lưu ý tránh cho trẻ ngậm đá hoặc uống nước quá lạnh sẽ gây viêm họng.

3.2. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau hoặc dùng loại thuốc bôi khi trẻ mọc răng, cách này có tác dụng nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ. Do đó, cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng.

Cho trẻ ngậm ti giả sẽ giúp giảm cảm giác đau và khó chịu do mọc răng

3.3. Cho trẻ ngậm ti giả

Nếu đau khó chịu khiến trẻ quấy khóc hoặc mất ngủ, có thể cho trẻ ngậm ti giả để làm giảm cảm giác này. Ban ngày hãy chơi với trẻ để trẻ quên đi cơn đau nhức.

3.4. Vệ sinh răng miệng

Trẻ ở độ tuổi đang mọc răng cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh nhiễm trùng nướu và răng. Nên dùng tay hoặc dụng cụ làm sạch chuyên dụng để vệ sinh nướu răng cho trẻ sau khi ăn hoặc bú. Ngoài ra, cần chú ý lau khô nước dãi chảy nhiều xuống ngực, cổ để tránh gây viêm da.

Trẻ mọc răng mất bao lâu còn tùy vào từng trẻ, thông thường là 5 - 7 ngày cho mỗi lần mọc răng. Phụ huynh cần hiểu rõ về thời gian cũng như các triệu chứng trẻ mọc răng để chăm sóc bé tốt hơn. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề