Bao nhiêu độ là cận thị?

Cận thị là một trong các tật khúc xạ khá phổ biến hiện nay, người cận thị thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần còn thấy mờ hoặc rất mờ khi nhìn các vật ở xa. Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường, do đó người cận thị thường phải nheo mắt khi nhìn các vật ở xa. Người có độ cận càng cao thì tầm nhìn sẽ càng hạn chế.

Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

Độ cận thị được kí hiệu là D [Diop]. Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính sử dụng giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật gần như là bình thường. Diop biểu hiện tình trạng bệnh cận thị của mắt, diop càng lớn thì cận thị càng nặng. Nhiều người cận nặng khi tháo kính ra còn không thể tránh các vật cản trước mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, học tập và làm việc.

Cận thị có thể được chia làm 3 nhóm theo mức độ từ nhẹ tới nặng

Cận nhẹ: Là cận thị có độ nặng dưới 3,00 diop

Cận trung bình: Là cận thị có mức độ từ 3,00 diop – 6,00 diop

Cận nặng: Là cận thị có độ cận trên 6,00D diop

Cận thị ban đầu có thể ban đầu chỉ ở mức độ nhẹ, nhìn hơi mờ nhưng nếu không được thăm khám thì độ cận có thể tăng lên nhanh chóng hoặc mắc các bệnh lý khác về mắt. Khi xác định được độ cận và độ cận ở mức độ nào sẽ giúp cho việc thăm khám và điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Vì sao cần kiểm soát tiến triển cận thị?

Khi mắt đã xuất hiện cận thị thì đồng nghĩa đã có nguy cơ phát triển các bệnh lý gây suy giảm thị lực về mắt, khi độ cận càng tăng thì nguy cơ mắc các bệnh lý đó càng tăng. Các bệnh lý thường gặp ở những người có độ cận cao như nhược thị, lác, bong võng mạc, glocom,…Để tránh hoặc giảm khả năng dẫn tới các biến chứng trên thì việc kiểm soát tiến triển cận thị cần được chú ý và thực hiện ngay khi phát hiện cận thị.

Cách kiểm soát tiến triển cận thị

Để kiểm soát tiến triển cận thị, người cận thị nên đi kiểm tra ít nhất từ 3 đến 6 tháng một lần để biết được mức độ phát triển của độ cận. Nếu như ở lứa tuổi học đường, cận thị triến triển từ 1 độ trở lên được coi là tiến triển nhanh và nặng, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp làm chậm quá trình tiến triển cận thị. Để biết phương pháp kiểm soát độ cận nào phù hợp, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn phù hợp.

Quy tắc 20-20-20 có thể thấy là một quy tắc hay được nhắc đến nhất không chỉ trong quá trình giúp kiểm soát tiến triển cận thị mà còn là quy tắc giúp đôi mắt của chúng ta được nạp năng lượng ngắn hạn. Mỗi 20 phút tiếp xúc với màn hình điện thoại, chúng ta nên dừng lại và nhìn ra một điểm cách xa khoảng 20 feet [tương đương 6.1 mét] trong vòng 20 giây.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa Atropine nồng độ thấp sẽ hỗ trợ làm chậm tốc độ tăng độ cận. Độ tuổi khuyến cáo sử dụng thuốc nhỏ mắt này trong các nghiên cứu là từ 6 tuổi trở lên có độ cận tăng ít nhất -0.5 Diop trong vòng 6 tháng trước đó. Vì vậy để có thể sử dụng thì người cận thị hoặc trẻ bị cận thị cần đi thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ.

Phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K. Ortho-K là phương pháp đeo kính điều chỉnh độ khúc xạ tạm thời khi đi ngủ [trung bình 6 – 8 giờ mỗi đêm] và tháo ra khi thức dậy vào sáng hôm sau. Trẻ sẽ có được tầm nhìn rõ nét vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng.

Những trường hợp có độ cận thấp, người bệnh có thể chỉ cần điều chỉnh sinh hoạt theo tư vấn của bác sĩ để cải thiện tầm nhìn tốt nhất.

Nếu người cận thị có độ cận cao hoặc mức độ gia tăng độ cận nhanh thì bác sĩ có thể cân nhắc đưa ra lời khuyên kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tích cực.

Qua đây chúng ta có thể đã biết được thêm về độ cận thị và tiến triển cận thị. Để phát hiện và kịp thời điều trị cận thị cũng như các bệnh về mắt, chúng ta nên đi khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần ngay cả khi chưa bị cận nhé.

Bạn đi khám mắt và thấy trên kính thuốc có ghi thị lực 1/10. Bạn thắc mắc cận thị 1/10 là bao nhiêu độ? Và cận thị ở mức độ này đã cần phải đeo kính chưa? Bài viết dưới đây của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Menu xem nhanh:

1
  • 1. Thị lực và độ cận thị
    • 1.1 Thị lực là gì?
    • 1.2 Cận thị là gì?
    • 1.3 Mối quan hệ giữa thị lực và độ cận thị
  • 2. Cận thị 1/10 là bao nhiêu độ?
  • 3. Cận thị bao nhiêu độ được coi là nặng?
  • 4. Bài tập luyện giúp mắt thư giãn

1. Thị lực và độ cận thị

1.1 Thị lực là gì?

Thị lực là khả năng nhận thức rõ các chi tiết của mắt. Hay nói một cách chính xác hơn, thị lực của mắt là khả năng nhận biết riêng biệt hai điểm ở gần nhau. Hai điểm này được nhìn dưới một góc được gọi là góc thị giác.

Khám thị lực thường là bước đầu tiên được thực hiện trong quy trình khám mắt ở các bệnh viện. Theo đó, các bác sĩ có thể đánh giá chức năng của hệ thống quang học mắt [như giác mạc, thể thủy tinh]. Đồng thời cũng có thể đánh giá được chức năng của võng mạc và đường thần kinh thị giác.

Thị lực là khả năng nhận thức rõ các chi tiết của mắt

1.2 Cận thị là gì?

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất ở mắt. Theo đó, mắt của người bị cận thị thường chỉ nhìn rõ những vật ở gần và mờ dần khi nhìn xa. Nếu như ở người không cận thị, hình ảnh được hội tụ lên võng mạc thì ở người cận thị, hình ảnh lại hội tụ trước võng mạc. Điều này làm cho mắt gặp phải những khó khăn nhất định mỗi khi nhìn các vật thể ở khoảng cách lớn.

1.3 Mối quan hệ giữa thị lực và độ cận thị

Đo độ cận thị hay đo thị lực đều là các cách để tính độ cận thị của mắt. Thông qua đó, người cận có thể xác định được chỉ số, mức độ cận nặng hay nhẹ. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục cận thị sao cho phù hợp.

Đơn vị để đo độ cận thị là Diop [ký hiệu là D] – độ cong của thấu kính được sử dụng để đeo giúp mắt nhìn rõ mọi vật một cách bình thường. Nếu để ý, chúng ta có thể thấy trên mặt kính thường có ký hiệu -D. Dấu “-” ở đây là chỉ báo cho tật cận thị [trái lại, dấu “+” là kính dùng cho viễn thị].

VD: -1D, -2D, -3D, -4D,… tương ứng với các độ cận thị lần lượt là 1 độ, 2 độ, 3 độ, 4 độ,…

Khi khám thị lực, bạn sẽ được thử thị lực không kính ở cả khoảng xa và khoảng gần. Trong đó, thị lực xa là yếu tố liên quan đến mức độ cận thị. Bởi sự giảm thị lực xa đồng nghĩa với việc độ cận thị tăng lên. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi mắt của người cận thị không có loạn thị kèm theo. Nếu người cận thị đã đeo kính từ trước thì cần thử thị lực với cả kính đang đeo.

2. Cận thị 1/10 là bao nhiêu độ?

Các chỉ số 1/10, 2/10, 3/10,… là ký hiệu thể hiện thị lực của mắt khi kiểm tra nhìn xa. Chúng có thể được coi là lời cảnh báo, rằng đôi mắt bạn đang mắc phải tật khúc xạ.

Kiểm tra thị lực tại Thu Cúc TCI

Kết quả này được xác định căn cứ vào 10 dòng chữ trên bảng kiểm tra thị lực. Nếu bạn nhìn rõ tất cả 10 dòng chữ cái tức là thị lực của bạn đạt 10/10. Tương đương với đó, mắt nhìn thấy rõ 7 dòng thì thị lực của mắt là 7/10. Mắt nhìn thấy rõ 6 dòng thì thị lực của mắt là 6/10. Ở các ngưỡng này, bạn chưa cần quá lo lắng bởi thị lực của mắt vẫn đang ở ngưỡng trên trung bình.

Tuy nhiên, nếu mắt chỉ nhìn thấy rõ 1 dòng chữ trên 10 dòng thì thị lực của bạn đang là 1/10. Với mức thị lực này, mắt bạn đang ở trong tình trạng cực kỳ kém.

Một vài người cho rằng mỗi khoảng thị lực sẽ tương ứng với mức độ cận thị nhất định. VD: Thị lực 6-7/10 tương ứng với -0.5D; thị lực 4-5/10 tương ứng với -1D; thị lực 1/10 tương ứng với -1.5D đến -2D;…

Tuy nhiên, thực tế thì khi nói mức thị lực là 1/10, ta chưa thể khẳng định mắt đang cận bao nhiêu độ. Để biết chính xác, cách tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.

3. Cận thị bao nhiêu độ được coi là nặng?

Mắt cũng giống như cơ thể của chính chúng ta vậy. Khi thị lực của mắt kém đi giống như cơ thể lúc đang bị bệnh, cần phải được chăm sóc và bảo vệ một cách tốt hơn.

Thị lực dưới 10/10 đều được coi là yếu hơn bình thường

Trong thực tế, không có độ cận thị cao nhất bởi có những người cận đến 15, 20 độ, tùy theo thể trạng mắt. Chỉ cần là thị lực dưới 10/10 đều được coi là yếu hơn bình thường.

Vì vậy, trong trường hợp mắt chưa mắc tật khúc xạ, hãy luôn áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng các nguyên tắc nghỉ ngơi hợp lý để mắt điều tiết tốt hơn. Trường hợp mắt đã mắc phải tật khúc xạ, bạn cần đeo kính, uống thuốc,… tùy theo chỉ định của bác sĩ hoặc khúc xạ viên thăm khám.

4. Bài tập luyện giúp mắt thư giãn

Nếu đã mắc phải tật khúc xạ, luyện tập mắt hàng ngày là một trong những cách tốt để hạn chế sự phát triển của bệnh. Trong đó, nguyên tắc 20 – 20 – 20 là phương pháp đơn giản và khá dễ thực hiện mà bạn nên áp dụng ngay.

Cụ thể: Sau mỗi 20 phút làm việc, hãy để mắt nghỉ ngơi trong 20s để nhìn vào một vật xa 20 feet [xấp xỉ 6m]. Bản chất của phương pháp này là khi mắt nhìn chằm chằm vào một điểm, đến khi mắt chuyển sang nhìn chỗ khác xa hơn sẽ cần một khoảng thời gian để điều chỉnh. Nếu được luyện tập nhiều, mắt sẽ quen được với việc thay đổi. Từ đó khả năng điều tiết của mắt cũng dần trở nên tốt hơn.

Ngoài ra, thói quen ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, xây dựng lịch làm việc điều độ và đi khám mắt định kỳ cũng là những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ đôi mắt.

Chuyên khoa mắt – Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực. Nơi đây hội tụ những bác sĩ Nhãn khoa giỏi với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi có những liệu trình tốt nhất cho từng trường hợp bệnh về mắt nói chung và bệnh cận thị nói riêng. Cùng với đó là đội ngũ y, bác sĩ nhiệt tình, tận tâm. Hệ thống trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu 100%. Chúng tôi tự tin sẽ là một trong những sự lựa chọn đúng đắn nhất cho đôi mắt của bạn.

Như vậy, trên đây là những chia sẻ của Thu Cúc TCI về cận thị và độ cận thị. Thông qua bài viết, hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “cận thị 1/10 là bao nhiêu độ?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Cần bình thường bao nhiêu độ?

Cận thị được chia làm 4 mức độ khác nhau như sau: Cận thị nhẹ: từ -0.25 đi-ốp đến -3 đi-ốp. Cận thị trung bình: từ -3.25 đi-ốp đến - 6 đi-ốp. Cận thị nặng: từ -6.25 đi-ốp đến -10 đi-ốp.

Cần bao nhiêu độ là tối đa?

Cận bao nhiêu độ là nặng nhất? Theo nghiên cứu, trên thực tế không có giới hạn cận nặng nhất là bao nhiêu độ. Có nhiều người bị cận 0,5 độ, 14 độ, hoặc có khi lên đến 20 – 25 độ. Nhiều khả năng, những người bị cận cao trên 10 độ có thể bị bệnh về mắt nữa.

Cận 7 độ sẽ như thế nào?

Độ cận của mắt được tính bằng độ diop [D]. Như vậy, mắt cận 7 độ được xem là cận thị nặng. Với độ cận này, khoảng cách nhìn được của mắt rất ngắn. Thông thường đều phải phụ thuộc vào mắt kính mới nhìn thấy được.

Cận 1 độ sẽ như thế nào?

Mắt cận từ -1 đi-ốp đến -3 đi-ốp, thị lực có nhiều thay đổi, khi nhìn xa từ 5m trở lên hình ảnh bị mờ dần, cảm thấy như có màn sương trắng che phủ khiến mắt không thể nhìn rõ chi tiết. Người bị cận ở mức độ này cần đeo kính thường xuyên hơn khi nhìn xa, đọc sách, học bài, sử dụng thiết bị điện tử, lái xe.

Chủ Đề