Bé trai 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường có sự khác nhau giữa các bé. Thông qua chỉ số cân nặng mà chúng ta có thể cân nhắc và thay đổi chế độ chăm sóc sao cho phù hợp. Vậy thường thì trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu?

Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đạt

Một trong số các vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm là trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là đủ chuẩn. Theo ý kiến của các chuyên gia, các bậc cha mẹ nên theo dõi bảng cân nặng của trẻ theo từng tuần và so sánh với những tiêu chuẩn mà WHO đưa ra để có thể nhận biết được con mình chậm tăng cân, nặng cân hay đủ cân.

Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát qua nhiều năm của Tổ chức Y tế Thế giới về bảng cân nặng tiêu chuẩn dành cho trẻ nhỏ, thông thường số đo cân nặng của bé sơ sinh 1 tháng tuổi thường đạt tiêu chuẩn khi cân nặng dao động từ 4 đến 4,2 kg. 

Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là đủ chuẩn?

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg cũng là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Đối với những trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, mỗi tuần cân nặng sẽ tăng khoảng 200gr và tăng thêm 1kg mỗi tháng so với khi vừa mới chào đời.

Bên cạnh đó, cân nặng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng có sự chênh lệch giữa bé trai và bé gái. So với bé gái thì cân nặng của bé trai thường nặng hơn.

Đặc điểm về tâm sinh lý và hoạt động của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

1 tháng sau khi trẻ vừa mới chào đời là khoảng thời gian rất quan trọng để giúp trẻ được thích nghi với cuộc sống ở bên ngoài. Chính vì vậy, việc chăm sóc trẻ ở giai đoạn này thường rất vất vả đối với nhiều bà mẹ.

Về mặt sinh lý, trẻ 1 tháng tuổi vẫn chưa thể duỗi thẳng người, chân, tay và cổ bé vẫn còn hình dáng hơi cong. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi vấn đề này sẽ được cải thiện ở các tháng tiếp theo. Khi ấy, cơ thể của trẻ sẽ được duỗi ra với tư thế bình thường.

Theo bản năng, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ tìm đến bầu sữa mẹ để bú. Bên cạnh đó, trẻ cũng đã có thể cử động ngón tay, cầm nắm, nắm chặt bàn tay hoặc duỗi thẳng tay và chân sau đó nhanh chóng co tròn lại.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đã có thể thực hiện những hoạt động bình thường

Khi mới được 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ dành ra nhiều thời gian cho việc ngủ. Điều này sẽ kích thích được sự phát triển của cân nặng cũng như tăng chiều cao ở trẻ. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường dành ra 15 đến 16 tiếng mỗi ngày để ngủ. Khi bé có nhu cầu gì hay đói thì bé mới quấy khóc và không muốn ngủ.

Bên cạnh đó, các cơ quan khác như thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác của trẻ 1 tháng tuổi lúc này đã phát triển tương đối toàn diện. Đặc biệt là trẻ sơ sinh đã có thể ngửi được mùi sữa mẹ và đã có thể phân biệt được mùi vị.

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chậm lớn, nhẹ cân?

Nếu như nhận thấy cân nặng của trẻ không tăng, trẻ bị còi cọc thì các mẹ có thể thực hiện những cách sau:

Cho bé dùng thêm sữa công thức

Nếu như trẻ không chịu bú mẹ hoặc mẹ không đáp ứng đủ sữa để nuôi con thì các mẹ có thể cho trẻ dùng thêm sữa công thức. Việc uống sữa bột sẽ giúp trẻ bổ sung thêm lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển ở trẻ.

Cho trẻ dùng thêm núm vú

Nếu như trẻ cảm thấy khó khăn trong việc bú mẹ thì các mẹ có thể cho trẻ dùng núm vú. Dụng cụ này sẽ giúp cho lượng sữa mà bé uống sẽ nhiều hơn. Nhờ vậy mà cân nặng của trẻ sẽ được cải thiện.

Các mẹ có thể cho trẻ dùng núm vú 

Cho trẻ bú mẹ thật đúng cách

Các mẹ không nên để cữ bú cách xa và nên cho trẻ bú đều đặn ở trong ngày. Khoảng thời gian thích hợp nhất chính là sau 2 đến 3 giờ thì nên cho bé bú một lần. Các mẹ nên duy trì thời gian bú cho trẻ càng lâu càng tốt bởi hàm lượng chất béo có trong sữa của mẹ sẽ tăng dần vào lúc cuối. 

Cố gắng kích thích con hoạt động

Trẻ sơ sinh nên thực hiện một số bài tập vận động nhẹ nhàng như vắt chéo tay, vắt chéo chân… Các bài tập này vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa, vừa giúp trẻ được tăng cường sức khỏe và hấp thụ dưỡng chất một cách tốt hơn. Không chỉ vậy, việc vận động sẽ kích thích được sự thèm ăn ở trẻ.

Đưa con đi thăm khám 

Nếu như nhận thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu chậm tăng cân, bố mẹ nên đưa trẻ đến các bác sĩ để được họ hỗ trợ cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp và tốt nhất cho con.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Để giúp trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh, các mẹ hãy đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc dành riêng cho trẻ nhé.

Chiều cao của trẻ là một vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm, mỗi ngày tổng đài tư vấn chăm sóc khách hàng của Vietlife mỗi ngày nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ về cân nặng và chiều cao của trẻ như thế nào là phát triển bình thường.

Tăng trưởng về chiều cao của trẻ những tháng đầu đời

Theo kênh sức khỏe thường thức, không có thông tin hay chỉ số chính xác tuyệt đối về các thông số kể trên tuy nhiên, với tính toán khoa học liên quan đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ trong những năm đầu đời, các mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng dưới đây:

Mục lục

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ 0 – 12 tháng tuổi

THÁNG TUỐICÂN NẶNG [KG]CHIỀU CAO [CM ]BÉ TRAIBÉ GÁIBÉ TRAIBÉ GÁISƠ SINH2.9 – 3.82.7 – 3.648.2- 52.847.7- 52.01 THÁNG3.6 – 53.4 – 4.552.1- 52.852.1- 55.82 THÁNG4.3 – 64.0 – 5.455.5- 60.754.4- 59.23 THÁNG5 – 6.95.3 – 6.958.7- 63.757.1- 59.54 THÁNG5.7 – 7.65.8 – 7.561.0- 66.459.4- 64.55 THÁNG6.3 – 8.26.3 – 8.163.2- 68.661.5- 66.76 THÁNG7.3 – 8.56.8 – 8.765.1- 70.563.3- 68.67 THÁNG7.4 – 9.27.1 – 9.069.2 – 73.467.3 – 74.28 THÁNG7.7 – 9.67.7 – 9.170.3- 75.768.7- 75.89 THÁNG8.25 – 9.578.2 – 9.370.6- 72.270.1- 77.410 THÁNG8.3 – 10.28.5 – 9.673.3- 80.171.5- 78.911 THÁNG8.4 – 10.58.7 – 9.974.1- 81.572.8- 80.312 THÁNG8.9 – 10.48.9 – 10.174.5- 82.974.0- 81.7

Các mẹ lưu ý những điều sau đây khi áp dụng bảng chỉ số chiều cao, cân nặng này:

+ Bảng các chỉ số này chỉ áp dụng đối với những em bé sinh đủ tháng, sơ sinh có cân nặng trung bình 2,9 – 3,8kg và chiều dài trung bình 50cm.

+ Về cân nặng: Mức tăng trung bình của trẻ 0 – 6 tháng tuối là 125gr – 600gr/ tuần. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng  tuổi thì mức tăng tương ứng là 500gr/tháng.

+ Về chiều cao: Trẻ từ 0 – 6 tháng có mức tăng trung bình là 2,5cm/tháng. Đối với trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi thì con số tăng tương ứng là 1,5cm/tháng.

Lưu ý nhỏ cho mẹ khi đo để so sánh với bảng chiều cao và cân nặng của trẻ:

+ Hàng tháng các mẹ nên cân, đo cân nặng và chiều cao một lần để biết tình hình phát triển của con.

+ Quần áo và tã của trẻ khoảng 200-400gr, nên khi cân mẹ phải lấy kết quả đo được trừ đi khối lượng này

+  Lưu ý nên đo chiều cao của trẻ vào buổi sáng [trẻ dưới 1 tuổi đo ở tư thế nằm ngửa], nên cân cho bé sau khi vừa đại tiện, tiểu tiện xong the caviar collection .

+  Bé trai có trọng lượng, chiều cao có thể nhỉnh hơn bé gái.

Một yếu tố quan trọng đối với những năm tháng đầu đời của trẻ đó là dinh dưỡng và giấc ngủ. Các mẹ có thể tham khảo bảng sau nhé:

Bảng thời gian ngủ, ăn sữa – ăn dặm của trẻ 0 – 12 tháng tuổi

Tháng tuổiDinh dưỡngGiấc ngủLượng sữa cho búĂn dặmNgày và đêmSơ sinh1 lần bú: 30-35 ml
Ngày bú 8-12 lần
Mỗi cữ cách 2-3 tiếng18 -20 tiếng1 tháng1 lần bú: 35-60 ml
Ngày bú 6-8 lần
Mỗi cữ cách 2-3 tiếng18 -20 tiếng2 tháng1 lần bú: 60-90 ml
Ngày bú 5-7 lần
Mỗi cữ cách 3-4 tiếng16 -18tiếng3 tháng1lần bú: 60-90 ml
Ngày bú 5-7 lần
Mỗi cữ cách 3-4 tiếng14 -15 tiếng4 tháng1 lần bú: 60- 120 ml
Ngày bú 5-6 lần
Mỗi cữ cách 4 tiếng13-14 tiếng5 tháng1 lần bú: 120 -180 ml
Ngày bú 5 lần
Mỗi cữ cách 4 tiếng13-14 tiếng6 tháng1 lần bú: 180 -240 ml
Ngày bú 3-4 lần1 bữa ăn dặm bột ngọt + hoa quả bổ sung13-14 tiếng7 tháng1 lần bú: 200 -240 ml
Ngày bú 3-4 lần1-2 bữa ăn dặm bột ngọt,mặn + hoa quả bổ sung13-14 tiếng8 tháng1 lần bú: 200 -240 ml
Ngày bú 3-4 lần2 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung13-14 tiếng9 tháng1 lần bú: 240 ml
Ngày bú 2-3 lần
lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml3 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung12 – 13 tiếng10 tháng1 lần bú: 240 ml
Ngày bú 2-3 lần
lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml4 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung12 – 13 tiếng11 tháng1 lần bú: 240 ml
Ngày bú 2-3 lần
lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml5 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung12 – 13 tiếng12 tháng1 lần bú: 240 ml
Ngày bú 2-3 lần
lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml6 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung12 tiếng

Lưu ý:

Các chỉ số trong bảng chỉ có giá trị tham khảo, trên thực tế, thời gian ngủ của bé có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với bảng này.

+ Trong những tháng đầu đời, thời gian hầu hết của trẻ là ngủ, do vậy mẹ cần chú ý đánh thức trẻ dậy ti mẹ để con không bị đói, cứ 3 đến 4 giờ mẹ nên đánh thức con dậy 1 lần

+ Khi bé bước sang tháng thứ 3 trẻ ngủ ít hơn chỉ khoảng 16h/ngày do vậy, để tốt cho đồng hồ sinh học của trẻ, mẹ nên tập cho em thói quen ngủ đêm nhiều hơn…

+ 6 tháng tuổi bé có thể ngủ xuyên đêm do đó mẹ không cần đánh thức trẻ dậy để bú.

Mẹo nhỏ để mẹ biết lượng sữa cho con bú đã đủ chưa?

  • Giai đoạn từ 0 – 6 tuần tuổi

Mẹ có thể căn cứ vào cân nặng: nếu bé tăng 1kg so với cân nặng lúc mới sinh ra thì lượng sữa con bú được đảm bảo. Đồng thời, mẹ cũng có thể căn cứ vào lượng tã: bé dùng từ 6 – 9 cái trong ngày, con ngủ ngon giấc, không khóc, mỗi cữ ngủ khoảng 2-3 tiếng.

  • Giai đoạn trên 6 tuần tuổi – 12 tháng

Trẻ đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ tăng từ 150 – 210gr/tuần đối với bé 6 tuần tuổi – 4 tháng; tăng từ 120 – 150gr/tuần đối với bé 4 – 6 tháng; tăng 60 – 120gr đối với bé 6 – 12 tháng. Thay tẫ cho bé 4 – 6 tã trong ngày, con ngủ ngon giấc không khóc quấy.

Từ 0 – 12 tháng tuổi đạt được các chỉ số tăng trưởng trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ cũng như thời gian ngủ và ăn sữa trên, chúc mừng mẹ vì đã nuôi con rất khéo.

Có nuôi con mới hiểu thấu sự vất vả của mẹ, quả thật, một đứa trẻ lớn lên và phát triển bình thường đi kèm là bao nhiêu nỗi lo và trăn trở của mẹ. Hãy lựa chọn Vietlife – chúng tôi đồng hành cùng bạn, cho con yêu món quà ý nghĩa ngay từ khi lọt lòng.

Chủ Đề