Bên cạnh việc đeo các loại vòng, người việt còn dùng cách nào để trang điểm:

Sang thời Lê mạt do cơ cấu chính trị trong triều đình có nhiều thay đổi và trở nên phức tạp bởi hệ thống cung vua phủ chúa nên lối phục sức của tầng lớp quý tộc cũng ít nhiều thay đổi: Vua mặc long cổn, đội mũ tam sơn hay áo hoàng bào mang đai ngọc; Chúa mặc áo bào tía, đội mũ xung thiên mang đai ngọc; Hoàng thái tử [con vua] mặc áo xanh đội mũ dương đường; Vương thế tử [con chúa] mặc áo đỏ đội mũ cánh chuồn dát vàng, bố tử kỳ lân... Học trò và người thường khi có công việc đều mặc áo thâm, dân quê mặc áo vải thô màu trứng. Đến cuối thời Lê thì ai cũng mặc áo thanh cát màu thâm, xanh sẫm, màu sừng, màu trắng ít dùng. Có thời kỳ màu sừng là màu của tầng lớp vương, công, khanh, sĩ. Nhưng về sau bất kể người sang hèn đều mặc màu này. Còn các màu xanh sẫm, xanh nhạt thì lại cho là quê không dùng nữa [Phạm Đình Hổ [Vũ Trung tuỳ bút]].

Trang phục người Hà Nội  thời kỳ cận đại

 Người Hà Nội thời cận đại rất chú ý đến cách ăn mặc. Khâu đầu tiên là chọn lựa chất liệu của quần áo. Chất liệu may áo ưa chuộng, lúc đó  là the mà phải là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa, nhuộm thâm, thường là the làng La Cả. Chất liệu may quần của nữ là lĩnh làng Bưởi mới là hàng tốt nhất, sợi mịn, mặt bóng. Quần của nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô. Ngoài ra, một số chất liệu vải cao cấp cũng hay được dùng như: sa, xuyến, băng, là, xồi, đũi, nhiễu.... đều là sản phẩm của các làng nghề ở Hà Nội hay các tỉnh lân cận sản xuất. Một số hàng đặc biệt hơn dành cho vương hầu là đoạn, gấm, vóc,...

Thị dân các phố nghề, buôn bán, lao động thì ưa  quần áo màu thâm, trắng và nâu. Quần áo nuộm bằng củ nâu vừa bền màu vừa bền sợi. Phường Đồng Lâm có nghề nhuộm vải nâu nổi tiếng. Thiếu nữ mới lớn thích nhuộm màu nâu non để tôn thêm vẻ đẹp nước da trắng ngần. Các ông bà thì thích nhuộm màu tiết dê. Phường Hàng Đào lại có nghề nhuộm điều.

Trang phục người Hà Nội cuối thế kỷ XVIII đầu XIX

Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, trang phục của người Hà Nội đã có nhiều thay đổi cả về chất liệu lẫn kiểu dáng. Những loại vải như the, lĩnh, lượt, là được sử dụng khá phổ biến với những kiểu dáng chính như tứ thân cho nữ, áo dài cài chéo vạt cho nam. Sang trọng nữa, đàn ông, đàn bà mặc áo dài lụa trắng bên trong, ngoài lồng áo may bằng sa, xuyến hoặc băng [là những loại vải mỏng có độ bóng, đôi khi có hoa]. Vương hầu, quan chức thì dùng hàng đoạn, gấm, vóc. Đoạn gần như lĩnh nhưng dày hơn. Vóc là thứ đoạn mỏng có hoa đồng màu, còn gấm có hoa dệt màu sặc sỡ hoặc bằng kim tuyến.

Hà Nội xưa còn có loại áo mặc trong đám cưới, do nhà chủ giàu có may cho tất cả các khách đến ăn cưới. Xong việc, những áo ấy được nhuộm lại, đem bán rẻ, gọi là “Cố y”. Dân lao động thì chủ yếu dùng áo vải nhuộm nâu, vải mỏng nhuộm nâu non lại là mặt hàng ưa thích của các cô gái bình dân để may áo cánh. Người khá giả cũng dùng màu nâu nhưng là lụa, đũi nhuộm nâu. Thế hệ người già thường thích màu tiết dê, tam giang. Phường Đồng Lầm [nay là làng Kim Liên, quận Đống Đa] có nghề nhuộm nâu nổi tiếng.

Lúc này, màu vàng vẫn bị cấm, chỉ dành riêng cho nhà vua và áo khoác các tượng Thần, Phật. Màu đỏ chủ yếu dùng trong tầng lớp công, hầu, khanh, tướng. Vóc đỏ hay gấm đỏ tươi còn được gọi là màu đại hồng. Con quan to mới sinh ra cũng mặc áo đỏ. Còn nhà giàu chỉ khi bố mẹ khao thượng thọ mới được con cháu mừng cho chiếc áo the đỏ. Phường Hàng Đào chuyên làm nhuộm điều. Màu hoa đào bị coi là lẳng lơ, không đứng đắn, thường dùng cho người múa hát. Màu xanh nhạt “hồ thuỷ” hoặc “thiên thanh” được dùng nhuộm áo mặc lót trong hoặc để lót lần trong áo kép, áo bông. Các cô gái vùng ngoại thành lại thích màu hoa hiên. Mặc áo cánh nâu non, yếm lụa, thắt lưng màu hoa hiên, cũng là “mốt” một thời của các cô gái Hà Nội. Chị em nhỏ nhắn thì ưa thắt một dây lưng màu quan lục, hay tam giang cho nổi rõ cái lưng ong. Kiểu áo phổ biến vẫn là tứ thân, thắt lưng bằng dải lụa màu, còn gọi là “ruột tượng”. Nhà buôn thành thị, nhà giàu xứ quê, còn đeo vào thắt lưng một bộ “xà tích” bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, quả đào xinh xinh đựng thuốc lào cũng bằng bạc và chùm chìa khoá.

Ngoài ra kiểu áo 5 khuy, tay rộng cũng được giới nữ 36 phố phường chấp nhận. Khi mặc, chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ, khoe cái yếm cổ xây, ôm lấy cái cổ trắng nõn nà, cao ba ngấn. Phụ nữ phố phường hay dùng yếm trắng. Phụ nữ ngoại thành dùng yếm nâu. Hội hè mặc yếm đào, yếm hoa hiên. Các bà đứng tuổi ưa cổ xẻ, từ cổ yếm có 3 đường khâu xoè ra. Nam giới mặc áo dài năm thân, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc... người hào hoa phong nhã thì mặc áo sa trơn, áo trong và quần màu trắng. Mùa rét, dùng áo kép, có thêm lần vải lụa lót màu tươi, áo bông cộc, trần quân cờ. Khi mặc, người ta còn có thắt lưng bao xanh duyên dáng kèm theo. Một vài trường hợp thực dụng hơn, người ta thắt một cái "ruột tượng: thay cho thắt lưng để đựng tiền và các thứ lặt vặt. Một số người còn đeo bên cạnh thắt lưng một chiếc xà tích bằng bạc đựng vôi ăn trầu. Có khi áo tứ thân còn thêm một vạt để cài khuy, thường là 5 khuy. Bên trong áo tứ thân là yếm trắng, yếm đào.

Ngoài trang phục ra thì trong cách ăn mặc của người Hà Nội còn có nhiều thứ phụ trang đi kèm như giày dép, mũ, nón, ô, lại thên chút đồ trang sức bằng vàng, bạc như vòng, nhẫn, dây, xuyến... để làm tăng vẻ đẹp ngoại hình.

Đáng chú ý nhất trong trang phục phụ nữ là những tà áo dài. Áo dài có từ bao giờ cũng khó xác định, có thể đã hơn trăm năm, nhưng ngày nay trở thành trang phục đẹp nhất, tiêu biểu cho cách ăn mặc đậm đà tính dân tộc của phụ nữ Việt Nam. Tại nhiều hoạt động đối ngoại của đất nước, áo dài trở thành lễ phục không thể thiếu được.

Có thể chiếc áo dài Huế cùng với chiếc nón lá Huế chóp nhọn du nhập ra Hà Nội từ lâu, nhưng chỉ đến nửa đầu thế kỷ XX, áo dài mới được người Hà Nội tiếp nhận và cải tiến nhiều. Áo dài cũng từ đó trở thành trang phục gắn bó với phụ nữ thủ đô.

Nam giới mặc áo có 5 thân, cài khuy tết chỉ hay khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc. Mùa đông thì cả nam và nữ thường dùng áo bông.

6. Trang phục người Hà Nội từ thế kỷ XIX đến ngày nay

Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XX có những phố nổi tiếng về bán vải như Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Vải. Các phố may quần áo nổi tiếng là Hàng Trống, Hàng Gai. Bên cạnh các diễn biến về trang phục triều đình, sự hiện diện của các loại trang sức ở thành Thăng Long trong các tầng lớp nhân dân rất là phong phú. Một số phường ở kinh thành đã đặt tên, nói lên sự sầm uất của các sinh hoạt liên uan đến vấn đề trang phục. Hàng Giầy bán giầy dép. Hàng Đào vào ngày các chợ phiên, tấp nập người La Khê, La Cả đến bán the, lụa, lượt, là, người Mỗ bán lụa, người Bưởi bán lĩnh...

Bên cạnh trang phục, sự thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện ở nón mũ đội đầu. Đẹp nhất là nón làng Chuông, nhưng bộ quai thao làm duyên cho nón lại được làng Triều Khúc dệt. Vì thế, có câu ca:

"Hà Nội thì tết quai tua,

Có hai con bướm đậu vừa xung quanh".

Còn có nón mền giải, nón tam giang dành cho ông già, nón lá cho con nhà giàu, nón lá sen cho trẻ con, nón ba tầm.  Sau này, nhiều loại mũ cũng theo văn minh phương Tây vào Hà Nội. Có mũ cát, mũ lưỡi trai, mũ phớt, mũ nồi,...

Về mùa đông, vẻ duyên dáng của nam thanh nữ tú còn được tô điểm thêm các loại khăn đội đầu hay quấn cổ. Có khi là khăn nhiễu hay khăn nhung có thêm một đoạn độn tóc bằng vải để vấn quanh đầu. Sau này, các thiếu nữ Hà Nội thường có chiếc khăn san mỏng quấn hờ quanh cổ để làm đẹp nhiều hơn là để ấm. Nam giới có loại khăn đầu rìu hay khăn xếp. Bên cạnh việc đi giày sau này, còn phổ biến hơn cả là các loại guốc tre, guốc gỗ, dép quai ngang, dép mũ cong hình lá đề

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, ngoài những trang phục đã trở thành lễ phục của cả nước như áo dài cho phụ nữ, áo vest, sơ mi, quần Tây cho nam giới, người Hà Nội còn sáng tạo ra muôn vàn mốt quần áo mới thích hợp với mọi tầng lớp nhân dân và cũng chịu ảnh hưởng của thời trang quốc tế. Hà Nội đã trở thành 1 trong 2 trung tâm thiết kế và biểu diễn thời trang lớn nhất nước. Các tên phố liên quan đến trang phục tăng lên nhiều so với thời Lê: phố hàng Hài, phố hàng Nón, phố hàng Bạc, phố hàng Vải, phố hàng Chỉ, phố hàng Lược, phố hàng Bông, phố hàng Gai, phố Thợ Nhuộm v.v..., từ đây có thể khai thác được nhiều tư liệu về vấn đề trang phục.

Có nhà nghiên cứu đã cho rằng vấn đề Mặc thời phong kiến là "một phần của pháp chế". Ngày nay với mỗi người, mặc là một phần nhân cách, với xã hội đó là văn hóa, với lịch sử, đó là bước tiến văn minh. Trang phục đặc biệt đậm nét và lâu dài là nữ phục, là lĩnh vực mà bản sắc dân tộc biểu hiện và bảo lưu khá. Đây là một vấn đề văn hóa văn  minh dân tộc, giúp cho các thế hệ mai sau có cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về quá khứ Thăng Long - Hà Nội và góp phần xây dựng đời sống văn hóa người Hà Nội.

Như một quy luật tất yếu của lịch sử, trang phục của người Thăng Long-Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua từng thời đại. Tuy nhiên nét riêng độc đáo từ vẻ đẹp lịch sự, trang nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo cùng với lối trang sức Hà thành  vẫn được bảo tồn như là một đặc trưng riêng của văn hóa Hà Nội, luôn được các thế hệ Hà Nội gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh gian khổ đến những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc ở thời kinh tế thị trường.

Nhìn lại quá trình lịch sử, trang phục của người Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua từng thời đại. Tuy nhiên cái vẻ đẹp lịch sự, tranh nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo thì vẫn được bảo tồn như là một đặc điểm riêng của trang phục Hà Nội. Có nhà văn nói rằng, người Hà Nội trong bộ quần áo cần lao giản dị mà vẫn đượm vẻ phong lưu. Nơi mỗi vạt áo của những người con đất Thủ đô ấy dường như ta vẫn thấy hồn Thăng Long vương vất.

Video liên quan

Chủ Đề