Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâukiem dinh

Bệnh viện Nhi Trung ương gần đây tiếp nhận một số trẻ phải vào cấp cứu do uống nhầm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, dầu hỏa, hóa chất tẩy rửa,… hay uống nhầm các chất gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc an thần của người lớn,… dẫn đến các tổn thương rất nặng nề, thậm chí có trường hợp nguy kịch tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sự cố đáng tiếc này, trong đó nguyên nhân hàng đầu là do người lớn bất cẩn không để thuốc và hóa chất ở nơi an toàn khiến trẻ ăn, uống nhầm. Bệnh nhân ngộ độc gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, đây là nhóm tuổi thích tò mò, khám phá nhưng lại chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại.

Bên cạnh đó, khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của bản thân hoặc nghe theo lời mách bảo của người chung quanh, tự dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống,… Những điều này đều dẫn đến nguy cơ khiến trẻ ngộ độc thuốc.

Trường hợp ngộ độc có chủ đích do trẻ có ý định tự tử thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì [trên 10 tuổi], khi tâm sinh lý của trẻ bắt đầu có sự thay đổi, áp lực về học tập, xung đột với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương nhưng không được giãi bày, chia sẻ để có định hướng đúng đắn, khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực.

Thông thường trẻ bị ngộ độc qua 3 con đường: Qua da và niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất; qua đường tiêu hóa do uống và qua đường hô hấp do hít phải chất độc.

Với mỗi con đường nhiễm độc, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau: Biểu hiện ngoài da sẽ thấy trên da xuất hiện nhiều nốt sưng đỏ và nốt phỏng; biểu hiện về tiêu hóa thường gặp là trẻ nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc; biểu hiện về hô hấp như ho, kích thích, khò khè, khó thở.

Ngay khi phát hiện/nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất độc hại, cha mẹ và người trông trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc.

Biểu hiện toàn thân khi trẻ bị nhiễm độc nặng là thở nhanh hoặc thở chậm hơn bình thường, tím tái, co giật, li bì, hôn mê.

Ngay khi phát hiện/nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất độc hại, cha mẹ và người trông trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc.

Gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất. Khi đi cha mẹ nhớ cầm theo thuốc hoặc hóa chất nghi ngờ gây ngộ độc cho trẻ, điều này sẽ giúp cho bác sĩ gợi ý được nguyên nhân và có phương án giải độc phù hợp.

Trong khi chờ đợi đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ nên sơ cứu ban đầu cho trẻ bằng cách. Nếu bị nhiễm độc qua da và niêm mạc, cha mẹ cần tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất, đồng thời rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất của trẻ liên tục dưới vòi nước sạch. Trường hợp hóa chất vào mắt, cần rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.

Nếu bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa, cần kê cao đầu hoặc giữ trẻ ở tư thế ngồi nếu trẻ còn tỉnh táo, trường hợp trẻ bị bất tỉnh thì cho nằm nghiêng bên trái. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị sặc, đồng thời khi trẻ nôn ói nhiều, các chất trong dạ dày sẽ không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, cha mẹ dùng ngón tay của mình [tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch] kích thích vào vùng sàn họng trẻ [chỗ lưỡi gà], giúp trẻ có thể nôn để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể. Chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ.

Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để bảo đảm cân bằng nước và điện giải.

Cha mẹ tuyệt đối không gây nôn cho trẻ trong trường hợp trẻ hôn mê, li bì, co giật hoặc nghi ngờ uống phải các hóa chất có tính chất ăn mòn như axit, bazơ, xăng dầu,…

Nếu bị nhiễm độc qua đường hô hấp: nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực có hóa chất gây độc, xịt mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, sau đó cho trẻ súc miệng nhiều lần.

Phòng Kiểm nghiệm hóa lý- Vi sinh Viện Tp.HCM hoạt động kiểm tra thực phẩm với uy tín và chất lượng trên 50 năm. Cùng với sự phát triển chung của xã hội và tạo thương hiệu chất lượng đối với khách hàng, theo sự chỉ đạo của ban giám đốc viện, chúng tôi đã xây dựng phòng kiểm nghiệm chuẩn thức và đã được Văn phòng công nhận chất lượng –Vilas thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2005. Đồng thời từ năm 2006 Viện cũng đã được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm -Bộ Y Tế chỉ định là cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm trên các mặt hàng nước dùng trong ăn uống các loại, thịt và sản phẩm của thịt, hải sản và các sản phẩm của hải sản.

Trung bình mỗi tháng chúng tôi đã thực hiện khoảng 12.000 xét nghiệm, các mẫu thử này do khách hàng tự nguyện đưa đến. Kết quả thử nghiệm của viện luôn được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và tín nhiệm.

Phòng Kiểm nghiệm lý -Vi sinh gồm 2 labo. Labo Hóa lý- và Labo.Vi sinh với số lượng nhân sự là 19 người, trong đó Đại học và trên Đại học 12 người, kỹ thuật viên 5 người và nhân viên phụ trợ 2 người. Đủ năng lực và chuyên môn thông thạo phục vụ khách hàng.

o Labo Hóa lý:

  • Trang bị những máy móc hiện đại như sắc ký, sắc ký khí ghép khối phổ, sắc ký lỏng cao áp, máy quang phổ, quang phổ hấp thu nguyên tử.
  • Thực hiện được các chỉ tiêu hóa lý trong mẫu nước, thực phẩm và mốt số lĩnh vực khác như nông sản, thủy sản, phân bón... khi khách hàng yêu cầu.
  • Phân tích một số hóa chất độc hại, độc tố và kim loại nặng như: Đồng, chì, Arsen, Kim loại nặng ... trong nước. Urê, Borate, Alfatoxin, Saccharin, dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng kháng sinh trong thực phẩm và nông sản thực phẩm.
  • Đội ngũ cán bộ có tay nghề thành thạo, phục vụ tận tình theo yêu cầu của khách hàng, trả kết quả chính xác, đúng hẹn.
  • Chúng tôi luôn cập nhật và triển khai những chỉ tiêu mới cho phù hợp với yêu cầu thực tế để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Máy sắc ký Model 850 Professional IC

Hệ thống Sắc ký lỏng cao áp Model Agilent 1100 Series [Hãng Agilent]

o Labo. Vi sinh:

  • Công tác kiểm nghiệm: Phân lập và định danh vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm, nước và mỹ phẩm. Phương pháp thử nghiệm áp dụng theo TCVN, Bộ Y Tế và AFNOR. Phòng cũng đã đưa kỹ thuật sinh học phân tử [PCR] vào chuẩn đoán để phát hiện nhanh một số vi khuẩn có thời gian nuôi cấy lâu và vi khuẩn khó phát hiện bằng phương pháp nuôi cấy. Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
  • Thử nghiệm khả năng diệt khuẩn của một số sản phẩm như xà phòng tắm, xà phòng gội và một số sản phẩm diệt khuẩn khử trùng khác dùng trong lĩnh vực y tế.
  • Ngoài ra phòng cũng tham gia công tác đào tạo, hướng dẫn sinh viên làm đề tài tốt nghiệp Đại học. Tập huấn và tư vấn kỹ thuật xét nghiệm cho các công ty, xí nghiệp chế biến thực phẩm.
  • Để tìm hiểu sâu hơn các yếu tố nguy cơ lây truyền từ thực phẩm, phòng cũng tham gia hợp tác nghiên cứu về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm với các Viện Pasteur trên thế giới. Đã có nhiều công trình và số liệu được công bố đăng trên nhiều tạp chí và báo cáo tại hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Vi khuẩn Legionella gây nhiễm trùng cấp truyền qua đường hô hấp, hiện diện trong hệ thống làm lạnh máy điều hòa nhiệt độ cũng đã được triển khai và sẳn sàng phục vụ khách hàng khi có yêu cầu.

Chủ Đề