Bèo tấm xử lý nước thải

Xử lý nước thải bằng thực vật hay còn gọi là xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh là phương pháp xử lý phổ biến đối với những cụm công nghiệp, hộ dân tại các vùng nông thôn. Đặc biệt, phương pháp này được các chủ trang trại, hộ gia đình làm chăn nuôi tin dùng bởi nó có thể tiết kiệm được chi phí trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi một cách tối đa. 

Mục lục

  • 1 Thực vật thủy sinh là gì?
  • 2 Công nghệ xử lý nước thải bằng thực vật là gì?
  • 3 Quy trình xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh
  • 4 Ưu, nhược điểm của thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải

Thực vật thủy sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật là gì, chúng ta hãy cùng làm rõ khái niệm thực vật thủy sinh là gì. Thực vật thủy sinh bao gồm các loài thực vật có thể sinh trưởng trong môi trường nước.

Mặc dù sự xuất hiện và sinh trưởng nhanh chóng của nó có thể gây nên một số bất lợi cho con người nhưng vẫn không thể phủ nhận lợi ích của chúng trong việc xử lý nước thải, làm phân compost, thức ăn cho con người, gia súc,….

Các loại thực vật được ứng dụng để xử lý nước thải tiêu biểu như: Hydrilla, Water milfoil, Blyxa [Thực vật thủy sinh sống chìm]. Lục bình, bèo tấm, bèo tai tượng, Salvinia [Thực vật thủy sinh sống trôi nổi]. Cattails, Bulrush, Sậy [Thực vật thủy sinh sống nổi].

Mục đích của thực vật thủy sinh trong công nghệ xử lý nước thải bằng thực vật là loại bỏ dinh dưỡng trong nước thải, thu hồi dinh dưỡng vào sinh khối và thu hồi sinh khối thực vật sử dụng cho mục đích khác.

Tận dụng thực vật để xử lý nước thải

Được xem là một trong những công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, công nghệ sử dụng thực vật để xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp và ổn định.

Không chỉ vậy công nghệ xử lý nước thải bằng thực vật còn góp phần làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái. 

Vai trò của thực vật thủy sinh trong hệ thống xử lý nước thải là: 

  • Phần rễ và thân là giá bám cho vi khuẩn phát triển, lọc và hấp thụ chất rắn. 
  • Thân và lá nằm từ mặt nước trở lên giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời làm cản trở sự phát triển của tảo và chuyển oxy từ lá xuống rễ. 
xử lý nước thải bằng thực vật

Quy trình xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh

  • Bước 1: Cho nước thải chảy vào bể lắng, để các chất rắn lắng xuống dưới đáy, làm giảm bớt 1 phần các tạp chất. 
  • Bước 2: Nước thải được lắng loại bỏ bớt các tạp chất được chuyển sang bể có thực vật thủy sinh để xử lý. 

Ưu, nhược điểm của thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải

Ưu điểm

  • Hiệu quả xử lý nước thải bằng thực vật mang đến có hơi chậm nhưng ổn định.
  • Chi phí xử lý không cao.
  • Quy trình xử lý đơn giản.
  • Sinh khối tạo ra được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau
  • Có thể ứng dụng ở những vùng hạn chế năng lượng.

Nhược điểm

  • Bể chứa thực vật thủy sinh cần dùng để xử lý nước thải đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu sau: diện tích phải lớn, có đủ ánh sáng, ít gió,…
  • Nếu có quá ít thực vật thủy sinh, vi sinh vật sẽ không có nơi bám vào, chúng sẽ bị lắng xuống đáy và không mang lại được hiệu quả xử lý nước thải
  • Rễ thực vật thủy sinh có thể là nơi cho vi sinh vật có hại sinh sống và là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Có thể nói, xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh cũng phần nào mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thật sự hiệu quả nếu áp dụng vào những môi trường nước thải có nồng độ chất cần xử lý thấp, hoặc ít chất độc hại. 

Để nước thải sau xử lý đạt chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT, bạn cần tìm cho mình một công nghệ xử lý nước thải tiên tiến và một dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp. Với quy trình công nghệ MET hiện đại, đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, phương pháp xử lý ưu việt phù hợp với điều kiện tài chính và quy mô của từng dự án khác nhau, công ty TNHH Công Nghệ Xử Lý Nước TA hoàn toàn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. 

Chủ Đề