Bị covid mắt đỏ phải làm sao

Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về COVID-19 ảnh hưởng đến mắt. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp năm 2021 của Nasiri, trong 7.300 bệnh nhân COVID-19 đến 11% trường hợp có những biểu hiện ở mắt, thường gặp là viêm kết mạc, khô mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa. Trong đó, 30% bệnh nhân mắc di chứng COVID-19 kéo dài có các triệu chứng khô mắt, nặng mắt, đau mắt.

Thực tế thời gian gần đây, tại các phòng khám mắt liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau mắt hậu COVID-19. Đa số F0 có triệu chứng đỏ mắt, thường gặp nhất là viêm kết mạc. Nguyên nhân chính khiến F0 bị đau, đỏ mắt sau khi khỏi bệnh là virus nhân lên trong niêm mạc mắt.

Bệnh nhân bị viêm kết mạc hậu COVID-19 thường có biểu hiện đỏ mắt ở các phần màu trắng của mắt, không gây khó chịu hoặc mắt có thể bị đau, cảm giác ngứa hoặc cộm, chảy nhiều nước mắt và gỉ mắt kèm nhức mắt.

Ngoài ra, COVID-19 có thể ảnh hưởng lên võng mạc và hắc mạc [phần phía sau nhãn cầu] thông qua tình trạng thiếu máu, viêm mạch, tổn hại tế bào nội mô mạch máu võng mạc, dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc, nặng hơn là tắc động mạch võng mạc, gây mù không hồi phục.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra một số trường hợp bệnh nhân hậu COVID-19 có tình trạng đau mắt đỏ không đơn thuần báo hiệu bệnh về mắt nguy hiểm hơn như viêm màng bồ đào trước [một tình trạng viêm phần trước nhãn cầu] do bệnh lý đáp ứng viêm hệ thống đa cơ quan; bệnh vi mạch võng mạc liên quan đến tình trạng rối loạn đông máu sau khỏi bệnh.

F0 cần làm gì để phòng tránh bệnh về mắt do hậu COVID-19?

Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp, nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi do một số tác nhân dị ứng, có thể điều trị và phòng tránh được. Cụ thể:

F0 cần vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 0.9%. Ảnh minh họa

- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 0.9% [loại 10 ml] để vệ sinh mắt. Nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi virus và các yếu tố gây viêm khỏi bề mặt nhãn cầu, giúp sự hồi lưu nước mắt và hồi phục nhanh hơn trong các trường hợp đau đỏ mắt.

- Khi mắc COVID-19 hay đã khỏi bệnh cần hạn chế nhìn điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử trong thời gian dài, tránh bị mỏi mắt, tổn thương võng mạc.

- Người bệnh hậu COVID-19 có tình trạng đau mắt đỏ, xuất hiện đỏ, cộm, nhức nhiều ngày sau khi đã âm tính tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Tốt nhất nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị đúng cách, tránh biến chứng nặng.

Hậu COVID-19: Hội chứng mệt do rối loạn nội tiết và cách ứng phó

Xem thêm video đang được quan tâm:

10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19


F0 xuất hiện triệu chứng đỏ mắt - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Chị Nguyễn Huệ [Hà Nội] mắc COVID-19 đến ngày thứ 5 xuất hiện triệu chứng mất khứu giác, kèm theo hai mắt bị đỏ. "Tôi không sốt hay sổ mũi như triệu chứng F0 thường gặp, mà lại bị đỏ mắt. Tôi rất lo lắng không biết mắt đỏ như vậy có phải bệnh đang tiến triển nặng hay không?", chị Huệ hoang mang.

Cũng giống chị Huệ, anh T.T. [Gia Lâm, Hà Nội] cũng có triệu chứng đỏ mắt. Tuy nhiên anh T. lại xuất hiện triệu chứng này trước khi dương tính với COVID-19. "Tôi thấy hai mắt bắt đầu đỏ được vài ngày, sau đó test nhanh thì dương tính COVID-19. Đến nay sau 5 ngày dương tính mắt vẫn đỏ, tuy nhiên không thấy đau và nhìn vẫn rõ", anh T. nói.

Lý giải về triệu chứng đỏ mắt của bệnh nhân nhiễm COVID-19, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn - Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y - cho biết mắt đỏ là do các mạch máu trong mắt sưng to, giãn ra, đây là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nhãn khoa hay hệ thống.

Triệu chứng ở mắt có thể xuất hiện sớm hoặc muộn và sự lây truyền virus qua lớp phim nước mắt có thể tồn tại thậm chí sau khi người bệnh đã hồi phục khỏi COVID-19.

Bệnh nhân có triệu chứng đỏ mắt biểu hiện các phần màu trắng của mắt trở thành màu hồng hoặc đỏ, không gây khó chịu hoặc mắt có thể bị đau, cảm giác ngứa hoặc cộm, chảy nhiều nước mắt và nhiều gỉ mắt.

Theo bác sĩ Tuấn, khoảng 11% người mắc COVID-19 có các triệu chứng đỏ mắt, thường gặp nhất là viêm kết mạc, chiếm 89%. Viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp, nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi do một số tác nhân kích ứng, có thể dễ dàng điều trị và tránh được.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân có tình trạng viêm màng bồ đào trước [là một tình trạng viêm phần trước nhãn cầu], nó có thể liên quan đến bệnh lý đáp ứng viêm hệ thống đa cơ quan.

Ngoài ra, COVID-19 có thể gây ảnh hưởng lên võng mạc và hắc mạc [phần phía sau nhãn cầu] thông qua tình trạng thiếu máu, viêm mạch, tổn hại tế bào nội mô mạch máu võng mạc, có thể gây nên tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc, nặng hơn là tắc động mạch võng mạc gây mù không hồi phục.

Nếu thiếu máu tổn hại một phần võng mạc có thể gây nên triệu chứng mất một vùng nhìn, bệnh nhân không thể thấy rõ một vùng thị trường. Các triệu chứng khác có thể có ở phía sau nhãn cầu bao gồm thoái hóa võng mạc, viêm màng bồ đào sau, tổn thương đa ổ trên võng mạc.

Nguy hiểm hơn, bệnh nhân COVID-19 gặp tình trạng viêm thần kinh thị do virus xâm nhập trực tiếp vào thần kinh mắt hoặc do cơn bão cytokine. Người bệnh có thể mất thị lực, liếc mắt thì cảm thấy đau, khám thấy phản xạ ánh sáng bất thường và phù gai thị.

TS.BS Hoàng Thanh Tuấn tham gia chống dịch tại TP.HCM tháng 8-2021 - Ảnh: NVCC

Bác sĩ Tuấn cho biết thêm, COVID-19 cũng có thể gây ảnh hưởng đến các thần kinh vận nhãn gây nên triệu chứng nhìn đôi, sụp mi, giới hạn vận nhãn… Ngoài ra, nhược cơ mắt cũng hay gặp ở những bệnh nhân gặp triệu chứng hậu COVID-19.

"Bởi vậy, nếu bệnh nhân COVID-19 bị đỏ mắt kèm các dấu hiệu bất thường cần phải có sự đánh giá của bác sĩ chuyên khoa mắt’, bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, để phòng tránh di chứng đỏ mắt hậu COVID-19, ngay từ khi mắc bệnh nên chuẩn bị sẵn nước muối sinh lý NaCl 0.9% [loại 10ml] để nhỏ mắt. Nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi virus và các yếu tố gây viêm khỏi bề mặt nhãn cầu, giúp sự hồi lưu nước mắt và hồi phục nhanh hơn trong các trường hợp đau đỏ mắt.

"F0 tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc khác để điều trị đỏ mắt, mà phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý tra thuốc, xông hơi. Thời điểm và liều lượng sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc tra mắt kháng sinh, kháng viêm rất quan trọng.

Nếu người bệnh sử dụng không đúng có thể khiến bệnh nặng lên hoặc kéo dài hơn, hoặc có các tác dụng phụ khác không mong muốn [khô mắt, tăng nhãn áp, mù mắt]. Bệnh nhân cần khám bác sĩ chuyên khoa sớm nếu mắt cảm thấy mờ đi hoặc đau nhức mắt", bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Ngoài ra, người bệnh cần bồi bổ thể trạng, uống đủ nước, uống thêm các loại vitamin [A, C, E], giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bác sĩ. Khi tình trạng COVID-19 đỡ hơn, triệu chứng ở mắt cũng sẽ đỡ một phần.

Cảnh giác với các triệu chứng đau tức ngực, khó thở sau mắc COVID-19

DƯƠNG LIỄU

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Ho, đau họng, sổ mũi hay sốt là các triệu chứng phổ biến của người nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, có một số trường hợp F0 bị đỏ mắt. Vậy F0 bị đau, mờ hay đỏ ở mắt liệu có nguy hiểm không và phải làm thế nào?

F0 bị đỏ mắt có nguy hiểm không?

Các bác sĩ cho biết mắt bị đỏ là do mạch máu tại cơ quan này sưng to và giãn ra, đây là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nhãn khoa hay hệ thống. Tình trạng này có thể là lành tính hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm như giảm thị lực, đau nhức hay cộm và chói mắt...

Theo số liệu thống kê cho thấy, khoảng 11% người mắc Covid-19 có triệu chứng đỏ mắt, thường gặp nhất là do viêm kết mạc, chiếm tới 89%. Viêm kết mạc là một tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp, nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi có thể do một số tác nhân kích ứng, có thể dễ dàng điều trị và tránh được.

Người bị đỏ mắt là có biểu hiện phần lòng trắng của mắt trở thành màu hồng hay đỏ, có thể không gây khó chịu hoặc mắt bị đau, cảm giác ngứa, cộm, nhiều rỉ và nước mắt.

Khi mắc Covid-19, sự lây truyền của virus qua lớp phim nước mắt có thể tồn tại, thậm chí sau khi đã khỏi bệnh, dẫn đến di chứng đỏ mắt hậu Covid. Các nghiên cứu thế giới đã báo cáo điều này ngay từ khi xuất hiện dịch.

Trong một số trường hợp, dấu hiệu đỏ mắt không phải là viêm kết mạc mà là một số tình trạng nguy hiểm hơn như:

  • Viêm màng bồ đào trước: Một tình trạng viêm phần trước nhãn cầu;
  • Liên quan đến bệnh lý đáp ứng viêm hệ thống đa cơ quan.

Ngoài ra, Covid-19 có thể ảnh hưởng tới võng mạc và hắc mạc [phần phía sau của nhãn cầu] gây ra bởi các tình trạng thiếu máu, viêm mạch, tổn thương tế bào nội mô mạch máu võng mạc, dẫn tới tình trạng tắc tĩnh mạch hoặc động mạch võng mạc, mù không hồi phục.

Bệnh nhân Covid-19 có thể có tình trạng viêm thần kinh thị giác do virus xâm nhập trực tiếp vào thần kinh mắt hoặc cơn bão cytokine gây ra, biểu hiện mất thị lực, đau mắt khi liếc, khám thấy phản xạ ánh sáng bất thường và phù gai thị.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng thiếu máu gây tổn hại một phần võng mạc có thể dẫn đến triệu chứng mất một vùng nhìn [người bệnh không thể thấy rõ một vùng thị trường]. Các triệu chứng khác có thể nằm phía sau nhãn cầu, bao gồm:

  • Thoái hóa võng mạc;
  • Viêm màng bồ đào sau;
  • Tổn thương đa ổ trên võng mạc.

Chính vì vậy nếu F0 bị đỏ mắt kèm các dấu hiệu bất thường thì cần phải có sự đánh giá của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng đỏ mắt thường do viêm kết mạc

Để phòng tránh di chứng đỏ mắt hậu Covid-19, ngay từ khi mắc bệnh bạn nên chuẩn bị sẵn nước muối sinh lý Nacl 0.9% [loại 10ml] để nhỏ mắt. Nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi virus và các yếu tố gây viêm khỏi bề mặt nhãn cầu, giúp cho sự hồi lưu nước mắt và hồi phục nhanh hơn trong các trường hợp F0 bị mờ mắt và đau mắt.

Các loại thuốc khác dùng để điều trị F0 bị đau mắt, đỏ mắt cần tham vấn bác sĩ, không nên tự ý nhỏ hay tra thuốc và xông hơi. Thời điểm và liều lượng sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, kháng sinh, kháng viêm rất quan trọng, vì nếu bạn sử dụng không đúng có thể khiến cho bệnh nặng lên hoặc kéo dài hơn, gây ra các tác dụng phụ khác không mong muốn như khô mắt, tăng nhãn áp hay thậm chí là mù vĩnh viễn.

Bên cạnh đó việc bồi bổ, uống đủ nước, bổ sung thêm các loại vitamin [A, C, E] và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan cùng với điều trị Covid-19 theo hướng dẫn của bác sĩ là điều hết sức quan trọng. Khi biểu hiện nhiễm Covid-19 đỡ hơn thì các triệu chứng ở mắt cũng sẽ thuyên giảm một phần. F0 cần khám bác sĩ chuyên khoa sớm nếu như thấy mờ hoặc đau nhức mắt.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề