Hạnh phích nghĩa là gì

xem thêm, còn nhiều lắm

Lý do báo cáo Đồi trụy Phản động Liên quan đến chính trị Liên quan đến tôn giáo Phản cảm Vi phạm bản quyền Lý do khác

Hoặc nhập lý do khác

Bỏ qua

1

Nhà em có 2 ông hàng xóm, ông bên trái và ông bên phải. Hai ông này đều ngoài 50 tuổi rồi. Ông bên trái ở khu này 30 năm rồi, nhà cửa xây cách đây 30 năm không có gì thay đổi, nhà ống 70m2, 2 tầng. Nhà công chức bình thường, đi xe máy, không có oto. Ông bên phải mới chuyển đến được 2 năm , mua 2 nhà ống liền kề rồi đập đi, xây cái nhà hơn 200m2 6 tầng hoành tráng nhất khu. Cũng nhà công chức nhưng rất giàu, chạy Merdedes E300. Thỉnh thoảng em với 2 ông này hay ngồi uống bia đầu ngõ. Ông nhà nghèo hay nói giọng ngưỡng mộ ông nhà giàu, bảo sao bác làm gì mà khá thế , em với bác cũng công việc nhà nước mà bác làm ăn kinh tế giỏi thật. Ông nhà giàu mới cười bảo rằng: Cách đây 20 năm xuất phát điểm em còn kém hơn bác nhiều, nhà em còn là nhà tập thể 30m2 chứ không hoành tráng như nhà bác đâu, mà em phải đổi 10 cái nhà rồi thì mới được cái nhà như bây giờ đấy. Hơn nữa em làm công chức nhưng tận dụng được tính chất nghề nghiệp và mối quan hệ của mình mà hợp tác với thằng em ruột để nó đứng tên công ty , làm ăn cũng khá. Lăn lộn 20 năm em mới được như bây giờ đấy. Nghe 2 ông này tâm sự thì em thấy thế này: Ông nhà nghèo thì cả đời vẫn ở 1 cái nhà, không dám thay đổi chỗ ở, vì ở đây quen rồi, thậm chí có những lúc giá nhà tăng gấp 2, gấp 3 lần ông ấy cũng không dám bán để đi nơi khác. Trong công việc cũng vậy, làm 1 vị trí 1 cơ quan từ lúc trẻ, không dám thay đổi môi trường, mặc dù lương cũng hơn chục triệu, cũng trưởng phòng đấy nhưng màu mè ít. Hàng xóm xung quanh mấy chục năm không có gì thay đổi. Tóm lại thì ông ấy an phận thủ thường, coi cuộc sống mình như vậy là đủ, cũng không cần vất vả phấn đấu làm gì, so với người xung quanh thì ông ấy cũng chả kém là mấy. Ông nhà giàu thì ngược lại. Cách đây 20 năm ở nhà tập thể 30m2 ở Cửa Đông. Sau đó ông ấy bán mua cái nhà ở Hà Đông, được giá lại bán tiếp... Cứ như vậy bán hơn chục cái nhà thì từ số vốn ban đầu là 300tr giờ ông ấy có cái nhà giá trị hơn 20 tỷ. Trong quá trình ấy ông ấy kể là khổ vô cùng, ăn ở khổ sở [ vì được giá bán luôn chưa kịp mua nhà mới, phải đi thuê nhà tạm], vay vượn tiền người thân bạn bè, ngân hàng...để mua nhà. Ở nhà mới mua thì bụi bặm vì chưa xung quanh chưa hoàn thiện , đường xá còn chưa có. Nhưng sau khi hoàn thiện rồi thì nhà ông ấy tăng giá vùn vụt. Đến lúc cả khu đẹp đẽ , ở sướng rồi ông ấy lại bán, chọn khu khác mua tiếp...Cứ như vậy rất nhiều lần. Sổ đỏ chưa bao giờ nằm ở két nhà, luôn cắm ngân hàng kể cả tại thời điểm này. Về công việc thì tính cả điều chuyển công tác và chuyển việc là 5 lần, có đận vất vả nhất là ông ấy nhận đi công tác 2 năm ở tít Quảng Nam làm trưởng phòng ở đấy [ sau được điều về làm phó giám đốc] . Tức là chịu mọi thử thách và dám thay đổi, dám chấp nhận rủi ro để có cơ hội tốt hơn trong cuộc sống. Và quan trọng nhất ông ấy bảo là bạn bè ông ấy toàn những người thành đạt cả, cũng vươn lên từ lúc nghèo khó như ông ấy. Ông ấy bảo là mình cố gắng chỉ là 1 phần thôi, nhưng nhìn mọi người xung quanh như vậy mình mới có cái mốc để so sánh xem bản thân mình đang ở mức nào, và có cái đích để phấn đấu tiếp. Chứ nếu cứ nghĩ là cuộc sống có cái nhà để ở, có thu nhập đủ nuôi sống gia đình là được rồi, không cần phấn đấu nhiều nữa, thì cuộc sống của ông ấy sẽ không bao giờ có được thành quả như ngày hôm nay. Em ngẫm ra thấy rất đúng, đặc biệt là môi trường xung quanh rất quan trọng. Trong cuộc sống mình không biết đâu là đủ, và phấn đấu đến mức nào thì là giới hạn tối đa của bản thân mình, nhưng nếu mình có một hệ quy chiếu để soi vào đấy, thì tự khắc mình sẽ biết cần phải làm gì mà bản thân mình đang ở mức nào, có thể phát triển đến mức nào nữa...v..v..v.. Nói rộng ra ở tầm quốc gia. Nếu VN mình chỉ loanh quanh luẩn quẩn gần Lào, Cam, Myanmar...thì chúng ta thấy đủ, chả cần cố gắng làm gì. Nhưng nếu chơi thân với Sing, Malai, Đài Loan...thì chúng ta mới thấy bản thân còn cách xa họ nhiều quá.

Giống như ông nhà nghèo luôn nhìn ông nhà giàu với ánh mắt ngưỡng mộ, nhưng bản thân lại không muốn tự phấn đấu, tự vươn lên vậy.

[My first content]

Theo qa Vũ Trung Nguyên "hạnh phúc là sự cân bằng". Hạnh phúc của Quân vương khác hạnh phúc của người nông dân bởi mỗi người định nghĩa sự cân bằng khác nhau.

Nghe có vẻ hợp lý. Bởi trước h cái gì nhiều quá là cũng k tốt nên khi mọi thứ cân bằng là hoàn hảo.

Xong rồi ông tây nào lại có câu Cuộc sống giống như đi xe đạp. Muốn giữ thăng bằng thì phải tiến lên. Ý là muốn cân bằng cuộc sống thì phải cố gắng phát triển.

Hai nhà triết lý k tùy chẳng có gì liên quan nhưng nhìn nhận 1 vấn đề khá khớp với nhau.

Tôi đôi lúc có cảm giác bản thân thấy quá trống trải do chơi nhiều sau đó học hành gì đó vào đầu sẽ thấy cân bằng trở lại. Nên tôi nghĩ nhiều khi mình ước có tiền ăn chơi nhưng chơi nhiều cũng trống trải, đôi khi đi làm giúp con người cân bằng cuộc sống mới tốt.

Kết: hạnh phúc là phát triển bản thân giúp nó đạt cân bằng .

Video liên quan

Chủ Đề