Bị sốt có nên uống nước chanh

Khoa phòng
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Tài chính kế toán
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Vật tư thiết bị
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Chỉ đạo tuyến
  • Phòng Công nghệ thông tin
  • Phòng Quản lý chất lượng
  • Phòng Công tác xã hội
  • Khoa Dược
  • Khoa Hồi sức tích cực chống độc
  • Khoa Y học cổ truyền
  • Khoa Nhi
  • Khoa Nội tổng hợp
  • Khoa Nội tim mạch
  • Khoa Truyền nhiễm
  • Khoa Thận tiết niệu
  • Khoa Ung bướu
  • Khoa Phục hồi chức năng
  • Khoa Sơ sinh
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Khám bệnh theo yêu cầu
  • Khoa Nội Tim mạch
  • Phòng khám Sức khỏe cán bộ
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Thần kinh
  • Khoa Ngoại tổng hợp
  • Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu
  • Khoa Chấn thương chỉnh hình
  • Khoa Sản
  • Khoa Phụ
  • Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức
  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Mắt
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Răng hàm mặt
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
  • Khoa Huyết học
  • Khoa Hoá Sinh
  • Khoa Vi sinh
  • Khoa Giải phẫu bệnh
  • Khoa Dinh dưỡng

Một số lưu ý khi bù dịch cho bệnh nhân Sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết [SXH] có nguy cơ thiếu dịch do hiện tượng tăng tính thấm thành mạch làm thoát dịch ra gian bào đồng thời bệnh nhân sốt cao liên tục khiến cơ thể mệt mỏi không ăn uống bù dịch được. Khi mắc sốt xuất huyết cần bù đủ lượng dịch cơ thể cần tuy nhiên bù dịch gì, bù như thế nào cho đúng, cho an toàn là vấn đề nhiều người quan tâm. Sau đây là một số lưu ý khi bù dịch cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết:

1. Truyền dịch sớmcho bệnh nhân SXH trong những ngày đầu là không cần thiết nếu bệnh nhân còn ăn uống được thì nên bù dịch bằng đường ăn uống tự nhiên.
2. Không phải hễ chẩn đoán SXH là phải truyền dịch, truyền dịch phải đúng chỉ định của bác sỹ: Khi bệnh nhân ăn uống quá kém; nôn nhiều gây mất dịch và điện giải; tụt huyết áp; có biểu hiện cô đặc máu [tăng Hematocrit]...
3. Lượng dịch truyền không phải như nhau cho tất cả người bệnh, bệnh nhân thiếu bao nhiêu thì cần bù lại bấy nhiêu. Nếu bệnh nhân có sốc, tụt huyết áp cần bù lượng dịch là 15ml/kg/1h, sau đó giảm dần theo phác đồ của Bộ y tế. Nếu bệnh nhân không có sốc chỉ cần truyền 1-2 l dịch mỗi ngày, ngoài ra cần phải kiểm soát các bệnh lý khác của người bệnh như bệnh lý tim mạch, huyết áp, hô hấp,...khi truyền dịch.
4. Từ ngày thứ 6 của bệnh [giai đoạn tái hấp thu và hồi phục] nếu truyền nhiều dịch sẽ gây nhiều biến chứng như suy tim, phù phổi cấplàm ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
5. Có 2 nhóm dịch truyền: Nhóm bù nước và điện giải: Natriclorua 0,9%, Ringerlactat. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng: Glucose 5%, 10%; Vitamin [Vitaplex]; chất đạm [Alvesil, morihepamin,]. Truyền nhóm dịch nào phải có chỉ định của bác sỹ, không nên tự ý truyền tại nhà.
6. Bệnh nhân SXH trong giai đoạn đầu có thể bù dịch tại nhà bằng đường uống với các loại như sau:
- Oresol [ORS]: Pha 1 gói ORS với 1 lít nước không nên pha với sữa, nước khoáng, nước trái cây,tuyệt đối không pha ORS với đường. Không nên chia nhỏ gói ORS để pha nhiều lần cũng như pha quá đậm đặc sẽ làm giảm hiệu quả của ORS đồng thời làm tăng nguy cơ ngộ độc ORS.
- Nước hoa quả: Các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh, nước dừa rất tốt cho bệnh nhân SXH. Nước cam, nước chanh chứa vitamin C làm tăng cường miễn dịch, tăng tính vững bền thành mạch, giảm nguy cơ xuất huyết. Nước dừa chứa nhiều chất khoáng và điện giải bổ sung cho người bệnh SXH.
- Nước lọc: Khi bệnh nhân sốt làm tăng nhu cầu sử dụng nước hàng ngày nên việc bổ sung nước lọc uống rất quan trọng. Virus và vi khuẩn phát triển mạnh hơn ở những tế bào thiếu nước do đó khi mắc bệnh SXH nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước hàng ngày.
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề