Biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình

Quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng được mô tả cụ thể trong luật xây dựng 2014 và trong thông tư số 02/2018/TT-BXD. Các quy định này bao gồm nghĩa vụ liên quan tới việc bảo vệ môi trường của cả chủ đầu tư và chủ dự án công trình xây dựng, của các cơ quan nhà nước trong quá trình quy hoạch xây dựng.

1. Định nghĩa chung

Căn cứ theo quy định Luật xây dựng 2014 thì:

Quy hoạch xây dựng:

  • Là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
  • Tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Thiết kế xây dựng bao gồm:

  • Thiết kế sơ bộ;
  • Thiết kế cơ sở;
  • Thiết kế kỹ thuật;
  • Thiết kế bản vẽ thi công

Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước

Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng

2. Quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

Các quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng được quy căn cứ theo Điều 73 Luật bảo vệ 2014 như sau:

  • Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
  • Trong thiết kế xây dựng và dự toán của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải tác động xấu đến môi trường phải có hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
  • Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;

Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Ngoài ra, chủ các dự án trong thi công xây dựng công trình cũng có trách nhiệm bảo vệ môi trường bao gồm:

  • Lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận
  • Bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng.
  • Trên cơ sở các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận, chủ dự án có trách nhiệm bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
  • Tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
  • Đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
  • Phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh.

Các nhà quản lý xây dựng có nhiều trách nhiệm quan trọng, trong đó bao gồm đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng thời hạn, cũng như đảm bảo rằng các nhân viên của họ có một nơi làm việc an toàn.

Mối quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

Có một mối quan tâm đã trở nên phổ biến hơn nhiều trong những năm gần đây đó là hạn chế tác động đến môi trường trong khi thi công các công trình xây dựng. Khi nhận thức về tác động của ngành xây dựng trong việc gây tổn hại đến hệ sinh thái ngày càng phổ biến, các nhà thầu bắt đầu hiểu và quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm của mình trong việc tạo ra ảnh hưởng đến môi trường ít nhất có thể.

Do sử dụng các máy móc, thiết bị có tác động mạnh mẽ đến môi trường và tính chất công việc, đôi khi các đội xây dựng có khả năng gây ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái xung quanh công trường. Đời sống thực vật mong manh có thể bị giẫm đạp và héo úa. Bên cạnh đó, môi trường sống của động vật hoang dã có thể bị phá hủy.

Nguồn nước có thể bị ô nhiễm do các mảnh vụn bám trên lốp xe và mặt đường. Hoạt động cải tạo môi trường trong các công trình xây dựng có thể gây ra những thiệt hại tiềm tàng không thể khắc phục được đối với môi trường thiên nhiên. Đây là lý do tại sao cần phải có một kế hoạch bảo vệ môi trường trong tất cả các giai đoạn của hoạt động xây dựng.

Các chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường đang là một chủ đề nóng và là tâm điểm chú ý của các doanh nghiệp trong hầu hết các ngành, bao gồm cả ngành xây dựng. Những giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng thường không chỉ tốt hơn cho môi trường mà còn tốt hơn cho lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy việc thực hiện những giải pháp này luôn nằm trong danh sách những vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong mỗi dự án xây dựng.

Doanh nghiệp xây dựng cần quan tâm đến giải pháp bảo vệ môi trường

Vậy làm thế nào để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng?

1.2.1. Giảm thiểu chất thải ra môi trường và tái chế công nghiệp

Quá trình xây dựng tạo ra một lượng lớn vật liệu phế thải. Đây là điều bắt buộc và không có cách nào để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên bạn có thể  tìm cách giảm thiểu lượng chất thải mà các công trình xây dựng tạo ra.

Tăng cường hiệu quả hoạt động xây dựng, tối ưu hóa việc sử dụng vật tư và vật liệu cũng như lựa chọn các sản phẩm và phương pháp giảm thiểu chất thải là những giải pháp tuyệt vời giúp giảm lượng  vật liệu phế thải trong tất cả các dự án xây dựng.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp và sáng kiến tái chế dành riêng cho ngành xây dựng cũng rất đáng được cân nhắc. Bạn có thể cân nhắc đến việc tái chế tại chỗ các mảnh vụn xây dựng và vật liệu trong quá trình phá dỡ. Điều này không những giúp bảo vệ môi trường mà còn giảm thiểu chi phí xây dựng.

1.2.2. Sử dụng năng lượng hiệu quả

Nguyên tắc của giải pháp này đó là sử dụng các công cụ, sản phẩm và vật liệu thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Người quản lý dự án xây dựng cần tìm cách sử dụng năng lượng trong các hoạt động một cách hiệu quả hơn nữa.

Sử dụng năng lượng hiệu quả

Bên cạnh đó, tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm và vật liệu được thiết kế đặc biệt, thân thiện hơn với môi trường cũng là một giải pháp hiệu quả. Hãy xem xét và đưa vào sử dụng các sản phẩm có ít tác động đến môi trường trong các công đoạn cụ thể xuyên suốt hoạt động xây dựng.

1.2.3. Bảo vệ tài nguyên sinh thái

Điều quan trọng trong bộ giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng đó là phải bảo vệ nước, đời sống thực vật và các loài động vật trong khu vực có công trình xây dựng được thi công. Mục tiêu cuối cùng của bạn là hoàn thành dự án xây dựng với chất lượng cao nhất, tiến độ hiệu quả nhất và ít tác động đến môi trường nhất.

Xem thêm: Quản lý công trình xây dựng bằng Excel

2. Giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

2.1. Lập kế hoạch ngay từ đầu

Trước khi dự án xây dựng bắt đầu thi công, việc lập kế hoạch và dự trù các trước các vấn đề là rất cần thiết.

Kế hoạch bảo vệ môi trường cần được hoàn thành ngay từ đầu

Chẳng hạn như việc sử dụng các tấm nhôm chắn tạm thời đảm bảo rằng vật liệu nặng và phế thải xây dựng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Hệ thống thoát nước thải và tái sử dụng nước cần được thiết kế trong giai đoạn đầu xây dựng để ngăn ngừa lãng phí và bảo vệ nguồn nước xung quanh khỏi bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, người quản lý dự án xây dựng cũng cần lập các kế hoạch giải quyết xói mòn, kiểm soát phù sa và ngăn nước mưa chảy tràn ra các sông và hồ lân cận.

2.2. Chú ý tác động đến môi trường trong quá trình thi công

Khi công việc xây dựng đang được tiến hành, đội ngũ thi công cần phải lưu ý đến ảnh hưởng của các hoạt động đến các khu vực xung quanh. Ngoài ra, hãy nhớ tắt máy móc trong thời gian nghỉ giải lao giúp tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải độc hại xả vào không khí. Điều quan trọng nữa là phải thiết lập các quy trình thích hợp để chứa, loại bỏ và xử lý chất thải trên công trường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vật liệu xây dựng nguy hiểm.

Cần chú ý đến tác động đến môi trường trong quá trình thi công

Các nhà quản lý cũng có thể cân nhắc đến phương án mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp địa phương. Điều này giúp giảm tiêu hao nhiên liệu hơn trong quá trình vận chuyển, đồng thời cũng làm giảm ô nhiễm không khí.

2.3. Quy trình dọn dẹp sau thi công

Khi tất cả công việc được hoàn thành, cần tập trung dọn dẹp và trả lại nguyên trạng cho môi trường xung quanh dự án xây dựng. Ngoài việc dọn dẹp các mảnh vỡ và nguyên vật liệu dư thừa, bạn cũng cần quan tâm đến các phế liệu và chất thải sinh hoạt. Một kế hoạch xử lý chất thải ngay từ đầu dự án sẽ giúp đảm bảo rằng không có chất thải nào gây ảnh hưởng đến môi trường còn sót lại.

Việc có sẵn một kế hoạch có thể giúp bạn định hướng mọi việc đi theo đúng hướng ngay từ đầu và công tác dọn dẹp sau thi công sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Cần áp dụng quy trình dọn dẹp sau thi công

Như vậy là qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đã có một góc nhìn cụ thể và toàn cảnh hơn về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng. Mối quan tâm đến ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến môi trường đang ngày càng lớn và các nhà quản lý dự án xây dựng càng phải chú tâm đến điều này hơn bất cứ ai.

Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý công trình xây dựng mới nhất: //phanmemquanlycongtrinh.timviec365.vn/

Bảo hành công trình xây dựng

Khái niệm bảo hành công trình xây dựng là gì? Yêu cầu và thời hạn bảo hành công trình xây dựng thế nào? Tìm hiểu những điều bạn cần biết về bảo hành công trình xây dựng mới nhất qua bài viết sau đây.

Bảo hành công trình xây dựng

Video liên quan

Chủ Đề