Bờ biển lục địa việt nam dài bao nhiêu km

Câu hỏi về Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? một phần kiến thức trong Địa lí 12 về Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ các em học sinh cần chú ý khi ôn tập và luyện thi.

Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?

Trả lời:

Dựa vào kiến thức Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, các em học sinh có câu trả lời sau

Đường bờ biển Việt Nam dài 3260 km, kéo dài từ Móng Cái [Quảng Ninh] tới Hà Tiên [Kiên Giang].

Thông tin bổ sung:

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. [theo //chinhphu.vn/]

Cũng có mô típ tương tự, các em học sinh có thể tham khảo các câu hỏi trắc nghiệm địa lí lớp 12 sau đây để mở rộng phạm vi kiến thức bài học và luyện kĩ năng giải đề thi Địa lí 12 thật tốt.

Câu hỏi liên quan

Quần đảo xa nhất về phía đông nước ta?

Trả lời

Quần đảo xa nhất về phía đông nước ta là quần đảo Trường Sa [thuộc tỉnh Khánh Hòa].

Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển?

A. Vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ

B. Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ

C. Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ

D. Vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Đáp án: C

Tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam là tỉnh nào?

Trả lời

A. Phú Yên

B. Khánh Hòa

C. Đà Nẵng

D. Bà Rịa - Vũng Tàu

Đáp án B

Giải thích

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Bờ biển Khánh Hòa dài nhất Việt Nam với chiều dài 385 km, bờ biển Khánh Hoà có nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn.

***

Trên đây là nội dung câu trả lời cho câu hỏi: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? được Đọc tài liệu sưu tầm, chia sẻ giúp các bạn học sinh tìm đáp án nhanh nhất, chính xác nhất cũng với phần giải thích thuyết phục nhất. Ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo nhiều hơn về Kiến thức Địa lí 12 với các câu hỏi liên quan phía dưới. Chúc các bạn luôn nắm chắc kiến thức để đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra và bài thi.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Chiều dài đường bờ biển Việt Nam là bao nhiêu km?"cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lý 8 do Toplời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Chiều dài đường bờ biển Việt Nam là bao nhiêu km?

A. 3260 km.

B. 2360 km.

C. 3206 km.

D. 2036 km.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. 3260 km.

Chiều dài đường bờ biển Việt Nam là 3260 km.

Giải thích: Trong số liệu được Nhà nước công bố chính thức thì bờ biển Việt Nam có chiều dài khoảng 3.260kmtrải dài từ Bắc xuống Nam,từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam[chưa kể bờ biển của các hải đảo], đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới.

Kiến thức tham khảo về Lãnh thổ Việt Nam

1. Khái quát địa lý Việt Nam

Địa lý Việt Namlà các đặc điểm địa lý của nước Việt Nam, một quốc gia nằm ở rìa phía đôngbán đảo Đông Dương, trung tâm khu vựcĐông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.212km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639km, giáp vớivịnh Thái Lanở phía tây nam,vịnh Bắc Bộvàbiển Đôngở phía đông,Trung Quốcở phía bắc,LàovàCampuchiaở phía tây. Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữS, khoảng cách từ bắc tới nam [theo đường chim bay] là 1.650kmvà vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ởĐồng Hới[Quảng Bình] với chưa đầy 50km. Đường bờ biển dài 3.260km không kể cácđảo. Ngoài vùngnội thủy, Việt Nam tuyên bố 12hải lýlãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lývùng đặc quyền kinh tếvà cuối cùng làthềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000km² biển Đông.

2. Vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam

a. Vùng đất

- Đất liền: diện tích 331.212 km2

+ Điểm cực Bắc : vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

+ Điểm cực Nam : vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây : kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông : kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

b. Vùng biển

- Phần biển: Diện tích trên 1 triệu km2

- Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta

d. Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.

- Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á

- Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.

- Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

=> Ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam

- Về mặt tự nhiên:

+Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

+ Vị trí và hình thể đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...

- Về mặt kinh tế - xã hội:

+ Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước trong và ngoài khu vực.

+ Thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng nhất để phát triển công nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi.

+ Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.

3. Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam

- Theo chiều Bắc - Nam, nước ta kéo dài 1.650 km [15°vĩ tuyến].

- Theo chiều Đông - Tây nơi hẹp nhất là 50 km.

- Đường bờ biển dài 3.260 km có hình chữ S.

- Biên giới đất liền trên 4.550 km.

- Phần biển đảo thuộc Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông - Nam, trên biển có nhiều đảo và quần đảo, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, có nhiều vũng vịnh đẹp.

- Vị trí thuận lợi, lãnh thố mở rộng là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển toàn diện và hội nhập vào nền kinh tế – xã hội của khu vực và thế giới.

4. Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam

Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam.

Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp và luật. Điều 44, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [sửa đổi] quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 10, Luật biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí”.

Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải:

- Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [sửa đổi] nêu rõ: “Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”. Đồng thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trước hết thực hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự ; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”.

Video liên quan

Chủ Đề